Hà Nội
23°C / 22-25°C

5 thói quen không tốt khi uống thuốc

Thứ tư, 19:11 08/12/2010 | Sống khỏe

Một ngày uống thuốc bao nhiêu lần, cách bao nhiêu tiếng uống một lần, đều được tính toán dựa trên quy luật biến đổi nồng độ thuốc trong máu của cơ thể trong 24 giờ.

1. Uống thuốc cùng bữa ăn

Nhiều người chúng ta quan niệm uống thuốc “trước bữa ăn” là uống “trước khi ăn bữa chính”, các món ăn vặt, hoa quả đều không tính đến. Thực ra, chỉ cần trong bụng có thức ăn đều có thể tính là “sau bữa ăn”.

Theo quan niệm của thầy thuốc, uống thuốc “trước bữa ăn” hoặc lúc “bụng rỗng” là vì thức ăn trong dạ dày có thể gây ảnh hưởng đến việc hấp thụ một số loại thuốc. Thông thường, uống thuốc “trước bữa ăn” là uống trước khi ăn 30 phút đến 1 tiếng.

Uống thuốc “sau bữa ăn” là vì một số loại thuốc có khả năng gây kích thích hệ thống tiêu hoá và thức ăn sẽ giúp giảm khả năng này, hoặc thành phần chất béo có trong thức ăn có thể đẩy nhanh quá trình hấp thụ thuốc.
 

Thời gian sử dụng thuốc trong ngày có thể là “1 lần/ngày”, đến “3 lần/ngày”. Chúng ta thường hiểu “3 lần/ngày” là uống thuốc cùng thời điểm với 3 bữa ăn chính. Thực ra, một ngày uống thuốc bao nhiêu lần, cách bao nhiêu tiếng uống một lần, đều được các thầy thuốc tính toán dựa trên quy luật biến đổi nồng độ thuốc trong máu của cơ thể trong 24 giờ.

Do vậy, nếu uống thuốc “3 lần/ngày”, nên cách 8 tiếng uống 1 lần; uống “2 lần/ngày” nên cách 12 tiếng uống 1 lần. Do thói quen nghỉ ngơi của mỗi người khác nhau, “ 3 lần/ngày” có thể là 7h sáng, 2-3h chiều, và 10h tối; “2 lần 1 ngày” có thể là 7h sáng và 7h tối.

2. Tách đôi thuốc khi uống

Một số người chúng ta thấy viên thuốc quá to thì bẻ đôi hoặc hòa tan trong nước cho dễ uống. Thực tế, việc này có thể làm giảm tác dụng của thuốc. Một số loại thuốc cần phải tự hòa tan trong dung dịch dạ dày, giúp nồng độ thuốc trong cơ thể được ổn định để mang lại hiệu quả điều trị.

Tách đôi viên thuốc khi uống sẽ thúc đẩy quá trình hòa tan của thuốc, khiến nồng độ thuốc trong máu trong một thời gian ngắn tăng lên quá nhanh, dễ gây ra nguy hiểm; thậm chí rút ngắn thời gian thuốc có tác dụng, gây ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng thuốc.

Để biết loại thuốc nào có thể tách đôi khi sử dụng, tốt nhất bạn nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Ngoài ra, bạn có thể kiểm tra phần thân viên thuốc. Thông thường các loại thuốc có thể tách đôi được, đều có vệt ngấn bên ngoài để có thể tách đôi chuẩn xác và dễ dàng.

3. Uống thuốc cùng sữa và nước hoa quả

Trẻ con khi uống thuốc thường sợ đắng nên bố mẹ hay dùng nước hoa quả hoặc sữa cho bé uống cùng thuốc, vừa làm giảm vị đắng, vừa bổ sung thêm nước và chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, nước hoa quả, sữa, sữa đậu nành…mặc dù đều là dung dịch, nhưng đều có thể gây phản ứng phụ với thuốc, làm giảm hiệu quả điều trị. Nghiên cứu cho thấy gần 50 loại thuốc có phản ứng phụ với nước hoa quả.

Lời khuyên của thầy thuốc: tốt nhất nên uống thuốc cùng nước ấm, để đảm bảo độ an toàn cũng như tác dụng điều trị.

4. Không kiêng trong ăn uống

Những gia vị thường ngày như dầu ăn, muối, đường…cũng có thể gây ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc:

Khi đang bổ sung sắt, bạn nên ăn ít dầu mỡ, không ăn các thực phẩm chiên rán, bánh ngọt…bởi chất béo có trong các thực phẩm đó làm hạn chế khả năng tiết dịch vị của dạ dày, giảm khả năng hấp thụ sắt.

Khi uống thuốc giảm huyết áp, thuốc trợ tim, cấm kỵ dùng các thực phẩm có hàm lượng muối cao.

Khi dùng các thuốc hỗ trợ tiêu hoá, bảo vệ dạ dày, không nên ăn nhiều đồ ngọt.

Sử dụng thuốc nói chung, thông thường không được uống rượu, bởi rượu có thể làm trương mạch máu, có tác dụng gần giống thuốc hạ huyết áp, trường hợp xấu nhất có thể dẫn đến tử vong.

