8 sai lầm của cha mẹ khiến con trải qua một tuổi thơ không mấy vui vẻ
GĐXH - Cha mẹ mắc phải những sai lầm này sẽ để lại bóng tối trong tâm hồn trẻ thơ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhận thức sau này của trẻ.
1. "Lập trình" cuộc đời con
Một số phụ huynh, có thể vô tình, áp đặt nỗi sợ hãi, ước mơ, tham vọng thời thơ ấu của mình lên con cái.
Việc này khiến trẻ khó trưởng thành như một cá thể riêng biệt. Vì thế, cha mẹ cần chú trọng phát hiện đam mê, tài năng của con để tạo điều kiện cho con phát triển thay vì nuôi con như kiểu đang nuôi phiên bản hồi nhỏ của chính mình.

Một số phụ huynh, có thể vô tình, áp đặt nỗi sợ hãi, ước mơ, tham vọng thời thơ ấu của mình lên con cái. Ảnh minh họa
2. Cãi nhau trước mặt trẻ
Trong cuộc sống, vợ chồng không thể tránh khỏi những mâu thuẫn, nhưng nếu lớn tiếng, thậm chí đánh nhau trước mặt con cái, trẻ sẽ cảm nhận được không khí không vui và cũng sẽ gây ra nhiều áp lực tâm lý.
Nếu áp lực này tích tụ lâu dài, nó sẽ khiến trẻ trở nên thu mình, thờ ơ, bất an và không thể giao tiếp vui vẻ với bạn bè cùng lứa.
Vì vậy cha mẹ hãy nỗ lực để duy trì bầu không khí vui vẻ trong gia đình. Nếu có thể, bạn không chỉ tránh cãi vã trước mặt con cái mà còn chung sống hòa bình để trẻ cảm nhận được sự hòa hợp chân thành nhất trong gia đình.
3. Bắt chước
Nhiều người nuôi dạy con theo phương pháp cha mẹ họ từng thực hiện như dùng câu nói giống nhau, lặp lại những điều tiêu cực mà họ từng trải qua lúc nhỏ.
Tuy nhiên, TS Lisa Firestone, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Giáo dục Hiệp hội Glendon, cho rằng không phải phụ huynh học hỏi được từ cha mẹ họ tức họ nên áp dụng cách dạy con đó cho con cái, đặc biệt với quan điểm "yêu cho roi cho vọt".
4. Đánh đòn, la mắng để kỷ luật trẻ
Bạn có thể nói: "Trẻ con nghịch ngợm, thích gây chuyện, làm sao có thể làm được mà không đánh đập, mắng mỏ?".
Cách giáo dục dễ nhất là đánh đập, la mắng, điều này tạo nên tính cách phục tùng, tức là bề ngoài sợ hãi thì vâng lời nhưng trong thâm tâm lại muốn làm những việc mà cha mẹ cấm đoán.
Thứ hai là trẻ sẽ thấy bị coi thường, dễ bắt chước, giận dữ với người khác và ảnh hưởng sự hòa hợp với bạn bè đồng trang lứa.
Cha mẹ phải cố gắng kiểm soát cảm xúc của mình. Trước tiên hãy sử dụng giọng điệu hơi nghiêm túc để ngăn con làm những hành vi sai trái và hướng dẫn chúng những việc cần làm.
Giáo dục chỉ có thể thực sự phát huy tác dụng nếu cả hai bên đều không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ cảm xúc nào.

