Hà Nội
23°C / 22-25°C

200 lao động "kêu cứu" ở Jordan: Bao giờ có kết luận cuối cùng ?

Thứ tư, 07:58 05/03/2008 | Xã hội

Giadinh.net - Hôm qua 4/3/2008, Bộ Lao động, Thương binh & Xã hội đã tổ chức họp báo thông báo về tình hình 200 lao động kêu cứu ở Jordan...

>> Thảm cảnh vì tin vào "miền đất hứa"

"Các nữ công nhân không kiệt sức vì đói"

Đó là khẳng định của ông Trần Việt Tú với GĐ&XH, Phó tổng Lãnh sự ĐSQ Việt Nam tại Cairo (Ai Cập), đại diện ngoại giao của Việt Nam được cử sang Jordan để giải quyết tình hình 200 lao động Việt Nam "kêu cứu" ở đây.

Theo lời ông Trần Việt Tú, nguyên nhân dẫn đến tình trạng cảnh sát Jordan đến ký túc xá của lao động Việt Nam tại nhà máy Sơn Hoa (TP Amman - Jordan) “sử dụng bình xịt hơi cay, đánh người” như lời tố cáo của lao động là do nhóm lao động đình công phá phách, huỷ hoại đồ đạc, quần áo, tư trang của những người đi làm.

Trước khi tách làm hai nhóm lao động đối lập (nhóm đi làm và nhóm đình công) như hiện nay, toàn bộ hơn 200 lao động Việt Nam đang làm việc tại Nhà máy Sơn Hoa thống nhất đình công đòi tăng lương và thoả thuận với nhau không ai được đi làm khi chưa được sự đồng ý của cả nhóm.

Tuy nhiên, sau khi nhà máy điều chỉnh mức lương mới (thông thường đạt trên 200USD/tháng), đã có 30 lao động đi làm trở lại. Bực mình vì sự “thất hứa” của những người này, những lao động còn lại đã có sự xô xát với nhóm người đi làm.

Theo lời của nhân viên phiên dịch Vũ Thu Hà, đại diện công ty đưa lao động đi làm việc tại nhà máy Sơn Hoa cho biết: Khi xảy ra xô xát, nhà máy đã gọi lên văn phòng của Bộ Lao động và cảnh sát khu vực để “giúp đỡ” nhà máy giải quyết tình trạng trên.

Theo đánh giá của ông Trần Việt Tú thì nhóm những người đình công đã làm “những việc rất sai trái”. Thậm chí, có những công nhân tố cáo là bị đánh, bị đau ốm, đòi nhà máy phải đưa đi chụp chiếu, trong khi nhà máy chưa kịp sắp xếp thì kêu là nhà máy không quan tâm. Nhưng khi ông Tú yêu cầu nhà máy cho xe ô tô đưa đi bệnh viện thì những người này không đi và một số người được coi là cầm đầu không cho đưa đi khám bệnh. Hiện vẫn đang có 85 lao động trở lại làm việc với tinh thần ổn định.

Chủ nhà máy đề nghị công nhân đi làm lại

Ông Tú cho biết thêm: Điều 28, Luật Lao động của Jordan quy định: công nhân chỉ được đình công trong 10 ngày. Sau thời gian này, nhà máy có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng và không chịu trách nhiệm về mọi mặt. Nếu sau 10 ngày công nhân vẫn đình công, mỗi người sẽ bị phạt 50DJ (tương đương với 71USD) trong ngày đầu tiên, từ ngày thứ hai trở đi sẽ bị phạt thêm 5DJ mỗi ngày.

Nếu dựa vào luật này thì nhà máy Sơn Hoa hoàn toàn có thể mời những công nhân đình công ra khỏi kí túc xá, bởi đến thời điểm hiện nay công nhân đình công đã hơn 20 ngày. Đồng thời họ có quyền làm đơn và chuyển danh sách những lao động đình công lên Bộ Lao động Jordan để nước sở tại trục xuất những lao động này về nước.

Cũng theo ông Tú, trong 2 ngày (2-3/3), ông đã tiếp xúc với lao động Việt Nam và chủ nhà máy Sơn Hoa, đích thân chủ nhà máy đã cùng ông Tú gặp gỡ với lao động đình công và đề nghị họ ở lại làm việc. Tuy nhiên, nhóm lao động này đã tỏ thái độ bất hợp tác bằng việc cười ồ lên sau mỗi câu nói của ông chủ nhà máy.

Cuối cùng, ông Tú đành phải tìm biện pháp mượn một phòng trống của công ty, mượn bảng lương và thông báo cho toàn bộ công nhân trong nhóm đình công có thể xuống gặp trực tiếp, để trao đổi trực tiếp những bức xúc và đối chiếu bảng lương, xem số tiền thực nhận của công nhân có đúng như bảng lương Công ty cung cấp. Đồng thời, qua trò chuyện, ông Tú sẽ dự trù được số lượng bao nhiêu người muốn đi làm trở lại. Nhưng không có một lao động nào xuống do bị một số người cầm đầu trong nhóm khống chế. Ông Tú cho biết, trong nhóm lao động đình công có một số lao động rất cứng đầu và gần như điều khiển toàn bộ công nhân đình công.

