Cô gái 18 tuổi có thận 'hóa đá' và những sai lầm tàn phá thận một cách nhanh chóng của nhiều người
GĐXH – Theo các bác sĩ, hiện nay, bệnh thận đang có xu hướng trẻ hóa. Đáng nói, thói quen ăn uống, sinh hoạt không điều độ là một trong những yếu tố nguy cơ thúc đẩy căn bệnh này.
Mới đây, BS Mai Văn Lực - Khoa Phẫu thuật Tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E cho biết, các bác sĩ đơn vị này vừa tiếp nhận một bệnh nhân trẻ tuổi phải cấp cứu lúc nửa đêm từ thói quen ăn uống thiếu lành mạnh.
Theo đó, bệnh nhân nữ N.V.H, 18 tuổi (ở Hà Nội) nhập viện trong đêm do đau dữ dội vùng thắt lưng, tiểu buốt và nôn mửa.
Tại bệnh viện, qua thăm khám, các bác sĩ nhận thấy bệnh nhân bị viêm thận, sỏi niệu quản 4mm gây tắc nghẽn đột ngột. Đáng chú ý, hình ảnh chụp CT cho thấy thận của bệnh nhân bị viêm hóa đá (vì nước tiểu tắc nghẽn; viêm thận).
Khai thác tiền sử được biết, bệnh nhân có thói quen hay uống trà sữa, ăn mì tôm và lười uống nước lọc hàng ngày.

Hình ảnh thận hóa đá của bệnh nhân. Ảnh: BSCC.
Theo bác sĩ Lực, trường hợp trên là lời cảnh tỉnh về hệ lụy của thói quen ăn uống thiếu khoa học, nhất là đối với giới trẻ. Bởi, trên thực tế, hiện nay không ít người đang phải đối mặt với các vấn đề về thận và tiết niệu khi tuổi đời còn rất trẻ. Trong khi đó, nguyên nhân lại xuất phát từ chính những thói quen "yêu thích" của nhiều bạn trẻ khiến thận dần bị hủy hoại.
Đơn cử, tại Trung tâm Thận tiết niệu và Lọc máu, Bệnh viện Bạch Mai cũng thường xuyên tiếp nhận và điều trị cho các bệnh nhân trẻ mắc các bệnh lý liên quan đến thận. Đặc biệt, có những thanh niên còn rất trẻ đã bị bệnh thận ở giai đoạn cuối.
Các bác sĩ cho biết, bệnh thận thường diễn biến rất âm thầm, giai đoạn đầu thường không có triệu chứng. Có nhiều người trẻ chỉ phát hiện bệnh sau khi khám sức khỏe tại nơi làm việc hoặc làm hồ sơ đi du học.
Theo TS.BS Nghiêm Trung Dũng, Trung tâm Thận tiết niệu và Lọc máu, Bệnh viện Bạch Mai, xu hướng trẻ hóa người bị suy thận liên quan đến nhiều vấn đề, trong đó ngoài nguyên nhân do viêm cầu thận thì thói quen ăn uống, sinh hoạt không điều độ của người trẻ cũng là yếu tố nguy cơ.
Cụ thể, vị chuyên gia này cho biết, người trẻ bây giờ sử dụng quá nhiều đồ uống không rõ nguồn gốc, ăn nhiều đồ ăn tiện lợi như mì gói với hàm lượng muối cao cộng thêm thói quen sinh hoạt không điều độ, không đúng theo nhịp sinh học. Ngủ quá muộn, lười vận động dẫn đến béo phì. Đây là những yếu tố nguy cơ gây ra nhiều bệnh, trong đó có bệnh thận.
Cảnh báo những thói quen tàn phá thận

