6 cách phê bình của cha mẹ khiến con 'tâm phục khẩu phục', không ấm ức trong lòng mà tự giác sửa đổi hành vi
Phê bình con sao cho khéo là cả một nghệ thuật!
Bạn đã từng vì con nghịch ngợm mà nổi giận, rồi sau đó lại hối hận? Bạn đã bao giờ nghĩ rằng việc phê bình con cái có thể là một sức mạnh dịu dàng, một phương pháp giáo dục khiến con dễ dàng chấp nhận hơn?
Hãy cùng khám phá những cách phê bình mà trẻ dễ chấp nhận nhất, có lẽ bạn sẽ nhận ra rằng phê bình cũng có thể ấm áp và hiệu quả như thế.
Cách thứ nhất: Phê bình bằng cách mô tả cụ thể sự việc
Trẻ em vốn dĩ tò mò, chúng thường không biết mình đã sai ở đâu. Khi phê bình trẻ, cha mẹ nên tránh dùng những lời lẽ chung chung, mơ hồ như "Con lúc nào cũng thế" hay "Con chẳng bao giờ nghe lời".
Thay vào đó, hãy chỉ ra cụ thể hành vi sai của trẻ. Ví dụ: "Con vừa vứt rác bừa bãi trong công viên, điều đó là sai", lời phê bình như vậy giúp trẻ hiểu rõ sai lầm của mình và dễ dàng chấp nhận, sửa đổi.
Cách thứ hai: Phê bình kèm theo bày tỏ cảm xúc và kỳ vọng
Nhiều khi cha mẹ chỉ tập trung vào hành vi của trẻ mà quên bày tỏ cảm xúc và kỳ vọng của mình. Điều này thường khiến trẻ cảm thấy bị trách mắng hơn là được thấu hiểu. Hãy bày tỏ cảm xúc và kỳ vọng của mình khi phê bình, để trẻ cảm nhận được tình yêu và sự ủng hộ của cha mẹ.
Chẳng hạn: "Mẹ/Bố thấy con vứt đồ chơi lung tung, mẹ/bố rất thất vọng. Mẹ/Bố mong con học cách tự sắp xếp đồ đạc của mình để nhà cửa gọn gàng hơn". Lời phê bình như vậy vừa chỉ ra vấn đề, vừa bày tỏ kỳ vọng, giúp trẻ dễ dàng chấp nhận hơn.
Cách thứ ba: Phê bình bằng cách khuyến khích tự suy ngẫm
Trẻ cần học cách tự suy ngẫm và rút kinh nghiệm trong quá trình trưởng thành. Cha mẹ có thể hướng dẫn trẻ tự suy nghĩ về hành vi của mình, giúp chúng nhận ra lỗi lầm và tìm cách sửa chữa.
Ví dụ: "Con nghĩ hành động vừa rồi của con có đúng không? Nếu không đúng, con nghĩ nên làm gì để tốt hơn?". Câu hỏi như vậy khuyến khích trẻ suy nghĩ về hành vi của mình và học cách chịu trách nhiệm.
Cách thứ tư: Phê bình bằng cách đưa ra gợi ý tích cực
Mục đích của phê bình không chỉ là chỉ ra lỗi lầm mà còn giúp trẻ tìm ra cách giải quyết vấn đề. Cha mẹ có thể đưa ra những gợi ý mang tính xây dựng khi phê bình, giúp trẻ biết cách sửa sai.
Ví dụ: "Mẹ/Bố biết con rất muốn chơi món đồ chơi đó, nhưng con có thể thử chia sẻ với em để cả hai cùng vui". Gợi ý này không chỉ giải quyết vấn đề hiện tại mà còn dạy trẻ cách chia sẻ và hợp tác với người khác.
Cách thứ năm: Phê bình với sự tôn trọng và khuyến khích
Mỗi đứa trẻ đều mong nhận được sự tôn trọng và công nhận từ cha mẹ. Khi phê bình, hãy cố gắng giữ thái độ tôn trọng và khuyến khích, để trẻ cảm nhận được sự ủng hộ và niềm tin của cha mẹ. Dù trẻ có mắc lỗi, chúng ta cũng nên công nhận nỗ lực của trẻ và khuyến khích chúng tiếp tục cố gắng.
Ví dụ: "Mẹ/Bố biết con rất muốn làm tốt việc này, nhưng lần này cách làm chưa đúng. Mẹ/Bố tin lần sau con sẽ làm tốt hơn". Lời phê bình như vậy không chỉ chỉ ra vấn đề mà còn khuyến khích trẻ tiếp tục cố gắng, giúp trẻ tự tin hơn khi đối mặt với khó khăn.
Cách thứ sáu: Phê bình bằng cách nói "Bố/mẹ thấy", thay vì chỉ trích trực tiếp "Con đã sai"
Khi cha mẹ trực tiếp phê bình "Con đã sai", "con làm như này là hư",... dễ khiến trẻ cảm thấy bị chỉ trích và tấn công, dẫn đến phản kháng. Trong khi đó, nếu nói "Bố/mẹ thấy" sẽ tập trung vào cảm xúc và quan điểm của cha mẹ, đặt cha mẹ và con cái vào cùng một vị trí, giảm bớt xung đột và khiến trẻ dễ chấp nhận hơn.
