7 loại đồ uống giảm đầy bụng, khó tiêu
Đầy bụng, khó tiêu là cảm giác vô cùng khó chịu. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này, trong đó phần nhiều do cách ăn uống. Đôi khi chỉ cần sử dụng một số loại đồ uống đơn giản cũng có thể giúp cải thiện đầy bụng và hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn.
1. Cách cải thiện đầy bụng, khó tiêu do ăn uống
Đầy hơi là tình trạng đặc trưng bởi cảm giác đầy bụng, căng tức hoặc chướng bụng . Đầy hơi có thể do nhiều yếu tố gây ra, bao gồm do cách ăn uống, các vấn đề về tiêu hóa, thay đổi nội tiết tố, thậm chí do căng thẳng.
Do thực phẩm: Khi ăn một số loại thực phẩm như; đậu, bông cải xanh, bắp cải, hành tây, các sản phẩm từ sữa, chất tạo ngọt nhân tạo có thể gây đầy hơi và chướng bụng.
Ăn nhanh, ăn quá nhiều: Ăn quá nhiều thức ăn có thể gây đầy hơi và khó chịu, đặc biệt là khi ăn quá nhanh.
Hội chứng ruột kích thích: Đây là một rối loạn tiêu hóa phổ biến gây đầy hơi, chướng bụng, tiêu chảy và táo bón.
Táo bón: Khi phân tích tụ trong ruột kết, nó có thể gây đầy hơi và khó chịu.
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản : Đây là tình trạng acid dạ dày chảy ngược vào thực quản, gây đầy hơi, ợ nóng và buồn nôn.
Không dung nạp thức ăn: Một số người không dung nạp một số loại thực phẩm nhất định như gluten hoặc lactose dẫn đến đầy bụng và các triệu chứng tiêu hóa khác.
Rối loạn vi khuẩn đường ruột: Hệ vi sinh vật đường ruột là tập hợp các vi sinh vật sống trong đường tiêu hóa, đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa, trao đổi chất và chức năng miễn dịch. Khi sự cân bằng của các vi sinh vật này bị phá vỡ dẫn đến một loạt các triệu chứng tiêu hóa, bao gồm đầy hơi, chướng bụng và đau bụng.
Theo ThS.BS Vũ Tấn Phúc, chuyên khoa Tiêu hoá, trong hầu hết các trường hợp, việc thay đổi chế độ ăn uống và lối sống có thể kiểm soát và cải thiện tình trạng đầy bụng, khó tiêu như: ăn chậm, nhai kỹ; ăn nhiều bữa nhỏ; tập thể dục đều đặn…
Không nhai kẹo cao su, uống đồ uống có gas, không hút thuốc, tránh ăn các loại thực phẩm có thể gây đầy bụng và thay bằng các thực phẩm chứa carbohydrate dễ tiêu hóa hơn như: chuối, trái cây họ cam quýt, dứa, kiwi, đu đủ, sữa chua, gừng, bạc hà…

Trà gừng là đồ uống phổ biến nên dùng khi bị đầy bụng, khó tiêu.
2. Một số loại đồ uống giúp giảm tình trạng đầy bụng, khó tiêu
Trà gừng
Một trong những lợi ích của trà gừng được nhiều người biết đến là nhanh chóng làm giảm cảm giác buồn nôn, hỗ trợ tiêu hóa và giảm đầy hơi, chướng bụng.
Gừng có tác dụng kháng virus, kháng khuẩn và chống viêm hiệu quả. Loại gia vị này còn chứa một loại enzyme tiêu hóa gọi là zingibain, enzyme này giúp cơ thể phân hủy protein. Nó cũng có tác dụng thư giãn tốt cho đường ruột, giảm viêm trong ruột kết, giúp thức ăn đi qua hệ thống tiêu hóa dễ dàng hơn và giảm đầy hơi hiệu quả.
Cách chế trà gừng rất đơn giản, chỉ cần dùng gừng tươi rửa sạch, cạo vỏ, thái mỏng, cho vào nồi thêm nước đun sôi trên lửa nhỏ. Cho nước gừng đã đun trộn với một chút đường, khuấy đều là uống được.
Trà bạc hà
Trà bạc hà được biết đến với khả năng làm giãn các cơ ở đường tiêu hóa, giúp giảm đầy hơi và giảm chứng khó tiêu. Đó cũng chính là lý do mọi người thường uống trà bạc hà sau bữa tối, không chỉ giúp cảm thấy thư giãn mà còn có tác dụng thúc đẩy tiêu hóa tốt hơn.
Trà hoa cúc
Hoa cúc là một nguyên liệu phổ biến trong nhiều loại trà thảo mộc giúp giảm mệt mỏi và tinh thần thoải mái. Đồng thời có tác dụng chống viêm, thư giãn hệ tiêu hóa và giảm đầy hơi.
Thành phần chính của trà là hoa cúc khô, hãm với nước sôi. Có thể uống trà hoa cúc mọi thời điểm trong ngày. Tuy nhiên nên uống sau khi ăn 30 phút, trước khi đi ngủ nửa tiếng. Nên uống sau những bữa ăn nhiều đạm động vật, dầu mỡ để hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn.
Trà hạt thì là
Thì là là một loại thuốc lợi tiểu tự nhiên và có thể giúp loại bỏ khí đường ruột. Các hợp chất anethole, fenchone và estragole trong hạt thì là có đặc tính chống co thắt và chống viêm, giúp thư giãn cơ ruột và thông khí. Do đó, trà hạt thì là thường được dùng để giảm đầy hơi và chướng bụng. Cách dùng là ngâm hạt thì là trong nước nóng để uống.
Nước chanh
Nước chanh có tính acid giống với dịch tiêu hóa của dạ dày, có thể giúp giảm đầy hơi và các triệu chứng khó tiêu khác. Thời điểm tốt nhất để uống nước chanh là sau khi ăn khoảng 30 phút. Không nên uống nước chanh đậm đặc mà nên pha loãng với nước để giảm nồng độ acid, đặc biệt người có bệnh dạ dày không nên uống nhiều hoặc uống nước chanh khi bụng đói vì có thể gây bào mòn niêm mạc dạ dày khiến tình trạng đau trầm trọng hơn.

