9 quy tắc nhất định phải dạy con trước 6 tuổi để trẻ có tương lai hứa hẹn
GĐXH - Trong giai đoạn mẫu giáo và trước khi bước vào lớp 1, bố mẹ nên dạy trẻ những quy tắc dưới đây.
1. Quy tắc trên bàn ăn
William Hansen, bậc thầy về nghi thức xã giao - người dạy cho hoàng tử William lễ nghi hoàng gia Anh chính thống - từng nói: "Một người giỏi quan sát có thể biết hoàn cảnh xuất thân của cha mẹ bạn và trình độ học vấn của bạn chỉ trong một bữa ăn".
Trong bữa ăn, một số trẻ thích ném thức ăn lung tung hay va chén đĩa vào nhau phát ra tiếng động lớn, trong khi trẻ khác lại ăn chăm chú và lặng lẽ. Điều này phản ánh sự giáo dục của gia đình phía sau mỗi đứa trẻ.
Giáo dục con trẻ không cần phải quá cao siêu mà từ những chi tiết thiết thực hàng ngày như trong bữa ăn. Ví dụ, trước khi ăn phải mời những ai, khi ăn không lựa lung tung thức ăn trên đĩa, không được phát ra tiếng chép miệng hay không vừa ăn vừa nói... Những năm đầu đời trẻ giống như một tờ giấy trắng. Trước khi chúng hình thành một số thói quen xấu, việc đặt ra các quy tắc có thể giúp trẻ giữ được ranh giới của hành vi.

Giáo dục con trẻ không cần phải quá cao siêu mà từ những chi tiết thiết thực hàng ngày như trong bữa ăn. Ảnh minh hoạ
2. Quy tắc nơi công cộng
Ở nơi công cộng, bản thân bố mẹ cũng rất khó chịu khi nghe thấy những đứa trẻ hò hét ầm ĩ hoặc quậy phá "không phép tắc". Phải dạy cho trẻ chính xác điều nên và không nên làm ở nơi công cộng. Một đứa trẻ có khuôn phép, biết quy tắc được đánh giá là nhận được sự giáo dục tốt từ gia đình.
3. Quy tắc học tập – nghỉ ngơi
Đối với trẻ em, kỷ luật có nghĩa là phát triển các thói quen tạo nên hành vi tốt. Những thói quen tốt có thể thay đổi vận mệnh và quyết định cuộc đời của một người.
Nhà tâm lý học William James từng nói: "Gieo hành động, gặt thói quen, gieo thói quen, gặt tính cách, gieo tính cách, gặt số phận".
Một số cha mẹ hay thức khuya, ngủ dậy muộn khiến cho con cái bắt chước theo. Việc ngủ sớm dậy sớm dường như là điều rất khó khăn với nhiều người lớn. Việc học hành, nghỉ ngơi điều độ là nền tảng quyết định sức khỏe và khả năng tiếp thu bài vở của trẻ. Đồng thời, nó còn là điều kiện tiên quyết để rèn luyện khả năng tự kỷ luật của trẻ.

Việc học hành, nghỉ ngơi điều độ là nền tảng quyết định sức khỏe và khả năng tiếp thu bài vở của trẻ. Ảnh minh hoạ
4. Quy tắc tự làm những việc có thể làm
Tiến sĩ giáo dục học người Italy Maria Montessori cho rằng cha mẹ nên buông tay và để trẻ mạnh dạn thử sức, khám phá. Trước khi thiết lập quy tắc này, điều đầu tiên phụ huynh cần thực hiện là cho con tự làm những việc trong khả năng như tự mặc quần áo, tự ăn hay tự thu dọn đồ chơi. Tự làm những việc có thể làm sẽ nuôi dưỡng lòng tự trọng, sự tự tin và chịu trách nhiệm của trẻ.
Bất kỳ việc gì dù nhỏ nhất cũng phải được rèn luyện thì sau này mới càng tốt hơn. Không nên biến trẻ thành những "em bé khổng lồ", việc gì cũng phải nhờ cậy vào cha mẹ. Chỉ khi cho phép trẻ làm thì chúng mới có cơ hội làm tốt hơn ở những lần sau.
5. Quy tắc đúng giờ
Tính đúng giờ nên được rèn từ khi còn nhỏ, thà đợi người khác một lúc còn hơn để người khác đợi mình. Đúng giờ thường là một thước đo thành công rất quan trọng. Hãy cho trẻ hiểu, đừng coi người khác chờ đợi là điều hiển nhiên. Không có nhiều thứ được coi là đương nhiên trên thế giới này.

