Hà Nội
23°C / 22-25°C

72 dự án gây thất thoát 42.000 tỷ đồng

Thứ hai, 17:17 29/10/2018 | Xã hội

GiadinhNet – “Trong tình trạng lò đang nóng, xử lý nghiêm các vi phạm không tuân thủ pháp luật thì văn bản pháp luật mâu thuẫn chồng chéo chưa hợp lý cần sửa đổi ngay” – đại biểu Nguyễn Ngọc Phương, doàn Quảng Bình nói.


Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương, đoàn Quảng Bình.

Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương, đoàn Quảng Bình.

Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương, đoàn Quảng Bình cho biết, báo cáo của Chính phủ nêu khả năng cân đối ngân sách bố trí hàng năm gặp nhiều khó khăn. Việc lựa chọn dự án phù hợp để đưa vào kế hoạch đầu tư còn nhiều bất cập, các bộ, ngành, địa phương còn lúng túng trong triển khai thực hiện, chưa có giải pháp cụ thể để lựa chọn các dự án tối ưu, giải quyết được tình trạng mất cân đối, đáp ứng nguồn vốn.

Việc giao kế hoạch đầu tư công cho các bộ, ngành, địa phương còn chậm và thực hiện chậm. Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính, Ngân sách có nêu tình trạng đầu tư dàn trải dang dở, nhiều dự án bị giãn, hoãn tiến độ, nợ đọng, chậm vốn không đúng tiến độ, hoàn thiện thủ tục đầu tư giao kế hoạch vốn trung hạn còn chậm, chưa đảm bảo tính ổn định, giao vốn nhiều lần, kéo dài thời gian, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện.

Việc đẩy nhanh các tiến độ trong các dự án chưa đạt yêu cầu đề ra, việc này tôi rất chia sẻ với Chính phủ nhiều điều còn tồn tại trong nhiều năm. Nhiều đại biểu phát biểu kiến nghị phải đầu tư có trọng điểm, tránh đầu tư dàn trải, nhưng sau đó lại kiến nghị tỉnh mình về lĩnh vực này, lĩnh vực kia. Điều này rất khó khăn và rất chia sẻ với Chính phủ và Bộ KH&ĐT.

“Tôi rất đồng tình với ý kiến của đại biểu Mai (đại biểu Vũ Thị Lưu Mai - TP Hà Nội) là báo cáo chưa nêu được cụ thể đầu tư công thời gian có bao nhiêu đầu tư có hiệu quả, bao nhiêu đầu tư thua lỗ, bao nhiêu dự án cần được xem xét, kiến nghị, điều tra, xem xét và truy tố.

Nguyên nhân, giải pháp xử lý, tỉnh nào, doanh nghiệp nào tốt và doanh nghiệp nào chưa tốt. Có như thế mới xác định được trách nhiệm tổ chức, cá nhân để xử lý nghiêm, làm bài học cho tổ chức quản lý và hy vọng ngăn chặn được tình trạng thất thoát, lãng phí vốn như thời gian qua.

Cụ thể, đầu nhiệm kỳ có nêu 5 dự án, tôi có chất vấn là giải pháp xử lý như thế nào? Có dự án nữa không, sau đó có đưa ra 12 dự án. Gần đây theo đánh giá của Bộ Tài chính và Ngân hàng thế giới công bố tháng 10/2017, Việt Nam thuộc nước nợ công cao.

Thực tế, đầu nhiệm kỳ Chính phủ, Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính đã có rất nhiều giải pháp tích cực, hiệu quả trong thực hiện vấn đề nợ công và nguy hiểm. Cán cân tài chính đang đối mặt với rất nhiều rủi ro.

Nguyên nhân chủ yếu là hậu quả của đầu tư công không hiệu quả, kỷ luật ngân sách yếu, phân cấp ngân sách không hiệu quả. Tháng 10 năm 2017 Bộ KH&ĐT đã công bố tình trạng đầu tư không hiệu quả trước nhiệm kỳ này không phải là 12 dự án mà 72 dự án. Gây thất thoát 42 nghìn tỷ đồng, làm tăng gánh nặng trong ngân sách, nhiều dự án dang dở, chậm tiến độ. Mức tăng đầu tư gây lãng phí. Tôi lấy được thông tin này trên bảng tin”.

