Hà Nội
23°C / 22-25°C

13 tuổi đã vội vã “bắt” chồng

Thứ hai, 16:36 06/12/2010 | Xã hội

Hồn nhiên vạch áo cho con bú, bà mẹ 17 tuổi cười tươi: Mình “bắt” chồng cách đây 2 năm.

Mình thế là còn muộn đấy. Ở làng con gái 13 tuổi đã “bắt” chồng hết rồi. Lấy chồng sớm để làm ăn tốt hơn!
 

Gia đình bà Y Hằng

 
“Lấy chồng sớm để làm ăn”
 
Nếu câu chuyện tảo hôn của cô dâu ở tuổi 16 tại Hà Nội cách đây hơn 3 tháng là đề tài “nóng” của dư luận thì với người dân vùng biên giới xã Bờ Y (huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum), đó là chuyện “thường ngày ở huyện”.
 
Người Kdong và người B’râu ở xã Bờ Y luôn xem chuyện kết hôn của đời người là chuyện… tổ tiên truyền con cháu nối, chứ không theo luật pháp. Nên trai gái cứ đến tuổi dậy thì là kết hôn.
 
Đến thăm nhà bà Y Hằng (52 tuổi), chúng tôi bắt gặp hình ảnh vợ chồng bà Hằng đang ngồi nhậu với vợ chồng ông Đinh Hải Nam với một chai rượu và một con cá nục to bằng cán dao. Ngoài hiên nhà là một đôi vợ chồng con nít Thao Bun Hao (22 tuổi) và Y Trà Mi (17 tuổi) đang bế đứa con hơn 4 tháng tuổi trên tay. Người mẹ trẻ, gương mặt còn vương nét trẻ thơ, hồn nhiên vạch áo cho con bú.
 
Tiếp chuyện chúng tôi, vợ chồng Hao - Mi cười rất tươi chứ không ngại ngùng. Với đôi trẻ, họ cưới nhau như thế là còn… muộn vì trong làng, con gái hầu hết 13 tuổi đã vội vã đi “bắt” chồng. Mi cho biết hai vợ chồng cô lấy nhau cách đây 2 năm, khi Mi mới học hết lớp 6, còn chồng vừa tốt nghiệp lớp 9.
 
Mi nói cưới vì cái bụng hai đứa đã ưng nhau, hai bên cha mẹ cũng chiều lòng theo “truyền thống” xưa nay của người Krong chứ không phải do “ăn cơm trước kẻng”. Đó là chuyện đáng mừng của cả hai bên gia đình: “Mình lấy chồng sớm để làm ăn tốt hơn, ở đây nhiều người lấy chồng sớm lắm, 13 tuổi là lấy chồng rồi”, Mi vừa hết lời thì mẹ chồng giải thích tiếp: “Chúng lấy nhau sớm cũng tốt mà, lấy nhau để về cùng làm ăn cho dễ hơn”.
 
Bà Hằng cho biết cách đây gần một năm, cậu con trai Thao Thái (SN 1991) của bà cũng đã về ở rể ở làng Đăksơn.
 
Già làng Thao Pú cho biết: Làng có 191 hộ, 649 nhân khẩu, trong đó có rất nhiều gia đình vẫn đang ở tuổi vị thành niên đã có con lớn. Như Y Hà (20 tuổi) lấy chồng ở tuổi 11 và có một cậu con trai đã lên 9; Y sang (22 tuổi) đã có 3 đứa con, đứa lớn nhất cũng đã 9 tuổi; Y Blế 19 tuổi nhưng con trai đã lên 6…
 

Người mẹ trẻ cười tươi, cho rằng mình lấy chồng thế là còn... muộn

 
“Làm kinh tế sướng hơn làm việc nhà nước”
 
Với người dân xã Bờ Y, chuyện cả ngày bám mình trên rẫy là quá bình thường, nên việc có con ở độ tuổi… còn thơ, sinh con sớm là điều đáng phải làm. Càng sớm càng tốt, để có thêm lao động trong nhà.
 
Không chỉ bằng lòng với những cuộc hôn nhân trẻ nít, người dân nơi đây còn rất hài lòng với sự “thất học” của mình với suy nghĩ “làm kinh tế sướng hơn làm việc nhà nước”.
 
Y Bun Hao so sánh: “Làm kinh tế sướng và giàu hơn làm việc nhà nước chứ. Làm việc nhà nước mỗi tháng được hơn 1 triệu tiền lương thôi, trồng cà phê còn sướng hơn. Mình có hơn 3ha cà phê còn 2 năm nữa là thu hoạch, mỗi năm cũng thu về 300 đến 400 triệu đồng”.
 
Chính vì suy nghĩ này nên những người Kdong ở làng Iệc chưa bao giờ xem trọng việc học hành. Với họ, việc đi học để biết chữ cũng chỉ là “tại nhà nước mình cứ nhiệt tình vận động đến trường thôi”. Cán bộ nhiệt tình quá thì họ… chiều chứ không thiết tha đâu. Thế nên đang học dở mà thích “bắt” chồng, lấy vợ là bỏ học luôn để ở nhà vợ chồng, con cái dắt nhau lên rẫy làm kinh tế.
 
Trong tiềm thức của người dân nơi đây, họ luôn cho rằng: “Học mà sau không làm được gì thì học cũng bằng không, thà ở nhà “bắt” chồng, lấy vợ mà làm kinh tế còn hơn”.
 