5. Vừa nằm vừa uống thuốc

Không ít người chúng ta có thói quen nằm uống thuốc. Điều này dẫn đến việc một phần thuốc bị đọng lại, hoặc bám vào thành thực quản, không những gây ảnh hưởng đến việc hấp thụ thuốc, mà còn gây kích thích, làm viêm thực quản.

Các bác sỹ lâm sàng thông qua chụp X quang kiểm tra, phát hiện các bệnh nhân nằm uống thuốc đa số chỉ uống một ít nước cùng với thuốc, nên gần 60% lượng thuốc không vào được dạ dày, bị bám lại trên thành thực quản. Ngược lại, những bệnh nhân uống thuốc cùng ít nhất 60-100 ml nước khi đứng, chỉ 5 giây sau thuốc đã vào được dạ dày.

Do đặc trưng hấp thụ của các loại thuốc, theo các thầy thuốc, tư thế chuẩn nhất khi uống thuốc vẫn là tư thế ngồi.
 
Theo Dân Trí
hoaianh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Y tế - 10 giờ trước

GĐXH – Bệnh nhân được đưa vào viện trong tình trạng rất nặng, sốt cao 41 độ, mụn nước và nhiều mụn mủ toàn thân, loét miệng họng, ý thức chậm…

9 thói quen tốt đánh bại chứng mất ngủ

9 thói quen tốt đánh bại chứng mất ngủ

Sống khỏe - 11 giờ trước

Mất ngủ là rối loạn được đặc trưng bởi việc khó đi vào giấc ngủ. Người bị mất ngủ thường cảm thấy mệt mỏi khi thức dậy. Mất ngủ không chỉ làm suy giảm năng lượng và cảm xúc, mà còn gây tổn hại cho cả sức khỏe, công việc và chất lượng cuộc sống.

Loại củ được ví như nhân sâm trắng, giúp giải độc gan tự nhiên, rẻ tiền và được bán đầy chợ Việt

Loại củ được ví như nhân sâm trắng, giúp giải độc gan tự nhiên, rẻ tiền và được bán đầy chợ Việt

Sống khỏe - 14 giờ trước

GĐXH - Giải độc gan bằng thực phẩm tự nhiên là phương thuốc tốt nhất để hỗ trợ quá trình chữa bệnh của gan, trong đó phải kể đến của cải trắng.

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Y tế - 15 giờ trước

GĐXH - Sau khi bị thương, người bệnh đã được người nhà nhai lá cây và tự ý đắp vào tổn thương theo kinh nghiệm dân gian khiến cho vết thương tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử gây nguy hiểm cho người bệnh.

Trẻ viêm tiểu phế quản có nên dùng thuốc kháng sinh?

Trẻ viêm tiểu phế quản có nên dùng thuốc kháng sinh?

Mẹ và bé - 16 giờ trước

Trẻ bị viêm tiểu phế quản sẽ xuất hiện các biểu hiện như khó thở, thở khò khè, có thể gây suy hô hấp. Vậy khi trẻ bị viêm tiểu phế quản cha mẹ cần làm gì, chăm sóc như thế nào và có nên dùng thuốc kháng sinh?

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Y tế - 16 giờ trước

GĐXH – Khi thấy con có biểu hiện đau đầu kéo dài, tăng dần cả cường độ và tần suất trong thời gian dài, gia đình quyết định đưa con đi khám và phát hiện bệnh.

Chuyên gia Bộ Y tế nói gì về thông tin vaccine AstraZeneca COVID-19 có thể dẫn đến nguy cơ đông máu?

Chuyên gia Bộ Y tế nói gì về thông tin vaccine AstraZeneca COVID-19 có thể dẫn đến nguy cơ đông máu?

Sống khỏe - 18 giờ trước

Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê: Ban đầu khi triển khai tiêm vaccine COVID-19, chúng ta rất thận trọng, Bộ Y tế đã xây dựng quy trình tiêm chủng, người tiêm phải đo huyết áp, khám sàng lọc trước khi tiêm, theo dõi sau tiêm tại điểm tiêm.

Vì sao cần bổ sung vitamin D khi bị viêm khớp dạng thấp?

Vì sao cần bổ sung vitamin D khi bị viêm khớp dạng thấp?

Sống khỏe - 19 giờ trước

Viêm khớp dạng thấp khiến người bệnh bị đau khớp, mệt mỏi, yếu cơ, giảm chuyển động khớp… Việc bổ sung đủ lượng vitamin D cần thiết có thể giúp người bệnh giảm các triệu chứng này và hạn chế nguy cơ biến chứng của bệnh.

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Y tế - 22 giờ trước

GĐXH - Cả hai cháu nhập viện trong tình trạng bị suy hô hấp, sốc nhiễm trùng đường tiêu hóa. Trong đó, 1 cháu có thời điểm bị ngưng tim, ngưng thở nhưng đã được các bác sĩ tiến hành hồi sức và tim cháu đã đập trở lại.

Phụ nữ nên biết 7 nguyên nhân gây ung thư buồng trứng

Phụ nữ nên biết 7 nguyên nhân gây ung thư buồng trứng

Bệnh thường gặp - 22 giờ trước

Ung thư buồng trứng là một trong những căn bệnh ung thư phổ biến ở nữ giới, sau ung thư vú và ung thư cổ tử cung. Biết các yếu tố nguy cơ có thể giúp phụ nữ phát hiện các triệu chứng ung thư buồng trứng dễ bị bỏ qua.

Top