Giáo dục chỉ có thể thực sự phát huy tác dụng nếu cả hai bên đều không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ cảm xúc nào. Ảnh minh họa
5. Bắt con học tập quá tải
Cuốn theo guồng quay cuộc sống hiện đại, nhiều phụ huynh không muốn con mình bị tụt hậu, vì vậy đã lên 1 lịch trình dày đặc. Sáng cho trẻ đi học nhạc, chiều học vẽ, tối làm bài tập về nhà, cuối tuần học các môn thể thao,…
Con phải chạy đua với những đứa trẻ khác để đạt được điểm số hay thành tích cao như cha mẹ kỳ vọng. Điều này dẫn đến sự quá tải và gây ra những áp lực vô hình cho trẻ, chúng không đủ thời gian để vui chơi, tự khám phá cuộc sống xung quanh.
Các nghiên cứu khoa học đều đồng thuận rằng, việc để con trẻ vui chơi tự do sẽ kích thích trí tưởng tượng, óc sáng tạo và khả năng tư duy của chúng.
Việc bắt trẻ tham gia quá tải các lớp học ngoại khóa hay chính khóa có thể dẫn đến kết quả tai hại như căng thẳng đầu óc, chán ăn hay thậm chí là căn bệnh tự.
Viện Nhi khoa Hoa Kỳ giải thích rõ: "Chơi là yếu tố tối cần thiết cho sự phát triển tự nhiên vì nó góp phần hình thành nhận thức, thể chất và tình cảm của trẻ em và thanh thiếu niên."
6. Thất hứa với con
Cha mẹ đôi khi nói với con: "Ăn xong, con có thể xem TV"; "Sau khi con làm bài tập xong, mẹ sẽ cho con ra ngoài chơi". Tuy nhiên, khi con thực sự ăn xong và làm xong bài tập, cha mẹ lại giao cho con những thứ khác, như thể những lời hứa ban đầu chưa bao giờ được đưa ra.
Nếu hứa suông nhiều lần, trẻ sẽ cảm thấy người lớn không đáng tin cậy, không những không còn dễ dàng tin tưởng cha mẹ mà còn lợi dụng thái độ này để hòa hợp với người khác, gây ra tính cách vô trách nhiệm.
Lần sau trước khi hứa với con, hãy suy nghĩ thật rõ ràng liệu lời hứa đó có thể thực hiện được hay không.
Khi con làm những việc nên làm, hãy để chúng thực sự cảm thấy "được khen thưởng". Điều đó cũng tạo ra một hình ảnh tốt đẹp trong tâm trí trẻ.
7. Để con vướng vào những vấn đề của người lớn
Đừng bao giờ để con cái bị nhiễm những thói xấu hoặc những vấn đề tiêu cực của cha mẹ. Thử tưởng tượng đứa con sẽ xấu hổ với bạn bè thế nào nếu cha mẹ nghiện ngập hay cờ bạc nợ nần.
Ngoài ra, 1 trường hợp khá phổ biến mà cha mẹ đang vô tình làm hại con mình là trong quá trình ly hôn, 1 trong 2 người cố gắng lôi kéo con chống lại người kia, điều này gây tổn thương sâu sắc đến tình cảm của trẻ. Bởi vậy, nếu bạn ly dị thì cố gắng không nói xấu người cũ của mình trước mặt con cái.

Đừng bao giờ để con cái bị nhiễm những thói xấu hoặc những vấn đề tiêu cực của cha mẹ. Ảnh minh họa
8. Thiếu kiên nhẫn trước những câu hỏi của trẻ
Tò mò là bản tính của mỗi đứa trẻ, trẻ luôn muốn biết tất cả những gì chúng phát hiện trong thế giới rộng lớn này và thường hỏi "Tại sao" mà cha mẹ không trả lời được hoặc dùng những câu trả lời chiếu lệ.
Thái độ không dứt khoát hoặc nói "Đừng đặt câu hỏi nữa" sẽ khiến trẻ mất đi sự tò mò, ham muốn tìm hiểu những kiến thức về những điều mới lạ, lâu dần trẻ cũng sẽ mất đi sự nhiệt tình giải quyết vấn đề.
Cha mẹ cũng có thể là giáo viên giỏi cho con mình và giải quyết mọi nghi ngờ mà con gặp phải! Nếu con bạn hỏi một câu hỏi khó lúc bạn đang bận, nên kiên nhẫn nói với con: "Bố mẹ không biết về câu hỏi này.
Con sẽ nói cho bố mẹ biết sau khi mình cùng kiểm tra thông tin". Việc kiểm tra thông tin cùng con khiến trẻ nghĩ rằng "đặt câu hỏi và giải quyết vấn đề là niềm vui", điều này giúp ích rất nhiều cho khả năng tư duy của trẻ.

