Hà Nội
23°C / 22-25°C

8 cách nói chuyện giúp cha mẹ dễ dàng khiến trẻ chịu lắng nghe

Thứ tư, 07:41 03/04/2024 | Nuôi dạy con

GĐXH - Con không chịu lắng nghe và ghi nhớ những gì cha mẹ dạy bảo khiến nhiều phụ huynh cáu gắt. Vậy có cách nào để cải thiện điều đó?

Khả năng lắng nghe không chỉ là yếu tố quan trọng đối với sự phát triển ban đầu của trẻ mà còn rất quan trọng trong việc xây dựng các mối quan hệ và đạt được thành công trong cuộc sống khi trưởng thành. Tuy nhiên, đa phần trẻ không muốn lắng nghe, khiến cha mẹ tức giận.

Vì thế, các chuyên gia tâm lý đã đưa ra 8 gợi ý dưới đây nhằm giúp các bậc phụ huynh có thể dễ dàng nói chuyện với con và khiến con tập trung lắng nghe cũng như thực hiện theo đúng yêu cầu được đưa ra.

8 cách nói chuyện giúp cha mẹ dễ dàng khiến trẻ chịu lắng nghe- Ảnh 1.

Chuyên gia nói, con bạn cần cảm thấy được lắng nghe, được hiểu, trước khi chúng có thể lắng nghe bạn. Ảnh minh họa

1. Nói đúng những gì bạn nhìn thấy

Bước đầu tiên trong "Ngôn ngữ nghe" là nói những gì bạn thấy. Thay vì áp đặt phán đoán của bạn đối với hành vi của con, hãy chống lại sự thôi thúc phản ứng bản năng và nói đúng những gì bạn thấy, theo nghĩa đen.

Ví dụ, bạn thấy con không cho người khác chơi đồ chơi cùng mình và cho rằng chúng ích kỷ, không biết chia sẻ. Tuy nhiên, trong mắt trẻ, hành vi này có thể chỉ đơn giản là chúng đang bận chơi. Vậy thì hãy nói bản chất của vấn đề "con đang bận chơi món đồ chơi đó à?".

Chuyên gia nói, con bạn cần cảm thấy được lắng nghe, được hiểu, trước khi chúng có thể lắng nghe bạn. 

Camilla Miller, chuyên gia nuôi dạy con cái người Mỹ, nhận định: "Khi con bạn cảm thấy không được lắng nghe, chúng thấy như thể bạn đang gạt bỏ những mong muốn và nhu cầu của chúng và chỉ trích chúng sai".

Đương nhiên điều đó không có nghĩa là bạn phải nhượng bộ, mà đơn thuần là bạn đứng ở vị trí của con để tìm ra nguyên nhân hành vi của chúng.

2. Chỉ ra đúng – sai

Cha mẹ hay chỉ ra những đúng – sai của con để trẻ thấy rằng, việc làm của mình chưa và được chỗ nào để rút kinh nghiệm.

Các bậc phụ huynh cũng nên khéo léo trong cách nói chuyện với con để trẻ nhỏ không cảm thấy bị tổn thương hay tự ái để dẫn đến sự phản kháng của chúng.

Đặc biệt, lời khuyên của các chuyên gia tâm lý dành cho cha mẹ chính là tuyệt đối không áp đặt suy nghĩ của mình lên các con mà thay vào đó, hãy cố gắng tìm hiểu suy nghĩ và mong muốn của trẻ nhỏ.

Điều này sẽ khiến các con dễ dàng chia sẻ với cha mẹ để từ đó đôi bên có thể hiểu nhau và tìm hướng giải quyết phù hợp cho cả con lẫn cha mẹ.

3. Thực hành giao tiếp bằng mắt

Thực hành giao tiếp bằng mắt với con bạn để giúp chúng hình thành thói quen, vì giao tiếp bằng mắt có thể cải thiện sự tập trung.

Có rất nhiều thứ có thể thu hút sự chú ý của chúng ta - màu sắc tươi sáng, cây cối, âm thanh,... thậm chí người lớn đôi khi cũng nhìn đi chỗ khác khi ai đó đang nói. Một chút giao tiếp bằng mắt có thể giúp trẻ cải thiện kỹ năng lắng nghe tích cực.

8 cách nói chuyện giúp cha mẹ dễ dàng khiến trẻ chịu lắng nghe- Ảnh 2.

Một chút giao tiếp bằng mắt có thể giúp trẻ cải thiện kỹ năng lắng nghe tích cực. Ảnh minh họa

4. Đưa ra một giải pháp có thể làm được

Một khi bạn đã hiểu và thông cảm cho hành vi của con mình, bạn sẽ có cơ hội để tác động tới tâm lý của trẻ hiệu quả hơn. Nếu trẻ đang thể hiện một hành vi mà bạn không thích, hãy giúp trẻ dần dần chuyển hướng và thay đổi.

