Hà Nội
23°C / 22-25°C

10 rủi ro sức khỏe trong mùa hè

Thứ tư, 14:45 26/05/2010 | Sống khỏe

Mùa hè thời tiết nóng nực con người hoạt động nhiều trong khi đó ăn uống lại giảm sút nên dễ mắc bệnh. Dưới đây là 10 rủi ro được xem là tiềm ẩn ảnh hưởng đến sức khỏe trong mùa hè.

 
1. Bệnh về đường hô hấp
 

Ảnh minh họa.

Do thời tiết nóng nực cộng với tình trạng ô nhiễm môi trường tăng cao nên làm tăng các loại bệnh về đường hô hấp như bệnh hen, viêm phế quản, viêm phổi.

Bằng chứng ở những vùng công nghiệp do nạn ô nhiễm nặng, nhất là ô nhiễm bụi, hóa chất làm cho tỷ lệ người mắc bệnh vào viện có lúc tăng cao, quá tải, trong đó tỷ lệ người già, trẻ em chiếm phần đông.

Cách phòng ngừa: Tăng cường công tác vệ sinh giảm thiếu tình trạng ô nhiễm không khí, nên sống ở những nơi có khí hậu trong lành, hạn chế ra ngoài đường khi có nắng gió to, mật độ giao thông đông đúc.

2. Ung thư da

Ung thư da là căn bệnh được xem là thường gặp nhất trong nhóm các loại bệnh ung thư.

Mỗi năm trung bình trên thế giới có trên 1 triệu người mắc bệnh mới. Căn bệnh này nếu phát hiện sớm thì khả năng chữa trị sẽ mang lại hiệu quả cao.

Nó thường xuất hiện vào mùa hè ở nhóm người làm việc quá lâu dưới ánh nắng chói chang, bị cháy nắng, những người có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư da, nhóm người trên 50 tuổi và những người da trắng.

Cách khắc phục: Hàng tháng nên kiểm tra sức khỏe da, đặc biệt là kiểm tra nguy cơ mắc bệnh ung thư, mang các trang phục phòng hộ chống nắng, tránh xa lúc nắng cao điểm từ 10 giờ sáng đến 15 giờ chiều.

Khả năng bảo vệ da phải đảm bảo tiêu chuẩn thấp nhất là 15 SPF, nếu xoa kem bảo vệ da cũng phải đảm bảo mức này, nên xoa kem 30 phút trước khi ra nắng.

3. Bệnh đột quỵ

Đây là căn bệnh nan y thường xuất hiện khi thời tiết nóng nực, nhất là khi nhiệt độ cơ thể tăng cao.

Một số dấu hiệu đột quỵ dễ thấy như lẫn lộn, khó thở, thở nhanh, ngừng ra mồ hôi, mạch đập nhanh.

Trường hợp gặp những sự cố trên, nhất là nhóm người mắc bệnh tim cần phải tư vấn bác sĩ và đưa ngay vào viện.

4. Nhiễm độc thực phẩm

Theo số liệu của Cơ quan phòng chống bệnh tật Mỹ (CDC) thì hàng năm trên thế giới có tới trên 76 triệu người bị nhiễm độc thực phẩm,  nhiều ca nặng có thể dẫn đến tử vong.

Mùa hè do thời tiết nóng nực nên thực phẩm dễ bị ôi thiu, nhất là khi không có các thiết bị bảo quản hợp cách.

Để hạn chế, mọi người  cần  quan tâm hơn nữa đến công tác vệ sinh, an toàn thực phẩm, từ khâu chăn nuôi, gieo trồng, chế biến và bảo quản. Nên ăn chín uống sôi, không nên ăn tiết canh, thịt cá sống, đồ nấu chưa chín, năng vệ sinh chân tay sạch sẽ.

Khi bị ngộ độc cần báo ngay cho cơ quan chức năng để xử lý kịp thời và đưa người bệnh đi cấp cứu.

5. Bệnh về mắt
 
Nguy cơ bệnh về mắt xảy ra trong mùa hè là rất lớn, chủ yếu do tia cực tím UV của ánh nắng mặt trời. Nếu tiếp xúc lâu với ánh nắng mặt trời mà không đeo kính dễ làm cho mắt bị tổn thương, gây hư hỏng võng mạc dẫn đến suy giảm thị lực.