Ví dụ: "Mẹ/Bố thấy con làm như vậy không ổn, mẹ/bố hy vọng con có thể sửa đổi"/ Cách diễn đạt này làm giảm xung đột và khiến trẻ sẵn lòng lắng nghe ý kiến của bạn.
Sáu cách phê bình này không phải là độc lập mà có thể kết hợp với nhau, tùy theo tính cách và tình huống cụ thể của trẻ mà linh hoạt áp dụng. Khi phê bình con, chúng ta cần kiên nhẫn và yêu thương, dùng sự dịu dàng nhưng kiên định để hướng dẫn trẻ trưởng thành!
Không lương hưu, không con cái, cụ ông 76 tuổi bán nhà 5 tỷ đồng, “đầu tư” vào 3 thứ để tuổi già an nhàn, ai cũng phải ghen tỵ
Nuôi dạy con - 3 giờ trướcDẫu không có người để nương tựa, nhưng cụ ông này vẫn luôn có cách để những năm tháng cuối đời trở nên viên mãn khiến nhiều người trong làng tỏ ra ghen tỵ.
'Mọi câu trả lời đều có trong ta': Cuốn sách giúp giới trẻ tìm được chính mình
Nuôi dạy con - 1 ngày trướcGĐXH - "Mọi câu trả lời đều có trong ta" là tiêu đề của cuốn sách do nhóm tác giả Limdim viết dựa trên nhiều trải nghiệm của mỗi thành viên. Cuốn sách này sẽ cùng bạn sẻ chia rất nhiều cung bậc cảm xúc trên hành trình trưởng thành, từ những nỗi buồn sâu kín đến niềm vui trong trẻo, bình dị, và cả những phút giây rực rỡ, lấp lánh.
Con lớn lên trầm tĩnh và biết chờ đợi nắm bắt cơ hội nhờ được cha mẹ rèn kĩ tính cách này từ nhỏ
Nuôi dạy con - 1 ngày trướcGĐXH - Đối với một đứa trẻ, kiên nhẫn chờ đợi hay phải kìm nén bản thân là một điều vô cùng khó khăn. Nếu không được rèn luyện kĩ năng này từ nhỏ, lớn lên con sẽ gặp nhiều trở ngại trong cuộc sống.
8 'chiêu' ứng phó với 'cơn bão' dậy thì của con mà cha mẹ nên biết
Nuôi dạy con - 3 ngày trướcGĐXH - Trên thực tế, bạn hoàn toàn có thể nhẹ nhàng đối mặt với giai đoạn này của con nếu biết thay đổi bản thân mình trước hết cho phù hợp với tâm lý của trẻ.
Con lớn lên dễ thất bại vì nhiều cha mẹ xem nhẹ việc dạy con bài học quan trọng này
Nuôi dạy con - 3 ngày trướcGĐXH - Là cha mẹ, một trong những nhiệm vụ của bạn là dạy con cư xử theo các chuẩn mực xã hội. Con cần phải biết nhận sai và nói lời xin lỗi.
Tranh cãi vụ bà nội tự ý đặt tên cho cháu, vợ chồng trẻ lục đục vì một chữ “Thị” trong giấy khai sinh
Nuôi dạy con - 4 ngày trước“2024 rồi không còn mấy ai thích chữ ‘Thị’ trong tên nữa, tốt nhất là con của ai để người đó đặt tên”, một dân mạng bình luận.
8 kỹ năng thực tế không có trong sách vở mà cha mẹ nên dạy con từ sớm
Nuôi dạy con - 4 ngày trướcGĐXH - Nếu các phụ huynh chú ý hơn đến việc phát triển các kỹ năng mềm của con em mình, chúng sẽ lớn lên tự tin và kiên cường hơn.
Đứa trẻ thường đi chân trần và đi dép khác nhau như thế nào? Nghiên cứu khoa học phát hiện 3 BÍ MẬT thú vị!
Nuôi dạy con - 5 ngày trướcViệc để trẻ đi chân trần mang lại nhiều lợi ích không ngờ tới.
Trẻ có thông minh hay không phụ thuộc vào 2 bộ phận này – Cha mẹ tham khảo để giúp con phát triển trí não, học hành giỏi giang!
Nuôi dạy con - 5 ngày trướcMật mã của chỉ số IQ cao ẩn sâu trong hai bộ phận trên cơ thể trẻ.
Quy tắc dạy con đỉnh cao của tác giả cuốn sách 'Vô cùng tàn nhẫn, vô cùng yêu thương', trong đó có 4 điều tối kỵ
Nuôi dạy con - 1 tuần trướcGĐXH - Lời khuyên của Sara Imas, tác giả cuốn sách nổi tiếng "Vô cùng tàn nhẫn, vô cùng yêu thương" đã giúp cha mẹ bước ra khỏi những sai lầm trong cách nuôi dạy con cái.
Cha mẹ thuộc nhóm máu này con sinh ra sẽ có IQ cao hơn hẳn
Nuôi dạy conGĐXH - Di truyền là một trong những yếu tố có thể góp phần xác định tiềm năng trí tuệ của trẻ.