Hà Nội
23°C / 22-25°C

Xót xa những gương mặt trẻ tại phòng khám sản khoa

Thứ tư, 08:59 03/09/2014 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Việt Nam đang trong giai đoạn cơ cấu dân số “vàng”, với gần 40% dân số trong độ tuổi vị thành niên, thanh niên (10-30 tuổi). Nguồn nhân lực quan trọng này đang sống trong môi trường nhiều cơ hội phát triển, nhưng cũng không ít nguy cơ, thách thức trong đó có nguy cơ về sức khỏe sinh sản (SKSS), sức khỏe tình dục nếu giới trẻ không trang bị cho mình những kỹ năng sống cần thiết.

Vấn đề này đã được các đại biểu chia sẻ tại Hội nghị về việc thực hiện chính sách pháp luật về chăm sóc SKSS, sức khỏe tình dục vị thành niên, thanh niên (VTN/TN) diễn ra tuần qua. Hội nghị do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội phối hợp với Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam tổ chức.
 
Xót xa những gương mặt trẻ tại phòng khám sản khoa 1

Các ấn phẩm truyền thông kiến thức chăm sóc SKSS/tình dục an toàn đến với giới trẻ Hà Nội . Ảnh: Võ Thu

 
Con gái 13 tuổi, mang thai 30 tuần mới được phát hiện

Cuối năm 2013, BS Nguyễn Thị Hồng Minh – Giám đốc Trung tâm Tư vấn SKSS/KHHGĐ (Bệnh viện Phụ sản Trung ương) tiếp nhận một trường hợp tuổi VTN xin phá thai. Bệnh nhân mới 13 tuổi, được bố mẹ đưa đến bệnh viện khi thai đã được 30 tuần. Trao đổi cùng bác sĩ, mẹ cháu cho hay: Bản thân bố mẹ cháu cũng chỉ mới phát hiện con mang bầu cách đây 1 tuần và tác giả của sự kiện tày đình này là... ông hàng xóm. Vì lý do danh dự gia đình, cùng lý do thể chất con gái và tương lai phía trước, gia đình không thể cho cháu để thai lại được…

Vậy nhưng, khi chia sẻ lý do vì sao để con ra nông nỗi này, bà mẹ chỉ biết thổn thức sau làn nước mắt ngắn dài, rằng vì công việc bận rộn không có thời gian sát sao con cái, lại nghĩ con còn quá bé không thể biết chuyện “người lớn”. Hơn nữa, sau lớp áo rộng thùng thình, con gái chị đã khéo giấu đi bụng bầu đang lớn dần, nên chị không thể nào phát hiện ra (?!).

PGS.TS Lê Hoài Chương, Phó Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương cho hay: “Sáu tháng đầu năm 2014, trong tổng số 4.927 ca phá thai tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương, có không ít trường hợp là trẻ VTN, có em chỉ mới 12-13 tuổi. Tỷ lệ VTN phá thai tại bệnh viện thấp, có thể do các em ngại đến bệnh viện, muốn tìm kiếm dịch vụ phá thai tại các phòng khám tư nhân”.

BS Nguyễn Hồng Minh xót xa: Ở Trung tâm, những trường hợp đó không hiếm. Tỷ lệ phá thai hàng năm của trẻ VTN (dưới 18 tuổi) tại bệnh viện khoảng 1-2%. Nhưng nếu tính đến 19 tuổi, con số này lên tới 5%. “Trong số các ca tới phá thai tại Trung tâm, 14-15 tuổi là nhóm tuổi nhiều nhất. Đây là độ tuổi muốn “phá cũi sổ lồng”, không còn thơ dại như 12-13 tuổi, nhưng cũng chưa “chín” như khi 17-18”, BS Nguyễn Hồng Minh chia sẻ. Một con số giật mình hơn, cũng tại bệnh viện này, tỷ lệ thanh niên trẻ (dưới 24 tuổi) đến phá thai chiếm đến 20%.

Tại Bệnh viện Từ Dũ (TPHCM), TS.BS Hoàng Thị Diễm Tuyết, Phó Giám đốc nêu con số phá thai ở lứa tuổi VTN lên tới 6,05% trong nhiều năm trở lại đây, cao hơn nhiều so với các nước trên thế giới. Trên phạm vi toàn quốc, tỷ lệ VTN có thai (trong tổng số người mang thai) và phá thai liên tục tăng.

“Không thiếu những nữ sinh viên các trường danh tiếng ở Hà Nội đã trở thành “gương mặt thân quen” tại Trung tâm chúng tôi. Có em còn giữ kỷ lục phá thai đều đặn 4 lần/4 năm đại học. Lần nào em cũng hứa là “nốt lần cuối rồi sẽ cẩn thận hơn”, nhưng đến hẹn lại lên, em lại có mặt tại Trung tâm để phá thai. Đáng buồn là em chưa hề nghe đến các kiến thức về SKSS, sức khỏe tình dục”, BS Nguyễn Hồng Minh xót xa.
 