“Hiện nhà máy vẫn phục vụ lao động đình công cơm ăn ba bữa như những công nhân Việt Nam đi làm trở lại và công nhân đến từ những nước khác. Toàn bộ lao động đình công cũng vẫn xuống nhà ăn của nhà máy ăn uống đều đặn, không hề có chuyện kiệt sức vì đói như có tờ báo ở VN đưa tin”, ông Tú khẳng định.

Mai Thúy (từ Bangkok)

"Nếu đúng như lao động phản ánh, lỗi thuộc về doanh nghiệp"

Trước những thông tin trái chiều về vụ việc này, phóng viên Báo GĐ&XH đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Thanh Hòa, Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh & Xã hội (LĐTBXH).

Theo nguồn tin mà chúng tôi đã nhận được từ phía người lao động, việc gần 200 công nhân Việt Nam tại Jordan đình công là do lương thấp và làm quá sức không đúng như thỏa thuận trong hợp đồng. Sự việc này đã được báo chí phản ánh khá lâu, nhưng cho đến nay việc đình công của công nhân vẫn chưa chấm dứt. Vậy phía cơ quan quản lý lao động Việt Nam đã có những động thái gì?

Đầu tiên chúng tôi đã yêu cầu Công ty cổ phần Da giày Việt Nam và Công ty Than tìm hướng giải quyết, yêu cầu doanh nghiệp báo cáo tình hình và cử ngay đoàn công tác sang Jordan để giải quyết. Phía Công ty cổ phần Da giày Việt Nam và Công ty Than đã đi sang Jordan nhưng 4 ngày nay vẫn chưa sang được vì vướng visa ở Bang Kok (Thái Lan).

Trước tình hình đó, Bộ Ngoại giao và Bộ LĐTBXH đã họp bàn và thống nhất cử ngay đại diện Đại sứ quán của ta ở Ai Cập sang Jordan nắm tình hình. Và thông tin mà đồng chí Tú (ông Trần Việt Tú) gửi về chúng tôi đã kịp thời gửi tới cơ quan báo chí.

Như vậy, hiện phía chủ sử dụng phía Jordan đã điều chỉnh lại lương cho lao động, trung bình 280-300 USD, sau khi trừ còn 210 -230 USD cho tháng 1, hứa bảo đảm hợp đồng, tính đủ thời gian làm thêm...

Nhưng theo phản ánh của lao động, thì họ muốn phía công ty Sơn Hoa sửa lại lương không chỉ 1 tháng mà là cả 3 năm đúng như hợp đồng. Và đó chính là lý do khiến lao động chưa từ bỏ ý định đình công. Vậy quan điểm của Bộ về việc này như thế nào?

Không phải cái gì lao động kêu cũng đúng, chúng ta cần phải kiểm chứng thêm thông tin. Cho đến nay chúng tôi cũng chưa có kết luận cuối cùng về vấn đề này. Hơn nữa, theo luật pháp của Jordan, lao động ta đã đình công trái pháp luật. Theo luật của họ, trước khi đình công, lao động phải thông báo cho chủ sử dụng trước 15 ngày.

Nhưng thông tin về vấn đề lương thấp và làm quá sức đã được lao động phản ánh tới công ty đưa người đi XKLĐ ở Việt Nam từ trước Tết. Sau đó Công ty Da giày đã cử cán bộ sang Jordan để thương lượng nhưng chưa được giải quyết thỏa đáng, mới dẫn đến đình công. Như vậy việc họ đình công để đòi quyền lợi có gì sai?

Nếu đúng như lao động phản ánh thì lỗi đó thuộc về doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp sai thì sẽ phải làm rõ và xử lý sau.

Vậy hướng giải quyết sắp tới của cơ quan quản lý là gì thưa ông?

Ngày hôm nay (5/3), sẽ có một đoàn cán bộ của Bộ Ngoại giao và Bộ LĐTBXH cùng đại diện các công ty sang Jordan giải quyết vấn đề mà lao động phản ánh, trên tinh thần bảo vệ quyền lợi người lao động.

Lâm Vũ (thực hiện)

giang
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Thời tiết mát mẻ ở Bắc Bộ kéo dài được mấy ngày?

Thời tiết mát mẻ ở Bắc Bộ kéo dài được mấy ngày?

Đời sống - 58 phút trước

GĐXH - Những cơn mưa xua tan nắng nóng ở Bắc Bộ dự kiến sẽ kéo dài trong nhiều ngày tới giúp thời tiết khu vực này trở nên mát mẻ hơn.

