Hà Nội
23°C / 22-25°C

10 tiêu chuẩn quan trọng của sức khỏe

Thứ ba, 14:33 18/08/2009 | Sống khỏe

Một cơ thể khỏe mạnh được đánh giá bằng rất nhiều yếu tố, tuy nhiên, 10 yếu tố cơ bản dưới đây là những tiêu chí quan trọng nhất giúp bạn nhận biết cơ thể mình có khỏe mạnh hay không.

1. Nhiệt độ cơ thể

Một cơ thể khỏe mạnh, nhiệt độ trung bình từ 36-37 độ. Cao hơn mức trung bình này là có biểu hiện sốt, thấp hơn gọi là “bị hạ nhiệt” hay “thân nhiệt hạ”.

Trường hợp bị hạ nhiệt thường thấy ở những người cao tuổi, thể trạng yếu, chế độ dinh dưỡng không hợp lý (phần lớn do thiếu dinh dưỡng gây ra).

Ngoài ra, những người chứng suy nhược tuyến giáp trạng, hay bị sốc đột ngột, hạ huyết…

2. Nhịp đập của mạch

Ở người lớn, mạch đập khoảng 60-100 lần trong 1 phút. Nếu mạch đập quá nhanh hoặc quá chậm không đều là biểu hiện tim không được khỏe.

Thông thường người già nhịp đập của mạch tuơng đối chậm nhưng không được phép thấp hơn 55 lần/ phút vẫn trong phạm vi bình thường.

Nếu bình thường mạch đập tương đối chậm nhưng có lúc tăng đột ngột lên tới 80- 90 lần/ phút cần phải theo dõi cẩn thẩn để kịp thời đưa đến bệnh viện để khám.
 
3. Hô hấp

Người khỏe mạnh hô hấp ổn định, cân bằng theo quy luật hít vào và thở ra 15 lần/ phút.

Nếu có biểu hiện không thở được sâu, tần suất và quy luật hô hấp dị thường, thấy nặng nhọc khó khăn khi thở, tức ngực, nghẹt thở… cần phải nhanh chóng đến các cơ sở y tế để kiểm tra.

Ở người cao tuổi, chức năng của cơ quan hô hấp có phần suy giảm, mỗi khi hoạt động mạnh có biểu hiện tim đập nhanh, loạn nhịp, thở gấp, sau khi nghỉ ngơi lại phục hồi rất nhanh, đó là điều hoàn toàn bình thường, không nên vì lý do này mà quá lo lắng.

4. Huyết áp

Huyết áp ở người lớn thường không vượt quá 140/80mmHg.

Ở người già, huyết áp cũng tăng theo tuổi tác nhưng có bệnh trạng hay không, khi huyết áp vượt quá mức 160mmHg thì cần phải dùng thuốc hạ huyết áp theo chỉ định của bác sỹ.

Ngoài ra, có rất nhiều nguyên nhân làm tăng huyết áp, do đó không nên tự tiện sử dụng thuốc tăng hay hạ huyết áp mà cần phải đi khám bệnh và sử dụng theo đơn toa của bác sỹ.
 

5. Cân nặng

Cân nặng ổn định lâu dài là một trong những tiêu chuẩn quan trọng nhất của sức khỏe.

Giảm cân đột ngột trong thời gian ngắn có thể là nguyên nhân của bệnh tiểu đường, giáp hàng( tuyến giáp hoạt động quá mức), ung thư, bệnh dạ dày, đường ruột hay bệnh gan…

Nữ giới đang trong độ tuổi dậy thì mà gầy guộc, da dẻ khô ráp cũng là biểu hiện của bệnh lý.

Thể trọng tăng đột ngột trong thời gian ngắn cũng có thể là nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường, suy nhược tuyến giáp trạng, cao huyết áp, mỡ máu cao…

6. Chế độ dinh dưỡng

Ở người trưởng thành, lượng thức ăn vào cơ thể mỗi ngày chuẩn là 500g, người già cần không quá 350g/ngày.

Nếu tự nhiên ăn uống quá nhiều, ăn không biết no nên nghĩ đến khả năng mắc bệnh tiểu đường hay có nguy cơ đang hình thành một chứng bệnh khác trong cơ thể.

Nếu mỗi ngày không nạp đủ 250g thực phẩm hoặc ăn uống không ngon miệng trong vòng nửa tháng trở lên, cần đi kiểm tra sức khỏe xem có mắc bệnh viêm nhiễm hay ung thư gì không.

7. Đại tiện

Người khỏe mạnh mỗi ngày hoặc cách 1 ngày đại tiện 1 lần.

Người già, đặc biệt những người ăn ít, ít vận động thì cứ 2-3 ngày đại tiện 1 lần. Nếu đại tiện quá nhiều hay mắc chứng táo bón là biểu hiện của mắc bệnh đường ruột.

8. Tiểu tiện

Người lớn mỗi ngày bài tiết khoảng từ 1-2 lít nước tiểu, mỗi lần cách nhau từ 2-4 giờ, ban đêm thời gian tiểu tiện không nhất thiết như vậy.

Nước tiểu bình thường có màu vàng nhạt, trong suốt, có ít bọt. Nếu màu sắc và lượng nước tiểu có bất thường hoặc số lần đi tiểu nhiều, hoặc khó khăn và có cảm giác đau buốt cần đi khám để điều trị kịp thời.