Đại biểu Phương kiến nghị: “Một, Chính phủ cần phải tiếp tục chỉ đạo, bổ sung vào các báo cáo thanh tra, xử lý các sai phạm thời gian qua đến đâu, bao nhiêu dự án được phục hồi, số lượng kinh phí được thu hồi, bao nhiêu dự án phá sản, mức độ xử lý nghiêm các sai phạm, các tổ chức cá nhân để cảnh báo, răn đe, đồng thời rút kinh nghiệm cho các giải pháp đầu tư công trong thời gian sắp tới.

Hai, Quốc hội, Chính phủ phải cho rà soát tổng thể để có giải pháp xử lý cụ thể từng nguyên nhân hạn chế nêu trong báo cáo như luật pháp còn nhiều điểm chưa hợp lý, thiếu thống nhất, thiếu chi tiết, hướng dẫn chậm, làm phát sinh nhiều thủ tục hành chính, làm khó khăn vướng mắc, chậm tiến độ thực hiện.

Trong tình trạng lò đang nóng, xử lý nghiêm các vi phạm không tuân thủ pháp luật thì văn bản pháp luật mâu thuẫn chồng chéo chưa hợp lý cần sửa đổi ngay. Để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án, tạo nguồn thu cho quốc gia và doanh nghiệp, trước kia nhiều lãnh đạo giám làm và giám chịu trách nhiệm nhưng đây rất khó thực hiện điều này.

Chắc chắn ai dám làm, dám chịu trách nhiệm mà khi vi phạm đều bị xử lý. Cụ thể, trong Nghị định 67, nghị định này quản lý rất tốt, rất chặt nhưng cần phải làm rõ thêm ở chỗ phần nào giao cho tỉnh, phần nào giao cho Chính phủ. Đấu thầu trên đất mà mức độ dưới 1 tỷ cũng nên giao cho tỉnh, không cần phải xin lên ý kiến Chính phủ, hoặc cái nào chỉ định thầu mà mức độ nào giao Chính phủ.

Các trường hợp phân các dự án đất thuộc nông, lâm trường thì không nên phải đưa vào đấu thầu. Tôi đề nghị chỗ này phải xem xét để điều chỉnh.

Ba, Chính phủ, các bộ, ngành liên quan cần có giải pháp để khắc phục tình trạng cán bộ yếu và năng lực yếu ở một số bộ”.

Minh Anh

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
CLIP: Người phụ nữ giả vờ hỏi mua vàng rồi cướp 5 chỉ vàng

CLIP: Người phụ nữ giả vờ hỏi mua vàng rồi cướp 5 chỉ vàng

Pháp luật - 20 phút trước

Người phụ nữ bịt kín mặt vào giả vờ hỏi mua vàng rồi nhanh tay cướp 5 chỉ vàng chạy ra xe máy tẩu thoát.

Công an xác định nhóm đánh hội đồng một nữ sinh ở huyện Củ Chi, TP HCM

Công an xác định nhóm đánh hội đồng một nữ sinh ở huyện Củ Chi, TP HCM

Pháp luật - 48 phút trước

Công an đang làm việc với gia đình những người liên quan.

Cụ bà 71 tuổi bị lừa hơn 300 triệu đồng vì một mánh khóe không mới

Cụ bà 71 tuổi bị lừa hơn 300 triệu đồng vì một mánh khóe không mới

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Bất ngờ nhận được cuộc điện thoại của đối tượng lạ, người này tự nhận là công an và thông báo có liên quan đến vụ án rửa tiền khiến một cụ bà 71 tuổi hoang mang lo lắng. Khi đối tượng yêu cầu phải nộp tiền, nạn nhân đã mang hơn 300 triệu đồng chuyển vào tài khoản mà hắn chỉ định.