Cách phòng ngừa tốt nhất khi ra nắng là đeo kính có khả năng phong bế 100% tia UV tia UVA và UVB.

Ngoài ra đeo kính còn phòng ngừa vật ngoại lai bắn vào mắt, chống chói mắt và dễ nhìn hơn. Nếu bơi ngoài trời nắng to cũng nên đeo kính.

6. Tai nạn giao thông

Do nóng nực, nhiệt độ cao khát nước, mồ hôi ra nhiều dễ dàng làm cho người ta mệt mỏi, buồn ngủ và khi lái xe trong trạng thái này dễ gây nguy hiểm đến tính mạng con người.

Để phòng ngừa, cần chú ý đến một số khuyến cáo sau: Một, không được uống rượu bia trong khi lái xe; hai là nên đi trên tuyến đường an toàn với độ dài phù hợp, nếu cảm thấy mệt mỏi thì nên nghỉ và cuối cùng là không nên lái xe từ sau lúc nửa đêm trở đi.

7. Chết đuối

Tại Mỹ hàng năm có trên 3.000 vụ tai nạn liên quan đến các bể bơi, trên 650 trường hợp chết đuối khi tắm sông, tập trung chủ yếu là nhóm trẻ dưới 14 tuổi.

Để phòng ngừa tai nạn chết đuối, các bậc cha mẹ cần quan tâm đến con cái khi trẻ tắm sông, hồ nước sâu, nếu cần có thể theo dõi trực tiếp để đề phòng bất trắc.

Khuyến cáo trẻ không nên tắm ở những nơi nguy hiểm, nhất là nhóm trẻ hiếu động, không biết bơi.

Các cơ quan chức năng cũng cần có những quy định cụ thể về phòng hộ ở những nơi có mức độ rủi ro cao, kể cả trong các bể bơi kín.

8. Khát, quá nhiệt

Nắng nóng là nguyên nhân chính làm cho cơ thể khát, thiếu nước. Hiện tượng quá nhiệt của cơ thể được ví như cơ chế làm việc của chiếc máy tính hay động cơ xe cộ, nếu quá nóng quá khát mà không được làm lạnh, giảm nhiệt thì dễ bị stress nhiệt, gây mệt mỏi.

Hiện tượng mệt mỏi vì quá nhiệt có thể nhận biết thông qua các hiện tượng như buồn nôn, đau đầu, tim mạch nhanh. Riêng trẻ nhỏ và người già do hệ miễn dịch yếu nên khát, quá nhiệt có thể để lại nhiều phản ứng tiêu cực.

Cách khắc phục: Nên cấp nước đầy đủ cho cơ thể, nhất là sau các hoạt động nặng nhọc, nên làm việc và sống ở những nơi mát mẻ, không nên làm việc ở những nơi  nắng to, nhiệt độ quá cao.

Tăng cường thực phẩm có khả năng giữ nước cho cơ thể, nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả.

9. Côn trùng cắn

Vào mùa hè do thời tiết nóng nực nên các loại côn trùng phát triển mạnh và là thủ phạm gây ra nhiều loại bệnh viêm nhiễm nan y, như bệnh sốt rét, sốt xuất huyết, bệnh sốt West Nila, bệnh Lyme.

Để phòng ngừa nên phun thuốc diệt trừ muỗi, sâu bọ, mặc quần áo dài vào buổi tối, ngủ phải mắc màn và thực hiện tốt công tác vệ sinh tại nơi cư trú.

10. Các loại bệnh lây lan qua con đường tình dục

Hè về là giai đoạn hoạt động tình dục sôi sộng nên cũng là lúc con người dễ mắc phải những bệnh lây lan qua hoạt động này, chuyên môn gọi là bệnh lây lan qua con đường tình dục (STI) như HIV, bệnh ung thư cổ tử cung, bệnh lậu, giang mai, sùi mào gà vv...

Để phòng ngừa bệnh STI nên duy trì cuộc sống tình dục khoa học, lành mạnh, một vợ một chồng, tự bảo vệ mình và cho người thân bằng cách dùng bao cao su trong khi quan hệ và hạn chế thực hành chuyện ấy bằng đường miệng.
 