Ví dụ, bạn thấy phiền lòng vì con cái cứ nhảy nhót trên ghế sofa. Đầu tiên, bạn hãy thấu hiểu mong muốn được vận động, vui chơi và xả hơi của trẻ. Sau đó, hãy giúp trẻ hướng năng lượng đó đến một không gian khác như sàn nhà hoặc tấm bạt lò xo.

Trong một trường hợp khác, trẻ đòi hỏi món đồ chơi mới ngay khi vừa trải qua sinh nhật và được tặng rất nhiều quà cáp, cha mẹ hãy giúp trẻ nghĩ ra một số cách để tự tiết kiệm và mua nó cho mình. Chẳng hạn như giúp đỡ việc nhà để kiếm thêm tiền tiêu vặt…

Camilla Miller, chuyên gia nuôi dạy con cái người Mỹ, nói: "Đừng bao giờ quên xem xét nhu cầu đằng sau mỗi hành vi và giúp trẻ đáp ứng nhu cầu đó theo cách mà bạn có thể chấp nhận được."

Đồng thời, với những khía cạnh và thói quen tốt ở trẻ, hãy bày tỏ sự công nhận và liên tục khích lệ để trẻ có động lực duy trì những điều đó trong tương lai.

5. Điều chỉnh thái độ

Một trong những cách khiến trẻ chú ý và nghiêm túc lắng nghe cha mẹ chính là thái độ của phụ huynh. Theo đó, cha mẹ nên cố gắng điều chỉnh thái độ, tránh việc la mắng con cái mà nên nhẹ nhàng cho trẻ thấy sự thiện chí của mình trong mỗi cuộc trò chuyện.

Cách thức này sẽ khiến trẻ không quá sợ hãi, né tránh thay vì muốn tiếp nhận lời nói của cha mẹ. Ngoài ra, trong mỗi cuộc nói chuyện, hãy đưa ra những câu hỏi và khuyến khích con trả lời để sau đó cha mẹ có thể dễ dàng chỉ dẫn những điều đúng – sai để trẻ có thể dễ dàng nắm bắt và hiểu rõ hơn.

6. Tầm quan trọng của chờ đợi

Thảo luận về tầm quan trọng của việc đợi đến lượt mình phát biểu, vì bản năng đầu tiên của trẻ có thể là ngắt lời để đưa ra nhận xét hoặc đặt câu hỏi. Giúp trẻ hiểu việc ngắt lời một người đang nói có thể khiến họ cảm thấy như thế nào và đưa ra cho trẻ những lựa chọn thay thế, chẳng hạn như giơ tay trong lớp hoặc đợi cho đến khi người khác kết thúc lượt nói của họ.

8 cách nói chuyện giúp cha mẹ dễ dàng khiến trẻ chịu lắng nghe- Ảnh 3.

Một trong những cách khiến trẻ chú ý và nghiêm túc lắng nghe cha mẹ chính là thái độ của phụ huynh. Ảnh minh họa

7. Đặt câu hỏi mở

Câu hỏi mở giúp làm sáng tỏ giao tiếp cho cả người nói và người nghe. Mặt khác, những câu hỏi đóng lại hạn chế và thu hẹp cuộc trò chuyện. Bạn nên hỏi đứa trẻ những câu như sau: "Ý con là gì?", "Con cứ nói những suy nghĩ của mình…"

8. Kết thúc bằng sức mạnh

Khi bạn đã nắm rõ được tình hình và đạt được thỏa hiệp, nên kết thúc cuộc thảo luận bằng cách nêu bật điểm mạnh con bạn đã thể hiện.

Tuy nhiên, thay vì nói "Mẹ rất vui khi con làm điều đó", hãy đặt trẻ ở vị trí trọng tâm, ví dụ nói: "Con đã giải quyết vấn đề rất tốt". Lời nói này sẽ giúp trẻ củng cố hành vi của mình. Bằng cách đó, trẻ sẽ nhận ra mình là người tham gia tích cực vào tình huống và có khả năng ra quyết định mạnh mẽ.

Chỉ vì muốn con trai sống tự lập, biết phấn đấu trong cuộc sống, người cha giàu đã làm một điều khó tinChỉ vì muốn con trai sống tự lập, biết phấn đấu trong cuộc sống, người cha giàu đã làm một điều khó tin

GĐXH - Người con trai 24 tuổi cho biết đã bị người cha triệu phú của mình nói dối về gia cảnh suốt 20 năm.

Giáo sư Đại học Harvard: 3 thời điểm "vàng" phát triển trí tuệ, cha mẹ đừng bỏ lỡ để bồi dưỡng IQ vượt trội cho conGiáo sư Đại học Harvard: 3 thời điểm 'vàng' phát triển trí tuệ, cha mẹ đừng bỏ lỡ để bồi dưỡng IQ vượt trội cho con

GĐXH - Không phải ai cũng biết rằng, chỉ có một số giai đoạn vàng phát triển trí não trẻ. Nếu nắm bắt được giai đoạn này, IQ của trẻ sẽ cải thiện rất nhanh.