Phát hiện người đàn ông mang ma tuý khi tham gia giao thông

Phát hiện người đàn ông mang ma tuý khi tham gia giao thông

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH – Tiến hành kiểm tra hành chính của một đối tượng đang tham gia giao thông, Tổ công tác 141 Công an TP Hà Nội phát hiện người này đang giấu ma túy trong túi quần.

Cầu phao Phong Châu bắt đầu hoạt động từ sáng nay

Cầu phao Phong Châu bắt đầu hoạt động từ sáng nay

Thời sự - 1 giờ trước

Sau khi lắp đặt xong, từ 6h ngày 30/9, người, xe thô sơ, xe mô tô, xe gắn máy, xe ô tô con và xe bán tải lưu được đi qua cầu phao Phong Châu (Phú Thọ).

Truy tìm 2 đối tượng liên quan đến vụ án tổ chức cho người khác trốn đi nước  ngoài

Truy tìm 2 đối tượng liên quan đến vụ án tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH – Xác định các nghi phạm liên quan đến vụ án tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài không còn sinh sống tại nơi cư trú, Cơ quan An ninh điều tra Công an TP Hà Nội đã ra quyết định tiến hành truy tìm.

Điểm danh những nơi có mưa rất to do không khí lạnh tràn về

Điểm danh những nơi có mưa rất to do không khí lạnh tràn về

Thời sự - 2 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết, do ảnh hưởng của bộ phận khí lạnh, nhiều tỉnh thành mưa gia tăng, nhiệt giảm. Dự báo có những nơi mưa rất to trên 200mm.

Tin sáng 30/9: Thông tin mới nhất vụ sập sân khấu cuộc thi hoa hậu ở TP HCM; lưu ý quan trọng khi di chuyển qua cầu phao Phong Châu

Tin sáng 30/9: Thông tin mới nhất vụ sập sân khấu cuộc thi hoa hậu ở TP HCM; lưu ý quan trọng khi di chuyển qua cầu phao Phong Châu

Xã hội - 2 giờ trước

GĐXH - Cơ quan chức năng đang điều tra, làm rõ vụ sập hệ thống đèn sân khấu của cuộc thi Miss Cosmo 2024 tại Nhà thi đấu Phú Thọ (quận 11, TPHCM); từ hôm nay (30/9), người dân có thể lưu thông qua cầu phao từ 6-22h hàng ngày.

Tài xế xe khách ở Hà Giang kể phút bất lực khi nhìn quả đồi 'đánh úp'

Tài xế xe khách ở Hà Giang kể phút bất lực khi nhìn quả đồi 'đánh úp'

Thời sự - 2 giờ trước

Anh Vũ Minh Hoàng (42 tuổi, tài xế xe khách Thanh Bằng) cho biết, lúc xảy ra sạt lở, mọi việc diễn ra quá nhanh, cả xe hoàn toàn bất lực.

Sạt lở ở Hà Giang: Tạm dừng tìm kiếm nạn nhân mất tích

Sạt lở ở Hà Giang: Tạm dừng tìm kiếm nạn nhân mất tích

Thời sự - 3 giờ trước

Theo lãnh đạo UBND xã Việt Vinh, do mưa lớn, nguy cơ sạt lở đất có thể tiếp diễn nên việc tìm kiếm nạn nhân mất tích sau sạt lở tại quốc lộ 2 phải tạm dừng.

Chiêu trò chuyển khoản nhầm để chiếm đoạt tài sản

Chiêu trò chuyển khoản nhầm để chiếm đoạt tài sản

Pháp luật

GĐXH - Mặc dù cơ quan chức năng đã liên tục cảnh báo nhưng nhiều người vẫn trở thành nạn nhân của chiêu trò lừa đảo chuyển nhầm tiền. Các đối tượng thường sử dụng thủ đoạn này để lừa cho vay nặng lãi hoặc đánh cắp thông tin và chiếm đoạt tiền của nạn nhân.

Top