9X Hà Nội thuê bảo mẫu Philippines, chi 75 triệu đồng/tháng nuôi con gái 5 tuổi
Nuôi dạy con - 1 ngày trướcVợ chồng chị Vũ Hà Trang (Hà Nội) có hai con, một bé gái 5 tuổi và một bé trai 3 tuổi. Ngoài kinh doanh, chị Trang có thực hiện một kênh TikTok chia sẻ về hành trình chăm sóc, nuôi dạy con.

Gia đình cãi nhau ỏm tỏi chỉ vì lịch trông con nghỉ hè
Nuôi dạy con - 5 ngày trướcNhiều gia đình chấp nhận chi tiền mạnh tay mua khoá học hè cho con, vừa để hạn chế trẻ dùng thiết bị điện tử, vừa yên tâm làm việc, không phải trông nom.

Khi con mắc sai lầm, đừng vội thất vọng - Bài học từ Sex Education
Nuôi dạy con - 6 ngày trướcGĐXH - Chúng ta cần con biết đứng lên, dũng cảm hơn sau vấp ngã. Và đó là điều Sex Education giúp tôi hiểu rõ nhất.

Đối diện thế nào khi con gái có mối tình đầu? - Bài học từ Sex Education
Nuôi dạy con - 6 ngày trướcGĐXH - Sex Education không nói tình yêu tuổi mới lớn là sai. Nó cho thấy: Yêu ở tuổi này không hoàn hảo, nhưng chân thật.

Cha mẹ phải làm sao khi phát hiện con 'không đủ nam tính'? - Kinh nghiệm học từ Sex Education
Nuôi dạy con - 6 ngày trướcGĐXH - Sex Education giúp tôi hiểu rằng: Làm cha mẹ không phải là đẩy con tới thành tích, mà là giúp con lắng nghe chính mình.

Bài học từ phim Sex Education: Khi con giấu bí mật, cha mẹ nên phản ứng thế nào?
Gia đình - 6 ngày trướcGĐXH - Bí mật không đáng sợ. Điều đáng sợ là khi con thấy mình phải cô đơn mang nó.

Cha mẹ biến con thành thần đồng: 20 năm sau nhận lại bi kịch không ai muốn đối mặt
Nuôi dạy con - 6 ngày trướcGĐXH - Từng khiến cả nước ngưỡng mộ vì thành tích học tập "vô tiền khoáng hậu", cậu bé đỗ đại học năm 10 tuổi, thành thạc sĩ khi mới 13, giờ vẫn chưa thể tự lập tài chính, sống lay lắt nhờ chu cấp của cha mẹ.

Dạy con về tiền bạc từ 3 nghìn đồng - 'bài học tài chính' đầu đời qua việc nhà và tiền tiêu vặt
Nuôi dạy con - 1 tuần trướcGĐXH - Chúng ta không thể cứ đợi đến khi con cái rời khỏi nhà rồi mới mong chúng đột nhiên biết cách quản lý tiền.

Mới 3 tuổi đã học nói câu 'đánh đòn', 5 tuổi đã tập 'hút thuốc': Đừng để con là 'bản sao lỗi' của người lớn
Nuôi dạy con - 1 tuần trướcGĐXH - Trẻ con giống như những chiếc camera di động, ghi lại chính xác từng lời nói, hành động của những người xung quanh, rồi khắc sâu những khuôn mẫu cuộc sống đầu tiên vào tận xương tủy.

Bí mật sau đứa trẻ luôn “nhường nhịn, lễ phép, học giỏi”: Câu chuyện thật của một gia đình danh giá
Nuôi dạy con - 1 tuần trướcKiểu trẻ này tưởng chín chắn, hóa ra lại là cái bẫy âm thầm.

Cha mẹ biến con thành thần đồng: 20 năm sau nhận lại bi kịch không ai muốn đối mặt
Nuôi dạy conGĐXH - Từng khiến cả nước ngưỡng mộ vì thành tích học tập "vô tiền khoáng hậu", cậu bé đỗ đại học năm 10 tuổi, thành thạc sĩ khi mới 13, giờ vẫn chưa thể tự lập tài chính, sống lay lắt nhờ chu cấp của cha mẹ.