Thói quen ăn uống thiếu khoa học làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận. Ảnh minh họa.
Thói quen ăn mặn: Đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn thường chứa hàm lượng muối cao và các phụ gia bảo quản. Trong khi đó, ăn nhiều muối ảnh hưởng trực tiếp đến thận. Muối là nguyên nhân gây ra các chứng bệnh như sỏi thận, thận nhiễm mỡ và làm tăng nguy cơ tử vong do bệnh tim...
Cụ thể, ăn nhiều muối khiến cơ thể buộc phải thu nạp nhiều nước hơn, tích tụ nước dẫn đến tuần hoàn máu đến cầu thận tăng, thận phải làm việc nhiều để lọc máu. Một nghiên cứu cho thấy ăn nhiều natri và kali có thể làm cho bệnh thận mạn tính trở nên tồi tệ hơn.
Ăn nhiều đồ chiên rán: Đồ chiên rán thường được biết đến là các món ăn chứa nhiều dầu, mỡ. Nếu ăn lâu ngày sẽ tích tụ trong cơ thể, không những khiến tăng cân mà còn gây gánh nặng cho thận, khiến thận không thể hoạt động một cách hiệu quả. Nếu tình trạng này kéo dài dễ dẫn đến nguy cơ mắc bệnh thận.
Uống ít nước: Nhiều người có thói quen nhịn tiểu và ngại uống nước nhất là vào mùa lạnh có nguy cơ mắc các bệnh lý về thận (đặc biệt là sỏi thận) cao hơn người khác. Bởi nhịn tiểu lâu dài sẽ tạo áp lực cho thận và uống quá ít nước sẽ khiến nước tiểu đậm đặc. Khi đó, thận bị lắng đọng nhiều độc tố dẫn đến tình trạng suy giảm chức năng thận.
Lười vận động thể chất: Lối sống ít vận động, ngồi nhiều làm tăng nguy cơ rối loạn chuyển hóa, tăng cân, béo phì và các bệnh lý nền như đái tháo đường, tăng huyết áp làm tăng nguy cơ mắc bệnh suy thận mạn ở người trẻ.
Tự ý dùng thuốc: Một số người trẻ khi có vấn đề sức khỏe thường tự mua thuốc về uống, đặc biệt là tình trạng mua thuốc qua mạng, thuốc không rõ nguồn gốc. Việc sử dụng thuốc không theo chỉ định của bác sĩ tiềm ẩn nguy cơ gây gánh nặng cho thận, về lâu dài có thể tiến triển sang suy thận.
Để phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh thận, các chuyên gia khuyến cáo, người dân cần uống đủ nước mỗi ngày (khoảng 2 lít) để giúp thận loại bỏ độc tố và chất thải hiệu quả, ngăn ngừa sỏi thận và nhiễm trùng đường tiết niệu.
Bên cạnh đó, có chế độ ăn uống lành mạnh, ăn nhiều rau xanh và trái cây; hạn chế các thực phẩm chế biến sẵn, giảm lượng muối ăn vào giúp kiểm soát huyết áp, giảm nguy cơ mắc bệnh thận. Cùng với đó, không hút thuốc lá, hạn chế uống rượu bia để loại bỏ những tác nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận.
Đồng thời, tập thể dục đều đặn, kiểm soát cân nặng hợp lý giúp cải thiện tuần hoàn máu, giảm nguy cơ tăng huyết áp, béo phì và các bệnh lý liên quan đến thận.
Mặt khác, không tự ý sử dụng thuốc, đặc biệt là thuốc giảm đau không kê đơn, vì có thể gây tổn thương thận. Khám sức khỏe định kỳ, đặc biệt là kiểm tra chức năng thận, giúp phát hiện sớm các vấn đề về thận và có biện pháp can thiệp kịp thời.

Nam thanh niên 30 tuổi ở Phú Thọ có sán dây dài hơn 3 mét do thường xuyên ăn món quen thuộc này
Y tế - 11 giờ trướcGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chỉ định thụt tháo để chuẩn bị nội soi đại tràng. Sau thụt, các bác sĩ ghi nhận một con sán dây dài hơn 3 mét được thải ra theo phân, còn sống.

Cách phân biệt carbohydrate 'tốt' và carbohydrate 'xấu'
Sống khỏe - 14 giờ trướcKhông phải tất cả carbohydrate đều như nhau, việc phân biệt carbohydrate 'tốt' với carbohydrate 'xấu' là cần thiết cho sức khỏe và kiểm soát lượng đường trong máu.

Cách ăn trứng buổi sáng không làm tăng cholesterol, an toàn và tốt nhất cho sức khỏe
Sống khỏe - 15 giờ trướcGĐXH - Nếu sáng nào cũng chỉ ăn trứng mà không kết hợp thêm các loại thực phẩm khác, cơ thể sẽ dần thiếu hụt những dưỡng chất thiết yếu...

Cách đơn giản để ăn được nhiều chất xơ hơn
Sống khỏe - 17 giờ trướcChất xơ là một thành phần thiết yếu của chế độ ăn uống lành mạnh nhưng trên thực tế có rất nhiều người lại không cung cấp đủ lượng khuyến nghị mỗi ngày. Vậy phải làm sao để khắc phục tình trạng này?

2 người bị 'bùng phát' viêm gan B mạn tính thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Một người bệnh có tiền sử mắc viêm gan B, thế nhưng anh lại tự dừng thuốc, không đi khám bệnh trong 1 năm nay; một người có thói quen đi khám sức khỏe định kỳ nhưng lại “quên” kiểm tra xét nghiệm về gan.

Nam sinh 21 tuổi suy tim, suy thận vì loại đồ uống khoái khẩu giới trẻ Việt yêu thích
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Điều tra bệnh sử, các bác sĩ cho biết nam sinh bị suy thận này không có tiền sử bệnh lý nào khác ngoài việc uống quá nhiều đồ uống tăng lực.

Bất ngờ nguyên nhân khiến nam thanh niên 18 tuổi đang khỏe mạnh bỗng sốc mất máu nguy kịch
Sống khỏe - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng nguy kịch, da niêm mạc nhợt, huyết áp tụt, bụng chướng, đau dữ dội, nhiều dịch máu trong ổ bụng.

Người đàn ông ở Hải Dương nguy kịch do dùng thuốc điều trị viêm gan B theo cách này
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan giai đoạn F4 – giai đoạn nặng. Cùng lúc, ông được chẩn đoán thêm đái tháo đường type 2, làm tăng nguy cơ tổn thương gan.

Người phụ nữ 64 tuổi bất ngờ phát hiện ung thư đại tràng di căn phổi từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Người phụ nữ bị ung thư đại tràng di căn phổi có dấu hiệu bị táo bón liên tục trong khoảng 3 tháng, trước khi phát hiện bệnh.

Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang mất nước
Sống khỏe - 1 ngày trướcMất nước là tình trạng cơ thể không có đủ chất lỏng để hoạt động bình thường. Vào mùa hè, nguy cơ mất nước thường phổ biến hơn.

Chấn động: Bé gái 3 tháng tuổi bị người thân xâm hại tình dục
Y tếGĐXH - Tại bệnh viện, các bác sĩ phát hiện bé bị rách màng trinh và tổn thương âm đạo khoảng 1,5 cm.