Ông Đỗ Anh Dũng kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt

Ông Đỗ Anh Dũng kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt

Pháp luật - 1 giờ trước

Bị tuyên mức án 8 năm tù về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Chủ tịch Tân Hoàng Minh Đỗ Anh Dũng vừa có đơn kháng cáo xin giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

Người đàn ông ở TPHCM nghi tâm thần, đốt nhà rồi cố thủ bên trong

Người đàn ông ở TPHCM nghi tâm thần, đốt nhà rồi cố thủ bên trong

Đời sống - 1 giờ trước

Lực lượng chức năng xác định nguyên nhân vụ hỏa hoạn xảy ra tại nhà dân ở quận Bình Thạnh (TPHCM) do người đàn ông nghi tâm thần, tự đốt rồi cố thủ bên trong.

TPHCM: 15 học sinh tiểu học nhập viện cấp cứu, nhiều ca nôn ói sau ăn sushi

TPHCM: 15 học sinh tiểu học nhập viện cấp cứu, nhiều ca nôn ói sau ăn sushi

Giáo dục - 1 giờ trước

Trong số 15 học sinh tại 4 trường tiểu học trên địa bàn TPHCM phải nhập viện cấp cứu do nghi ngờ ngộ độc thực phẩm, có 10 trường hợp xuất hiện triệu chứng bất thường sau khi ăn sushi.

Trong 5 ngày nghĩ lễ 30/4, Hải Phòng xử phạt hơn 5 tỉ đồng vi phạm giao thông

Trong 5 ngày nghĩ lễ 30/4, Hải Phòng xử phạt hơn 5 tỉ đồng vi phạm giao thông

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Trong 5 ngày nghỉ lễ 30/4- 1/5, lực lượng chức năng của Hải Phòng đã xử lý 2.156 trường hợp vi phạm giao thông; trong đó 573 trường hợp vi phạm nồng độ cồn.

Hết thời hạn tạm giữ giấy phép lái xe, người vi phạm không đến nhận có bị xử lý?

Hết thời hạn tạm giữ giấy phép lái xe, người vi phạm không đến nhận có bị xử lý?

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Theo quy định, thời hạn tạm giữ giấy phép lái xe không vượt quá thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Vậy, hết thời hạn tạm giữ giấy phép lái xe, người vi phạm không đến nhận có bị xử lý?

Cuộc trùng phùng đẫm nước mắt của 2 cha con sau 43 năm thất lạc

Cuộc trùng phùng đẫm nước mắt của 2 cha con sau 43 năm thất lạc

Xã hội - 3 giờ trước

GĐXH - Đằng đẵng hơn 40 năm thất lạc con là những hành trình dài đi tìm trong vô vọng. Ông Dụ cho rằng may mắn lớn nhất của bản thân là tìm lại được con trước khi "đi gặp tổ tiên". Những cái ôm chặt, những giọt nước mắt của niềm hạnh phúc vô bờ.

Ba người lái máy gặt lúa bất ngờ bị hành hung

Ba người lái máy gặt lúa bất ngờ bị hành hung

Pháp luật - 5 giờ trước

GĐXH - Sau khi nhận được thông tin 3 người lái máy gặt lúa bị hành hung, cơ quan chức năng ở Quảng Trị đang vào cuộc xác minh, làm rõ.

Kết quả xổ số (KQXS) hôm nay thứ Năm ngày 2/5/2024

Kết quả xổ số (KQXS) hôm nay thứ Năm ngày 2/5/2024

Xã hội - 5 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Năm ngày 2/5/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

P&G Việt Nam tiếp tục triển khai hợp tác chiến lược cùng Saigon Co.op mang nước uống sạch đến cộng đồng

P&G Việt Nam tiếp tục triển khai hợp tác chiến lược cùng Saigon Co.op mang nước uống sạch đến cộng đồng

Xã hội - 7 giờ trước

Công ty Procter & Gamble (P&G) Việt Nam tiếp tục cùng với Liên hiệp hợp tác xã thương mại TP.HCM (Saigon Co.op) triển khai dự án hợp tác chiến lược "Nước Uống Sạch cho Trẻ Em" năm 2024. Chương trình nhằm mang nước uống sạch đến với cộng đồng, giúp lan tỏa rộng rãi thông điệp ý nghĩa của Chương trình và kêu gọi sự tham gia đóng góp của cộng đồng.

Người dân được hưởng lợi lớn nhờ quy định này trong Luật Đất đai 2024

Người dân được hưởng lợi lớn nhờ quy định này trong Luật Đất đai 2024

Pháp luật

GĐXH - Theo Luật Đất đai 2024, việc phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và việc bố trí tái định cư phải được hoàn thành trước khi có quyết định thu hồi đất. Quy định này giúp người dân có đất bị thu hồi sớm "an cư, lạc nghiệp" để tiếp tục phát triển kinh tế.

Top