Hỏi thăm nhà thôn trưởng thì được biết ông đã đi làm rẫy mãi trên núi, đến tối mới về. Quay lại nhà già làng trao đổi vấn đề kế hoạch hóa gia đình và vấn nạn tảo hôn đang diễn ra tràn lan ở làng, già làng trả lời: “Đây là tập quán có từ lâu đời của làng Kdong rồi. Biết luật của nhà nước nên 2 năm nay mình cũng chỉ ra “luật” mới: nếu ai kết hôn chưa đủ tuổi là bị phạt một con heo và hai ghè rượu để cho cả làng nhậu”.
 
“Luật” mới này hình như không khiến lớp trẻ sợ mà ngược lại như góp vui cho cuộc hôn nhân, cho cả làng được dịp no say, bất kể đàn ông, đàn bà hay trẻ nhỏ…
 
Theo Dân Trí 
kimvan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Một học sinh lớp 6 rơi lầu chung cư sau tin nhắn “con tự tử”

Một học sinh lớp 6 rơi lầu chung cư sau tin nhắn “con tự tử”

Xã hội - 1 giờ trước

Ngày 7-5, lãnh đạo phường Hòa Thọ Đông (quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) xác nhận vừa có vụ việc học sinh lớp 6 rơi lầu trên địa bàn.

Kênh mương Kẻ Khế ở Hà Nội tràn ngập rác, nguồn nước đen kịt tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh

Kênh mương Kẻ Khế ở Hà Nội tràn ngập rác, nguồn nước đen kịt tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Dự án cống hóa mương Kẻ Khế chảy qua phường Đội Cấn và Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội dù đã được phê duyệt từ năm 2008 nhưng đến nay vẫn "án binh bất động", trở thành nơi tập kết rác thải sinh hoạt, nguồn nước đục ngầu gây ô nhiễm môi trường, tiềm ẩn nguy cơ bệnh tật.

Sau cú điện thoại, người phụ nữ cao tuổi mất 15 tỷ đồng

Sau cú điện thoại, người phụ nữ cao tuổi mất 15 tỷ đồng

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Nhận cuộc gọi từ người tự xưng là công an, bà P bị đưa vào “bẫy” và mất 15 tỷ đồng.

Bảng lương của giáo viên có gì thay đổi từ ngày 1/7/2024?

Bảng lương của giáo viên có gì thay đổi từ ngày 1/7/2024?

Thời sự - 3 giờ trước

GĐXH - Theo chính sách cải cách tiền lương, bảng lương của giáo viên có sự thay đổi theo quy định. Vậy bảng lương của giáo viên thay đổi thế nào từ ngày 1/7/2024?

Chuyên gia nói gì về việc sổ đỏ có thể in mã QR trong thời gian tới?

Chuyên gia nói gì về việc sổ đỏ có thể in mã QR trong thời gian tới?

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Theo chuyên gia, đề xuất in mã QR vào sổ đỏ là một xu thế tất yếu của chuyển đổi số và phù hợp với công nghệ 4.0. Từ đó, giúp giải quyết được nhiều vấn đề trong công tác quản lý đất đai của cơ quan Nhà nước.

Đổi vỏ sữa lấy sen đá: Cách giới trẻ lan tỏa lối sống xanh

Đổi vỏ sữa lấy sen đá: Cách giới trẻ lan tỏa lối sống xanh

Xã hội - 3 giờ trước

GĐXH - "Đổi chai nhựa, vỏ sữa lấy sen đá" là hoạt động thường niên được tổ chức nhằm nâng cao nhận thức người dân về thói quen phân loại rác tại nguồn, hạn chế rác thải ra môi trường.

 Hà Nội đẹp ngỡ ngàng mùa hoa bằng lăng tím

Hà Nội đẹp ngỡ ngàng mùa hoa bằng lăng tím

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Những ngày này, phố phường Hà Nội lại khoác lên mình sắc tím mộng mơ khi hoa bằng lăng nở rộ. Màu hoa tím dưới nắng đầu mùa phủ khắp nhiều tuyến phố tạo nên vẻ đẹp lãng mạn, thơ mộng.

Lịch cắt điện Hải Dương tuần này (từ 6 - 12/5/2024): Nắng nóng quay trở lại, hàng loạt khu dân cư nằm trong danh sách mất điện

Lịch cắt điện Hải Dương tuần này (từ 6 - 12/5/2024): Nắng nóng quay trở lại, hàng loạt khu dân cư nằm trong danh sách mất điện

Đời sống - 5 giờ trước

GĐXH - Theo lịch cắt điện của Công ty Điện lực Hải Dương, tuần này một số khu vực mất điện liên tục gồm có: TP. Hải Dương, Chí Linh, Thị xã Kinh Môn, huyện Bình Giang, Ninh Giang, Cẩm Giàng, Kim Thành…

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Ba ngày 7/5/2024

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Ba ngày 7/5/2024

Đời sống - 5 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Ba ngày 7/5/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

5 công việc cực kỳ nguy hiểm nhưng lại có mức lương rất cao

5 công việc cực kỳ nguy hiểm nhưng lại có mức lương rất cao

Đời sống - 6 giờ trước

GĐXH - Với tính chất nguy hiểm, nhưng có một số ngành nghề vẫn được ưa chuộng và có số lượng ứng viên đăng ký ứng tuyển cao.

Top