Uống nước chanh giúp giảm đầy hơi.
Nước ép dứa
Uống nước ép dứa có thể hỗ trợ tiêu hóa và giảm đầy bụng hiệu quả do dứa có chứa một loại enzyme tiêu hóa gọi là bromelain.
Bromelain được cho là hỗ trợ tiêu hóa bằng cách phá vỡ các protein trong ruột có thể gây đầy hơi. Bromelain cũng có đặc tính kháng khuẩn giúp bảo vệ đường ruột khỏi vi khuẩn gây tiêu chảy như như E.coli và giảm viêm ruột.
Chỉ nên uống một ly nước ép dứa tươi mỗi ngày là vừa đủ và không thêm đường.
Kefir
Kefir là một thức uống từ sữa lên men có vẻ ngoài trông giống như sữa chua loãng, được làm bằng sữa bò hoặc không sữa, men và vi khuẩn lành mạnh. Nó chứa các enzyme tiêu hóa lipase (phân hủy chất béo), lactase (phân hủy đường sữa) và protease (protein).
Sử dụng kefir giúp thúc đẩy hệ vi sinh đường ruột khỏe mạnh, giảm khó chịu đường ruột và hỗ trợ tiêu hóa. Do đó kefir là một lựa chọn tốt đối với những người bị đầy bụng, khó tiêu.

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam
Y tế - 41 phút trướcGĐXH - Vừa qua, Viện Đông y Việt Nam phối hợp với các chuyên gia vừa tổ chức Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam.

Nhận thức đúng, can thiệp kịp thời giúp trẻ tự kỷ sớm hòa nhập cộng đồng
Sống khỏe - 1 giờ trướcGĐXH - Theo các chuyên gia, dù không thể "chữa khỏi" nhưng tự kỷ hoàn toàn có thể được hỗ trợ hiệu quả nếu có nhận thức đúng và hành động đúng từ gia đình, nhà trường và xã hội.

Đi khám vì nước tiểu sậm màu, bé 9 tuổi phát hiện bị tổn thương thận do căn bệnh này gây nên
Bệnh thường gặp - 2 giờ trướcGĐXH - Căn bệnh lupus ban đỏ của bé đã ảnh hưởng đến thận nên cần ăn nhạt, ít muối, hạn chế tiếp xúc ánh nắng, tốt nhất trước 8 giờ sáng và sau 5 giờ chiều...

Nga lên tiếng về loại virus chưa xác định gây ra tình trạng sốt và ho ra máu
Bệnh thường gặp - 2 giờ trướcRospotrebnadzor - cơ quan của Nga chịu trách nhiệm giám sát việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và sức khỏe cộng đồng - đã lên tiếng về loại virus lạ này.

Ngày nào cũng ăn chuối có được không?
Sống khỏe - 2 giờ trướcNhiều người thích ăn chuối hàng ngày nhưng lo lắng hàm lượng đường trong loại quả này ảnh hưởng đến sức khỏe. Tham khảo những thông tin dinh dưỡng của chuối để có thêm lựa chọn cho chế độ ăn.

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?
Y tế - 5 giờ trướcCơ quan BHXH thực hiện thay đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh BHYT ban đầu của người tham gia trên cơ sở dữ liệu thẻ BHYT. Trường hợp thông tin trên thẻ BHYT bản giấy và bản điện tử khác nhau thì thực hiện theo thông tin trên thẻ BHYT điện tử.

Liên tiếp 3 người ở Quảng Ninh ngừng tim do nhồi máu cơ tim cấp
Bệnh thường gặp - 6 giờ trướcGĐXH - Cả 3 bệnh nhân nhồi máu cơ tim lần này đều rơi vào tình trạng rung thất, ngừng tim chỉ trong vài giây...

Đo đường huyết, người bệnh tiểu đường cần làm điều này để có kết quả chính xác nhất
Bệnh thường gặp - 7 giờ trướcGĐXH - Người bệnh tiểu đường cần đo đường huyết thường xuyên để biết lượng đường trong cơ thể đang ở mức cao hay thấp. Từ đó điều chỉnh chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt của mình.

8 loại trái cây không nên ăn khi bụng đói
Sống khỏe - 7 giờ trướcGĐXH - Ăn một số loại trái cây có chứa axit tannic hoặc các axit hữu cơ khác (như hồng, cam, táo gai) khi bụng đói dễ gây ra các cơn đau dạ dày.

Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh thận? Chị em có 1 trong 8 dấu hiệu này cần cảnh giác
Bệnh thường gặp - 21 giờ trướcGĐXH - Bệnh thận yếu ở nữ giới nếu không phát hiện và điều trị có thể tiến triển nặng, trường hợp nguy hiểm nhất là mất hoàn toàn chức năng thận, khi đó người bệnh phải chạy thận, lọc máu nhân tạo.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặpGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng 5.6 đến 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.