Hà Nội
23°C / 22-25°C

Ăn chín cũng phải đúng cách

Giadinh.net - Dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm dương tính với phẩy khuẩn tả năm 2009 đang diễn biến phức tạp, số bệnh nhân tăng nhanh từng ngày.

 
Theo các bác sĩ, cách phòng bệnh tốt nhất vẫn là ăn chín, uống sôi, rửa tay sạch bằng xà phòng, nhưng các biện pháp này phải thực hiện cẩn thận, kỹ càng.

Thức ăn phải nấu chín ở 100oC

Theo ThS Nguyễn Ngọc Phúc, Trưởng khoa Viêm gan, Viện Các bệnh nhiệt đới và truyền nhiễm Quốc gia, việc mất nước quá nhiều do nhiễm tả trong thời gian mang thai có thể dẫn đến rối loạn điện giải, rối loạn chuyển hoá gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi. Đối với những bà mẹ đang cho con bú, việc tiêu chảy cấp ảnh hưởng lâu dài tới em bé, vì sữa của bà mẹ bị tiêu chảy cấp không đủ dinh dưỡng. Ngoài ra, bà mẹ đang điều trị kháng sinh sẽ phải ngừng cho con bú trong thời gian điều trị, gây nên những rối loạn dinh dưỡng cho con. Vì thế, các bà mẹ phải rất thận trọng trong vấn đề ăn uống.

Phòng bệnh tả tốt nhất là đảm bảo vệ sinh ăn uống, trong đó đun chín kỹ thức ăn là rất quan trọng. Theo ông Lê Anh Tuấn, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, thức ăn nấu chín đảm bảo diệt phẩy khuẩn tả là thức ăn được nấu trong nhiệt độ 100o C, tính từ phần giữa thức ăn. Ví dụ, luộc thịt thì phải đảm bảo làm sao ở giữa miếng thịt cũng phải được đun chín ở 100oC, chứ không chỉ tính tại các điểm ngoài rìa miếng thịt.
 
Thời điểm nhạy cảm, nên hạn chế ăn uống thức ăn đường phố. (Ảnh: C.H)
 
Vấn đề rửa tay cũng cần được xem xét cẩn thận. Ông Đỗ Lê Huấn, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội tư vấn, rửa tay sạch thì nhất thiết phải dùng xà phòng để diệt vi khuẩn. Bên cạnh đó, rửa phải theo đúng quy cách rửa tay thường quy, nghĩa là dùng xà phòng rửa sạch hết lòng bàn tay, mu bàn tay, ngón tay, móng tay và cả các kẽ ngón tay.
 
Nhiều người chủ quan cho rằng, chỉ cần xát xà phòng rửa lòng và mu bàn tay là được. Quan điểm này không đúng bởi vi khuẩn có thể ở các kẽ ngón tay và cả móng tay, nếu không chú ý đến những vị trí này thì có dùng xà phòng vẫn rửa không sạch. 4 thời điểm nhất thiết phải rửa sạch tay bằng xà phòng là: Trước khi ăn cơm, sau khi đi vệ sinh, trước khi cho em bé ăn và trước khi chế biến thức ăn.

Không nên ăn rau sống, mắm tôm, thịt chó

Ông Đỗ Lê Huấn khuyến cáo, người dân không nên ăn rau sống trong dịp này.  Trong trường hợp quá thèm rau sống, nên rửa rau dưới vòi nước chảy nhiều lần và ngâm lâu trong dung dịch muối loãng. Tuy nhiên, tốt nhất vẫn là kiêng ăn, vì thời điểm hiện tại, khi bắt đầu bước vào mùa hè, thời tiết nắng nóng, mưa nhiều, nguy cơ mắc tiêu chảy cấp dương tính với phẩy khuẩn tả là rất cao.

Điều tra dịch tễ các bệnh nhân dương tính với phẩy khuẩn tả cho thấy, nhiều bệnh nhân ăn lòng lợn, thịt quay, thậm chí ăn lẩu, ăn bánh gatô cũng bị tiêu chảy. Bác sĩ  Hoàng Hải Yến, Phó khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện E cho biết, tốt nhất tại thời điểm này không nên ăn thịt chó, mắm tôm, không nên ăn những thức ăn sẵn. Trong trường hợp bắt buộc phải dùng thức ăn sẵn, nên chế biến lại các thức ăn này bằng cách luộc, hấp, rán lại, hoặc sử dụng lò vi sóng. Tốt nhất là ăn thức ăn được chế biến tại nhà.
 
Để phòng tránh dịch tả, tạm thời không nên ăn thịt chó, tiết canh. (Ảnh: C.H)
 
Ông Lê Anh Tuấn, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội khuyến cáo người dân nên chủ động vệ sinh môi trường tại nơi mình sinh sống bằng cloramin B. Theo thống kê của Sở Y tế Hà Nội, số bệnh nhân dương tính với phẩy khuẩn tả tập trung nhiều ở khu vực Hà Đông, Đống Đa, Thanh Xuân, Từ Liêm (tập trung nhiều ở 2 xã Cổ Nhuế và Xuân Đỉnh). Theo nhận định của các nhà chuyên môn, có thể nguồn nước ở các vùng này đang có vi khuẩn tả sinh sống. Người dân các khu vực này cần hết sức chú ý ăn uống vệ sinh, đề phòng bệnh tả.
 