Theo Báo Bình Thuận
hoaianh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Y tế - 9 giờ trước

GĐXH – Bệnh nhân được đưa vào viện trong tình trạng rất nặng, sốt cao 41 độ, mụn nước và nhiều mụn mủ toàn thân, loét miệng họng, ý thức chậm…

9 thói quen tốt đánh bại chứng mất ngủ

9 thói quen tốt đánh bại chứng mất ngủ

Sống khỏe - 10 giờ trước

Mất ngủ là rối loạn được đặc trưng bởi việc khó đi vào giấc ngủ. Người bị mất ngủ thường cảm thấy mệt mỏi khi thức dậy. Mất ngủ không chỉ làm suy giảm năng lượng và cảm xúc, mà còn gây tổn hại cho cả sức khỏe, công việc và chất lượng cuộc sống.

Loại củ được ví như nhân sâm trắng, giúp giải độc gan tự nhiên, rẻ tiền và được bán đầy chợ Việt

Loại củ được ví như nhân sâm trắng, giúp giải độc gan tự nhiên, rẻ tiền và được bán đầy chợ Việt

Sống khỏe - 13 giờ trước

GĐXH - Giải độc gan bằng thực phẩm tự nhiên là phương thuốc tốt nhất để hỗ trợ quá trình chữa bệnh của gan, trong đó phải kể đến của cải trắng.

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Y tế - 14 giờ trước

GĐXH - Sau khi bị thương, người bệnh đã được người nhà nhai lá cây và tự ý đắp vào tổn thương theo kinh nghiệm dân gian khiến cho vết thương tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử gây nguy hiểm cho người bệnh.

Trẻ viêm tiểu phế quản có nên dùng thuốc kháng sinh?

Trẻ viêm tiểu phế quản có nên dùng thuốc kháng sinh?

Mẹ và bé - 15 giờ trước

Trẻ bị viêm tiểu phế quản sẽ xuất hiện các biểu hiện như khó thở, thở khò khè, có thể gây suy hô hấp. Vậy khi trẻ bị viêm tiểu phế quản cha mẹ cần làm gì, chăm sóc như thế nào và có nên dùng thuốc kháng sinh?

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Y tế - 15 giờ trước

GĐXH – Khi thấy con có biểu hiện đau đầu kéo dài, tăng dần cả cường độ và tần suất trong thời gian dài, gia đình quyết định đưa con đi khám và phát hiện bệnh.

Chuyên gia Bộ Y tế nói gì về thông tin vaccine AstraZeneca COVID-19 có thể dẫn đến nguy cơ đông máu?

Chuyên gia Bộ Y tế nói gì về thông tin vaccine AstraZeneca COVID-19 có thể dẫn đến nguy cơ đông máu?

Sống khỏe - 17 giờ trước

Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê: Ban đầu khi triển khai tiêm vaccine COVID-19, chúng ta rất thận trọng, Bộ Y tế đã xây dựng quy trình tiêm chủng, người tiêm phải đo huyết áp, khám sàng lọc trước khi tiêm, theo dõi sau tiêm tại điểm tiêm.

Vì sao cần bổ sung vitamin D khi bị viêm khớp dạng thấp?

Vì sao cần bổ sung vitamin D khi bị viêm khớp dạng thấp?

Sống khỏe - 18 giờ trước

Viêm khớp dạng thấp khiến người bệnh bị đau khớp, mệt mỏi, yếu cơ, giảm chuyển động khớp… Việc bổ sung đủ lượng vitamin D cần thiết có thể giúp người bệnh giảm các triệu chứng này và hạn chế nguy cơ biến chứng của bệnh.

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Y tế - 21 giờ trước

GĐXH - Cả hai cháu nhập viện trong tình trạng bị suy hô hấp, sốc nhiễm trùng đường tiêu hóa. Trong đó, 1 cháu có thời điểm bị ngưng tim, ngưng thở nhưng đã được các bác sĩ tiến hành hồi sức và tim cháu đã đập trở lại.

Phụ nữ nên biết 7 nguyên nhân gây ung thư buồng trứng

Phụ nữ nên biết 7 nguyên nhân gây ung thư buồng trứng

Bệnh thường gặp - 21 giờ trước

Ung thư buồng trứng là một trong những căn bệnh ung thư phổ biến ở nữ giới, sau ung thư vú và ung thư cổ tử cung. Biết các yếu tố nguy cơ có thể giúp phụ nữ phát hiện các triệu chứng ung thư buồng trứng dễ bị bỏ qua.

Top