Thư Di (t/h)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Warren Buffett dạy con 3 nguyên tắc đơn giản nhưng thay đổi cả cuộc đời

Warren Buffett dạy con 3 nguyên tắc đơn giản nhưng thay đổi cả cuộc đời

Nuôi dạy con - 54 phút trước

GĐXH - Không phải tiền bạc hay trường học danh giá, huyền thoại đầu tư Warren Buffett cho rằng: muốn con cái thành công, cha mẹ hãy bắt đầu từ chính thái độ và hành vi trong gia đình.

Đại học Harvard: 4 khoảnh khắc tưởng như vô hại nhưng nếu cha mẹ vắng mặt, con sẽ thiệt thòi cả đời

Đại học Harvard: 4 khoảnh khắc tưởng như vô hại nhưng nếu cha mẹ vắng mặt, con sẽ thiệt thòi cả đời

Nuôi dạy con - 17 giờ trước

GĐXH - Có thể bạn bận rộn, nhưng nếu bỏ lỡ 4 khoảng thời gian này mỗi ngày, bạn đã đánh mất cơ hội quý giá nhất để nuôi dạy một đứa trẻ hạnh phúc, tự tin và yêu thương.

3 kiểu học sinh khiến thầy cô "mất cảm tình" dù thành tích xuất sắc

3 kiểu học sinh khiến thầy cô "mất cảm tình" dù thành tích xuất sắc

Nuôi dạy con - 4 ngày trước

GĐXH - Không phải cứ học giỏi là được thầy cô quý mến. Một giáo viên có hơn 20 năm làm chủ nhiệm thẳng thắn chỉ ra 3 kiểu học sinh đạt thành tích tốt nhưng lại dễ khiến giáo viên giữ khoảng cách.

7 câu cha mẹ hãy nói thật nhiều để con tự tin, hạnh phúc và thành công

7 câu cha mẹ hãy nói thật nhiều để con tự tin, hạnh phúc và thành công

Nuôi dạy con - 4 ngày trước

GĐXH - Không cần đến những bí quyết giáo dục cầu kỳ, đôi khi chỉ vài lời nói đúng lúc của cha mẹ cũng có thể trở thành "chìa khóa vàng" mở lối cho thành công của con sau này.

'Em bé' 37 tuổi không biết giặt đồ, hẹn hò 59 lần đều thất bại

'Em bé' 37 tuổi không biết giặt đồ, hẹn hò 59 lần đều thất bại

Nuôi dạy con - 5 ngày trước

Từ cậu bé giỏi giang sinh ra trong gia đình tri thức, được kỳ vọng trở thành thiên tài, giờ đây, người này đã gần 40 tuổi vẫn chỉ biết chơi game, nhờ cha mẹ già chu cấp tiền sinh hoạt.

Giáo viên lâu năm cảnh báo: Cặp sách của con có 4 dấu hiệu này, cha mẹ đừng chủ quan

Giáo viên lâu năm cảnh báo: Cặp sách của con có 4 dấu hiệu này, cha mẹ đừng chủ quan

Nuôi dạy con - 5 ngày trước

GĐXH - Chỉ cần kiểm tra cặp sách của con, cha mẹ có thể nắm được tình trạng học tập rõ ràng hơn bất kỳ lời phàn nàn nào - một giáo viên chủ nhiệm 15 năm kinh nghiệm chia sẻ.

9X Hà Nội thuê bảo mẫu Philippines, chi 75 triệu đồng/tháng nuôi con gái 5 tuổi

9X Hà Nội thuê bảo mẫu Philippines, chi 75 triệu đồng/tháng nuôi con gái 5 tuổi

Nuôi dạy con - 2 tuần trước

Vợ chồng chị Vũ Hà Trang (Hà Nội) có hai con, một bé gái 5 tuổi và một bé trai 3 tuổi. Ngoài kinh doanh, chị Trang có thực hiện một kênh TikTok chia sẻ về hành trình chăm sóc, nuôi dạy con.

Gia đình cãi nhau ỏm tỏi chỉ vì lịch trông con nghỉ hè

Gia đình cãi nhau ỏm tỏi chỉ vì lịch trông con nghỉ hè

Nuôi dạy con - 2 tuần trước

Nhiều gia đình chấp nhận chi tiền mạnh tay mua khoá học hè cho con, vừa để hạn chế trẻ dùng thiết bị điện tử, vừa yên tâm làm việc, không phải trông nom.

Khi con mắc sai lầm, đừng vội thất vọng - Bài học từ Sex Education

Khi con mắc sai lầm, đừng vội thất vọng - Bài học từ Sex Education

Nuôi dạy con - 2 tuần trước

GĐXH - Chúng ta cần con biết đứng lên, dũng cảm hơn sau vấp ngã. Và đó là điều Sex Education giúp tôi hiểu rõ nhất.

Đối diện thế nào khi con gái có mối tình đầu? - Bài học từ Sex Education

Đối diện thế nào khi con gái có mối tình đầu? - Bài học từ Sex Education

Nuôi dạy con - 2 tuần trước

GĐXH - Sex Education không nói tình yêu tuổi mới lớn là sai. Nó cho thấy: Yêu ở tuổi này không hoàn hảo, nhưng chân thật.

Top