Năm 2009, phẩy khuẩn tả có độc lực mạnh hơn

Nhiều bác sĩ trực tiếp điều trị cho bệnh nhân mắc tiêu chảy cấp nguy hiểm dương tính với phẩy khuẩn tả cho biết, vi khuẩn tả trong đợt dịch năm nay có độc lực cao hơn các năm trước. BS CK II Hoàng Hải Yến, Phó Trưởng khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện E cho biết, năm ngoái chỉ cần dùng một loại kháng sinh là có hiệu quả với bệnh nhân tiêu chảy cấp dương tính với phẩy khuẩn tả nhưng năm nay phải dùng kết hợp 2 - 3 loại kháng sinh. Bên cạnh đó, bệnh nhân tiêu chảy cấp vào viện trong tình trạng nặng hơn. Tại Viện Các bệnh nhiệt đới và Truyền nhiễm Quốc gia, nhiều bệnh nhân mắc tả chỉ đi ngoài nửa ngày đã trụy mạch.

Hạnh Quỳnh

hoaianh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Y tế - 11 giờ trước

GĐXH – Bệnh nhân được đưa vào viện trong tình trạng rất nặng, sốt cao 41 độ, mụn nước và nhiều mụn mủ toàn thân, loét miệng họng, ý thức chậm…

9 thói quen tốt đánh bại chứng mất ngủ

9 thói quen tốt đánh bại chứng mất ngủ

Sống khỏe - 11 giờ trước

Mất ngủ là rối loạn được đặc trưng bởi việc khó đi vào giấc ngủ. Người bị mất ngủ thường cảm thấy mệt mỏi khi thức dậy. Mất ngủ không chỉ làm suy giảm năng lượng và cảm xúc, mà còn gây tổn hại cho cả sức khỏe, công việc và chất lượng cuộc sống.

Loại củ được ví như nhân sâm trắng, giúp giải độc gan tự nhiên, rẻ tiền và được bán đầy chợ Việt

Loại củ được ví như nhân sâm trắng, giúp giải độc gan tự nhiên, rẻ tiền và được bán đầy chợ Việt

Sống khỏe - 15 giờ trước

GĐXH - Giải độc gan bằng thực phẩm tự nhiên là phương thuốc tốt nhất để hỗ trợ quá trình chữa bệnh của gan, trong đó phải kể đến của cải trắng.

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Y tế - 15 giờ trước

GĐXH - Sau khi bị thương, người bệnh đã được người nhà nhai lá cây và tự ý đắp vào tổn thương theo kinh nghiệm dân gian khiến cho vết thương tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử gây nguy hiểm cho người bệnh.

Trẻ viêm tiểu phế quản có nên dùng thuốc kháng sinh?

Trẻ viêm tiểu phế quản có nên dùng thuốc kháng sinh?

Mẹ và bé - 16 giờ trước

Trẻ bị viêm tiểu phế quản sẽ xuất hiện các biểu hiện như khó thở, thở khò khè, có thể gây suy hô hấp. Vậy khi trẻ bị viêm tiểu phế quản cha mẹ cần làm gì, chăm sóc như thế nào và có nên dùng thuốc kháng sinh?

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Y tế - 17 giờ trước

GĐXH – Khi thấy con có biểu hiện đau đầu kéo dài, tăng dần cả cường độ và tần suất trong thời gian dài, gia đình quyết định đưa con đi khám và phát hiện bệnh.

Chuyên gia Bộ Y tế nói gì về thông tin vaccine AstraZeneca COVID-19 có thể dẫn đến nguy cơ đông máu?

Chuyên gia Bộ Y tế nói gì về thông tin vaccine AstraZeneca COVID-19 có thể dẫn đến nguy cơ đông máu?

Sống khỏe - 19 giờ trước

Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê: Ban đầu khi triển khai tiêm vaccine COVID-19, chúng ta rất thận trọng, Bộ Y tế đã xây dựng quy trình tiêm chủng, người tiêm phải đo huyết áp, khám sàng lọc trước khi tiêm, theo dõi sau tiêm tại điểm tiêm.

Vì sao cần bổ sung vitamin D khi bị viêm khớp dạng thấp?

Vì sao cần bổ sung vitamin D khi bị viêm khớp dạng thấp?

Sống khỏe - 20 giờ trước

Viêm khớp dạng thấp khiến người bệnh bị đau khớp, mệt mỏi, yếu cơ, giảm chuyển động khớp… Việc bổ sung đủ lượng vitamin D cần thiết có thể giúp người bệnh giảm các triệu chứng này và hạn chế nguy cơ biến chứng của bệnh.

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Y tế - 22 giờ trước

GĐXH - Cả hai cháu nhập viện trong tình trạng bị suy hô hấp, sốc nhiễm trùng đường tiêu hóa. Trong đó, 1 cháu có thời điểm bị ngưng tim, ngưng thở nhưng đã được các bác sĩ tiến hành hồi sức và tim cháu đã đập trở lại.

Phụ nữ nên biết 7 nguyên nhân gây ung thư buồng trứng

Phụ nữ nên biết 7 nguyên nhân gây ung thư buồng trứng

Bệnh thường gặp - 23 giờ trước

Ung thư buồng trứng là một trong những căn bệnh ung thư phổ biến ở nữ giới, sau ung thư vú và ung thư cổ tử cung. Biết các yếu tố nguy cơ có thể giúp phụ nữ phát hiện các triệu chứng ung thư buồng trứng dễ bị bỏ qua.

Top