9. Giấc ngủ

Người lớn cần ngủ từ 6-8 tiếng mỗi ngày, trẻ em và người cao tuổi nên ngủ nhiều hơn và có thêm giấc ngủ trưa.

Cảm giác khó ngủ, hay tỉnh dậy vào ban đêm, ban ngày buồn ngủ, hay ngáp vặt đều là biểu hiện của chứng mất ngủ.

Để có giấc ngủ sâu, phải duy trì chế độ luyện tập và dinh dưỡng hợp lý hàng ngày. Tránh những vận động mạnh, quá sức hay ăn quá nhiều thức ăn béo, nhiều đạm…

10. Tinh thần

Một trong những yếu tố quan trọng để có sức khỏe tốt đó là yếu tố tinh thần.

Người khỏe mạnh luôn có tinh thần sảng khoái, hành động nhanh nhẹn, sáng suốt, không đau đầu, chóng mặt, ăn uống, ngủ nghỉ dễ dàng.

Nếu không đạt một trong những tiêu chuẩn trên nên đi kiểm tra xem có vấn đề gì về tim mạch, não bộ, các cơ quan thần kinh…
 
Theo Dân Trí
hoaianh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Mùa hè luôn sẵn 7 loại quả, 5 loại rau chống tia cực tím, chị em tận dụng sẽ thấy mình trẻ hơn mỗi ngày

Mùa hè luôn sẵn 7 loại quả, 5 loại rau chống tia cực tím, chị em tận dụng sẽ thấy mình trẻ hơn mỗi ngày

Sống khỏe - 3 giờ trước

Không chỉ là "kem chống nắng tự nhiên", những loại rau quả này còn giúp nhả nắng, ngăn ngừa sạm nám cho da rất tốt.

4 cấp độ của bệnh gan nhiễm mỡ, ai không có xin chúc mừng

4 cấp độ của bệnh gan nhiễm mỡ, ai không có xin chúc mừng

Sống khỏe - 5 giờ trước

GĐXH - Bệnh gan nhiễm mỡ nguyên nhân có thể là chế độ ăn uống không hợp lý, căng thẳng, béo phì hay lối sống sinh hoạt không khoa học.

Bài tập nào tốt nhất cho người bệnh rối loạn tiền đình?

Bài tập nào tốt nhất cho người bệnh rối loạn tiền đình?

Sống khỏe - 8 giờ trước

Rối loạn tiền đình có biểu hiện nổi bật là chóng mặt. Các bài tập thở hay bài tập toàn thân giúp người bệnh giảm triệu chứng và giảm thời gian tái phát.

Chế độ ăn cho người bị tiêu chảy

Chế độ ăn cho người bị tiêu chảy

Bệnh thường gặp - 12 giờ trước

Khi bị tiêu chảy, cơ thể thường mất nước và chất điện giải, do đó thực hiện chế độ ăn đúng rất cần thiết để nâng cao sức đề kháng, giảm mệt mỏi.

Câu hỏi thường gặp liên quan đến thiểu năng tuần hoàn não

Câu hỏi thường gặp liên quan đến thiểu năng tuần hoàn não

Sống khỏe - 13 giờ trước

Thiểu năng tuần hoàn não là bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất ở người cao tuổi, đặc biệt là người lao động trí óc.

Người bệnh tiểu đường ăn dưa hấu thế nào để ổn định đường huyết và không tăng cân?

Người bệnh tiểu đường ăn dưa hấu thế nào để ổn định đường huyết và không tăng cân?

Sống khỏe - 14 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường nên ăn dưa hấu ở dạng nguyên bản, không chế biến thành nước ép hay sinh tố vì sẽ khiến lượng dưa hấu nhiều hơn, có tải lượng đường huyết rất cao, lại không có chất xơ...

Trào ngược dạ dày thực quản: Sự khó chịu và cách cải thiện

Trào ngược dạ dày thực quản: Sự khó chịu và cách cải thiện

Sống khỏe - 15 giờ trước

Trào ngược dạ dày thực quản đang có xu hướng gia tăng, bệnh gây ra các ảnh hưởng sức khỏe nếu không được điều trị đúng cách. Vậy đâu là nguyên nhân gây trào ngược dạ dày và cách nào để cải thiện?

3 quan niệm sai lầm về tiết canh khiến người ăn phải 'trả giá' bằng tính mạng

3 quan niệm sai lầm về tiết canh khiến người ăn phải 'trả giá' bằng tính mạng

Sống khỏe - 18 giờ trước

Đáng buồn là ca tử vong nghi ngộ độc sau bữa cỗ có tiết canh dê vừa xảy ra ở Thái Bình không phải là hi hữu, thực tế đã có một số trường hợp tương tự. Nguyên nhân nào khiến không ít người dân thờ ơ với sức khỏe, thậm chí là tính mạng của mình khi vẫn coi tiết canh là món khoái khẩu?

Loại rau mùa hè tốt cho người bệnh tiểu đường và giải độc gan an toàn, hiệu quả

Loại rau mùa hè tốt cho người bệnh tiểu đường và giải độc gan an toàn, hiệu quả

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Rau diếp cá tốt cho người bệnh tiểu đường, giải độc gan, lợi tiểu... rất thích hợp để sử dụng trong những ngày nắng nóng.

Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Y tế - 1 ngày trước

Một người tử vong, hàng chục người phải nhập viện sau khi ăn bữa cỗ có món tiết dê tại TP Thái Bình, nghi do ngộ độc thực phẩm.

Top