Câu hỏi ngây ngô của em bé 13 tuổi   bị hiếp dâm

Trong dự thảo Báo cáo kết quả khảo sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội về thực hiện chính sách, pháp luật về chăm sóc SKSS, sức khỏe tình dục VTN/TN tại 52 tỉnh, thành, nhiều con số, nhận định khiến các đại biểu lo ngại.

Nhận thức của VTN/TN về giới tính, tình dục an toàn và thực hiện phòng tránh thai rất thấp. Chỉ có khoảng 20,7% đối tượng này sử dụng biện pháp tránh thai trong lần quan hệ tình dục đầu tiên. Trong khi đó, tình trạng trẻ em bị xâm hại tình dục vẫn có xu hướng gia tăng và chưa được ngăn chặn. Theo thống kê, từ năm 2006 – 2011, cả nước có khoảng 5.600 vụ xâm hại tình dục trẻ em bị phát hiện (tức mỗi năm xảy ra trên 1.100 vụ), trong đó, số vụ hiếp dâm trẻ em chiếm gần 66%.

Các đại biểu tại Hội nghị thống nhất với nhận định Việt Nam đã có một hệ thống các văn bản, chính sách pháp luật về công tác chăm sóc SKSS, sức khỏe tình dục VTN/TN. Việc thực hiện các chính sách này đã giúp nâng cao hiểu biết, kiến thức của nhóm đối tượng này về các nội dung kỹ thuật như biện pháp tránh thai, phòng chống HIV/AIDS.

Tuy nhiên, những thách thức đặt ra lại liên quan nhiều đến vấn đề quan điểm, định hướng, kỹ năng sống của giới trẻ. Các đại biểu cho rằng đây là “khoảng trống lớn” gây ra sự hiểu biết về SKSS, sức khỏe tình dục ở người chưa thành niên, thanh niên còn nhiều hạn chế. Bà Trần Thị Ngọc Bích, Viện Chiến lược và Chính sách Y tế (Bộ Y tế) nêu ví dụ rất nhỏ: Chỉ khoảng 13% đối tượng khảo sát trả lời đúng về thời điểm dễ có thai nhất trong chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ. Minh họa thêm cho điều này, bà Ngọc Bích dẫn ra một vụ án xảy ra tại TPHCM mới đây làm xôn xao dư luận: Một bé gái 13 tuổi được bố mẹ đưa đến công an trình báo việc bị 3 nam thanh niên cùng hiếp dâm. Tuy nhiên, cô bé lại ngây thơ hỏi: “Sao lại bắt các anh ấy? Cháu tự cho các anh ấy mà. Các bạn học cùng lớp cháu đều làm vậy, có sao đâu?”. Bà Ngọc Bích xót xa: “Câu hỏi của em gái này phản ánh một thực tế về lối sống của giới trẻ, cũng là một thực tế đầy trăn trở đối với chúng ta”.

Các đại biểu tham dự Hội nghị thống nhất quan điểm cần luật hóa nội dung về chăm sóc SKSS. Cụ thể, cần đưa nội dung về chăm sóc SKSS, sức khỏe tình dục VTN/TN vào Luật Thanh niên, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em theo hướng tiếp cận với quyền và trách nhiệm của đối tượng này, gắn với quy định rõ trách nhiệm của Nhà nước, các cơ quan, tổ chức có liên quan (như Bộ GD&ĐT, Đoàn Thanh niên, Bộ Y tế…). Bổ sung quyền được giáo dục về giới tính, kỹ năng sống trong hệ thống trường học; quyền được tiếp cận với thông tin chính thống và dịch vụ chăm sóc sức khỏe có chất lượng, thân thiện với VTN/TN...  Nghiên cứu quy định thống nhất độ tuổi VTN/TN trong hệ thống văn bản pháp luật của Việt Nam, cũng như tiệm cận với các quy định của quốc tế nhằm tạo điều kiện chăm lo, giáo dục VTN/TN.
 
Hậu quả nặng nề
 
Theo các bác sỹ sản khoa, do cơ thể các em gái chưa hoàn thiện nên khi mang thai ở tuổi VTN sẽ ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của chính bản thân và thai nhi trong bụng. Nếu nạo phá thai dễ dẫn đến nguy cơ thủng dạ con gây vô sinh sau này.
 
Trong khi đó, nếu đi đến hôn nhân hoặc sinh con thì bản thân các em gái sẽ mất đi cơ hội học hành, không có công ăn việc làm, thiếu kiến thức chăm con. Bên cạnh đó, em bé sinh ra từ những bà mẹ trẻ này có sức khỏe yếu ớt, còi cọc, chậm phát triển...

Theo Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA), các biến chứng khi mang thai và khi sinh tiếp tục là những nguyên nhân hàng đầu gây ra tử vong mẹ cho các em gái tuổi từ 15-19 ở các nước có thu nhập thấp và thu nhập trung bình.