Tính đúng giờ nên được rèn từ khi còn nhỏ, thà đợi người khác một lúc còn hơn để người khác đợi mình. Ảnh minh hoạ
6. Quy tắc tự tuyết định
Tiến sĩ Montessori cho rằng, cha mẹ nên buông tay và để trẻ mạnh dạn thử sức, khám phá những điều mới lạ. Trước khi thiết lập quy tắc này, điều đầu tiên cha mẹ phải làm là buông tay. Trong nhiều gia đình, cha mẹ thường giúp đỡ con cái trong việc cho ăn, mặc quần áo, tắm rửa…
Tuy nhiên, khi trẻ lớn dần, chúng có thể tự quyết định những việc bản thân có thể làm. Ví dụ, trẻ 6 tuổi hoàn toàn có thể tự mặc quần áo, tự ăn cơm, tự thu dọn đồ chơi… Những việc nhỏ này có thể nuôi dưỡng ý chí, lòng tự trọng và khả năng tự chịu trách nhiệm của mình.
Một số cha mẹ cảm thấy rằng, để con cái tự làm việc đó là lãng phí thời gian và không đủ tốt, vì vậy họ làm điều đó cho chúng để tránh rắc rối. Thực ra, làm việc gì cũng cần phải rèn luyện không ngừng thì mới ngày càng tốt hơn, chỉ khi cho phép trẻ làm kém thì trẻ mới có cơ hội làm tốt hơn.
7. Quy tắc không lấy đồ của người khác và phải trả về đúng nơi quy định
Nhà vật lý Pyotr Leonidovich Kapitsa từng nói, sau hai tuổi, trẻ có khả năng phân biệt tốt hơn giữa "của bạn" và "của tôi". Bởi vậy, ngay từ khi biết nhận thức, cha mẹ nên đặt ra quy tắc trên cho trẻ để chúng hiểu rằng không được lấy những thứ không phải của mình và ai cũng có quyền kiểm soát những món đồ thuộc về bản thân.
Khi trẻ 3-4 tuổi, chúng đã có những yêu cầu rất khắt khe về vị trí đồ vật, thời gian chơi cũng như trình tự, thỏa thuận mỗi khi cho ai đó mượn đồ. Bởi vậy, khi nhận thấy những hành vi trên của trẻ, cha mẹ nên làm gương khi đặt đồ đạc về đúng vị trí và phải được sự cho phép của chủ nhân. Một đứa trẻ được dạy dỗ sớm quy tắc trên sẽ là một đứa trẻ theo đuổi tốt ý thức trật tự.
8. Quy tắc xin lỗi
Trước khi đứa trẻ 6 tuổi, đứa trẻ phải được dạy cách đối xử lịch sự với người khác, hiểu những thói quen tốt để phản ánh hành vi của mình và khuyến khích trẻ thừa nhận lỗi lầm của mình.
Trẻ biết cách xin lỗi khi làm sai mới thực sự hiểu được lỗi lầm mình đã gây ra để từ đó rút kinh nghiệm và khắc phục cho lần sau.

Trước khi đứa trẻ 6 tuổi, đứa trẻ phải được dạy cách đối xử lịch sự với người khác. Ảnh minh hoạ
9. Quy tắc về ranh giới
Trẻ có ý thức về ranh giới giữa mình và người khác sẽ không vi phạm các quy tắc và có tinh thần trách nhiệm. Đối với trẻ em, các quy tắc là ranh giới, những gì có thể và không thể làm được.
Tiến sĩ Montessori cho biết có 3 nguyên tắc cơ bản: Không làm hại bản thân, không làm phiền người khác và không hủy hoại môi trường. Trẻ em cần hiểu rõ ranh giới khi làm mọi việc và chịu trách nhiệm khi vi phạm.

Ai nói rằng bố không quan trọng? 10 'rủi ro' hàng đầu con sẽ gặp phải khi sống thiếu người cha
Nuôi dạy con - 18 giờ trướcGĐXH - Nếu không có sự đồng hành của cha, trẻ em có thể phải đối mặt với nhiều thách thức bất ngờ, từ nghèo đói đến nguy cơ phạm tội, nguy cơ đến từ chất cấm...