Mang thai ở tuổi VTN không chỉ đơn thuần là một vấn đề về sức khỏe. Nó có nguyên nhân sâu xa từ nghèo đói, bất bình đẳng giới, bạo lực, tảo hôn, ép hôn. Nó cũng thể hiện công tác bảo vệ quyền cho trẻ em gái VTN chưa được thực hiện tốt.

Trên toàn cầu, phần lớn VTN mang thai đã lập gia đình và phải sinh con do áp lực gia đình. Những trẻ em gái VTN thuộc nhóm thiệt thòi, trẻ em gái VTN không được đến trường, trẻ em gái kết hôn sớm, trẻ em gái sống trong các hộ gia đình nghèo thường là những đối tượng hứng chịu các hành vi có hại, dễ bị bạo lực và cưỡng bức tình dục. Nếu các em không được giáo dục giới tính và SKSS, sức khỏe tình dục một cách toàn diện và không được tiếp cận đầy đủ với dịch vụ về HIV, các em có thể có nguy cơ mang thai khi còn quá trẻ và mang thai ngoài ý muốn.

Theo Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA), hàng năm có khoảng 16 triệu trẻ em gái tuổi từ 15-19 sinh con. Ở tất cả các quốc gia đang phát triển, tỷ lệ sinh con ở tuổi VTN đã giảm xuống trong khoảng thời gian từ năm 1999 đến năm 2000. Tuy nhiên, hiện nay tốc độ giảm đang chững lại hoặc thậm chí đảo ngược lại ở hầu hết các khu vực. Đặc biệt, ở khu vực Đông Nam Á, số lượng bà mẹ sinh con ở tuổi VTN vẫn rất cao.

Lê Khoa
 
Thu Nguyên
 
 
baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

thời kỳ tiền mãn kinh của phụ nữ (quá trình chuyển sang mãn kinh) thường bắt đầu ở độ tuổi 40. Giai đoạn này có thể bắt đầu ở bất kỳ thời điểm nào từ cuối độ tuổi 30 đến 50 và kéo dài trung bình 4 năm, thậm chí kéo dài đến 8 năm.

Cách xử lý khi bị dị ứng bao cao su

Cách xử lý khi bị dị ứng bao cao su

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Nghe có vẻ rất hiếm gặp nhưng trên thực tế có một số người bị dị ứng khi sử dụng bao cao su. Vậy thực chất hiện tượng này là gì và cách xử lý như thế nào?

Thừa Thiên Huế tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Thừa Thiên Huế tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH - Theo Chi cục Dân số tỉnh Thừa Thiên Huế, tuyên truyền, giáo dục thay đổi hành vi, góp phần nâng cao ý thức và trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc thực hiện tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh…giúp phát hiện và điều trị sớm bệnh tan máu bẩm sinh.

Cách xác định bạn có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung không?

Cách xác định bạn có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung không?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến nhất gây tử vong ở phụ nữ.

Một số bài thuốc quý trị chứng hay cáu giận

Một số bài thuốc quý trị chứng hay cáu giận

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

SKĐS - Cáu giận là cảm xúc mà hầu như ai cũng có nhưng có một số người đặc biệt hay cáu giận hơn so với người khác. Thực ra, hay cáu giận cũng là biểu hiện bệnh lý và có thể điều trị được.

Bí quyết giúp phụ nữ tuổi 50 giảm cân và các triệu chứng mãn kinh

Bí quyết giúp phụ nữ tuổi 50 giảm cân và các triệu chứng mãn kinh

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Mãn kinh là một giai đoạn tự nhiên trong cuộc đời, thường ảnh hưởng đến phụ nữ trong độ tuổi từ 45 – 55, có thể gây tăng cân và các triệu chứng khó chịu khác.

Người bị loãng xương có nên tập thể dục?

Người bị loãng xương có nên tập thể dục?

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Loãng xương được đặc trưng bởi sự mất canxi trong xương, khiến xương dễ bị gãy. Tập thể dục thường xuyên làm giảm tỷ lệ mất xương và bảo tồn mô xương, giảm nguy cơ gãy xương và té ngã…

Một số phương pháp tập luyện hỗ trợ điều trị rối loạn xuất tinh

Một số phương pháp tập luyện hỗ trợ điều trị rối loạn xuất tinh

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Chứng rối loạn xuất tinh xuất hiện ngày càng nhiều ở nam giới với các nguyên nhân khác nhau. Một số phương pháp tập luyện có thể hỗ trợ điều trị chứng bệnh này hiệu quả.

Bố chồng lên kế hoạch tỉ mỉ để dụ dỗ con trai có quan hệ bất chính với con gái đại gia

Bố chồng lên kế hoạch tỉ mỉ để dụ dỗ con trai có quan hệ bất chính với con gái đại gia

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Tôi được một phen sáng con mắt khi biết âm mưu của bố chồng mình.

Câu hỏi thường gặp cho người bị rong kinh

Câu hỏi thường gặp cho người bị rong kinh

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Rong kinh là tình trạng chảy máu kinh nhiều hơn bình thường về lượng hoặc thời gian. Để chẩn đoán chính xác do nguyên nhân nào cần đi khám để được điều trị phù hợp.

Top