Tôi đau đớn ngộ ra đã dạy con gái một cách sống có thể gây thiệt cho con, sau khi xem phim Sex Education
Gia đình - 2 ngày trướcGĐXH - Tối hôm đó, tôi xem lại một đoạn Sex Education, khi nhân vật Aimee nói: "Tôi từng làm mọi điều để không bị ai ghét. Nhưng cuối cùng, tôi chẳng còn biết mình là ai nữa."

3 'luật ngầm' ông trùm dầu mỏ dạy con để mở ra cánh cửa của sự giàu có
Nuôi dạy con - 2 ngày trướcGĐXH - Gia tộc Rockefeller nổi tiếng không chỉ vì khối tài sản khổng lồ kéo dài 7 thế hệ, mà còn bởi triết lý sống và cách giáo dục con cái để giữ gìn sự giàu có ấy.

Dạy con nên người: Đừng liên tục sửa lỗi cho con nếu bạn không muốn phải hối tiếc cả đời
Nuôi dạy con - 3 ngày trướcGĐXH - Cho phép trẻ mắc lỗi trong một phạm vi nhất định và để chúng học hỏi và trưởng thành từ những lỗi lầm của mình.

Điểm chung của những đứa trẻ xuất chúng không phải là IQ mà là 3 thói quen nuôi dạy con này
Nuôi dạy con - 4 ngày trướcGĐXH - Lâu nay chúng ta thường cho rằng những đứa trẻ xuất chúng là những đứa trẻ có chỉ số IQ cao. Tuy nhiên, các chuyên gia nuôi dạy con cho rằng, 3 thói quen này mới là cốt lõi.

Tỷ phú bất động sản dạy con chọn người để 'đầu tư': 8 kiểu người càng thân càng giàu
Nuôi dạy con - 5 ngày trướcGĐXH - Không dạy con cách kiếm tiền trước, Lý Gia Thành truyền lại bí quyết chọn đúng người đồng hành – chiến lược làm giàu từ gốc.

Dạy con nghe lời không cần la mắng: 5 điều cha mẹ hiện đại không thể bỏ qua
Nuôi dạy con - 5 ngày trướcGĐXH - Nhiều cha mẹ cho rằng, con càng ngoan khi càng nghe lời răm rắp. Nhưng thực tế, sự vâng lời của trẻ cần xuất phát từ tình yêu thương, thấu hiểu và hướng dẫn đúng cách. Nếu bạn đã từng mệt mỏi vì con không hợp tác, dễ cáu gắt, không nghe lời thì 5 nguyên tắc dưới đây sẽ giúp bạn xây dựng mối quan hệ cha mẹ, con cái tích cực, bền vững và không còn áp lực mỗi ngày.

4 sai lầm làm cạn kiệt may mắn của con, nhiều cha mẹ đang làm mà không biết
Nuôi dạy con - 5 ngày trướcGĐXH - Mong muốn lớn nhất của các bậc cha mẹ là con cái mình được hạnh phúc và khỏe mạnh. Tuy nhiên, một số cha mẹ vì lòng yêu thương mà vô tình làm cạn kiệt vận may của con cái, thậm chí ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng.

ĐH Harvard: Nếu từ nhỏ, con bạn được giáo viên nhận xét như này thì tương lai dễ kiếm nhiều tiền hơn!
Nuôi dạy con - 5 ngày trướcVị giáo sư tại Đại học Harvard đã có những nghiên cứu về thu nhập tương lai của trẻ.

Những đứa trẻ lớn lên kiếm tiền giỏi đều có 3 đặc điểm này, giáo viên chủ nhiệm nói: Không liên quan gì đến điểm số
Nuôi dạy con - 6 ngày trướcNhiều người cho rằng nếu con cái học giỏi thì lớn lên sẽ là người có triển vọng và kiếm được nhiều tiền nhưng sự thật có phải như vậy không?

3 hành vi ở trẻ là biểu hiện của sự thiếu tình thương nhưng nhiều bố mẹ lại tự hào cho đó là EQ cao
Nuôi dạy conGĐXH - Khi một đứa trẻ cư xử tốt và hợp lý, cha mẹ sẽ khen ngợi "EQ cao", nhưng thực tế không phải lúc nào cũng như vậy.