Hà Nội
23°C / 22-25°C

An toàn cho trẻ trong ngày hè (2): Ngừa tai nạn bỏng

Thứ tư, 12:03 08/06/2011 | Sống khỏe

GiadinhNet - Theo Ths.BS Nguyễn Thống, Trưởng khoa Bỏng, BV Xanh Pôn (Hà Nội), mới đầu hè nhưng bệnh viện đã tiếp nhận nhiều trường hợp trẻ bị bỏng do các nguyên nhân như: Trẻ thả diều, câu cá, bắt chim dưới đường dây điện cao thế; bỏng do nướng mực, cá; bỏng nước sôi, canh…

 
Chủ yếu bỏng nước sôi và bỏng lửa

Theo Ths.BS Nguyễn Thống, mỗi năm Khoa Bỏng điều trị cho 2.000 - 3.000 trẻ em. Trong số đó, bỏng nước sôi và bỏng lửa chiếm tỷ lệ cao nhất. Trẻ bị bỏng đa số từ 1- 2 tuổi, trẻ trai nhiều hơn trẻ gái. Bệnh nhân ở vùng nông thôn chiếm tới 80%, bởi đây là vùng điều kiện sinh hoạt thấp, trình độ dân trí chưa cao.
 
Bệnh nhân Vũ Hoàng Sơn (Long Biên, Hà Nội) bị bỏng nước sôi đang điều trị tại BV Xanh Pôn. Ảnh: Trúc Vy

Tại Viện Bỏng Quốc gia, số trẻ bị bỏng trong những ngày đầu hè cũng rất đông. BS.TS Nguyễn Viết Lượng, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp cho biết, hầu hết các gia đình đưa con vào viện đều có nguyên nhân giống nhau: Để phích nước, nồi cơm điện, bát canh nóng... hớ hênh khiến trẻ quờ tay hoặc ngã vào. Mỗi năm, Viện Bỏng Quốc gia tiếp nhận khoảng 3.000 ca, trong đó bệnh nhi chiếm tới 50%. Các ca bỏng hay gặp lúc 18-20h, xảy ra chủ yếu ở nhà bếp, phòng khách...

Các bác sĩ cho biết, bỏng ở trẻ em nguy hiểm hơn người lớn rất nhiều, bởi sức đề kháng của trẻ kém, dễ bội nhiễm. Trẻ có thể bị dị tật là co quắp tứ chi, biến dạng mặt, hỏng mắt, hỏng thanh quản... Nếu không được chữa trị đúng cách, kịp thời, có thể gây hoại tử, thậm chí chết do nhiễm trùng.
 
Sơ cứu đúng cách

Ths.Bs Nguyễn Thống
Trưởng khoa Bỏng, BV Xanh Pôn
 
Khi trẻ bị bỏng
 
NÊN
 
- Ngâm ngay phần cơ thể bị bỏng vào nước nhiệt độ từ 8 - 25, trong thời gian 15 - 20 phút.
 
- Sơ cứu hồi sức bằng hô hấp nhân tạo cho nạn nhân tại chỗ đến khi nạn nhân thở lại được nếu bị bỏng do điện giật, sau đó mới chuyển nạn nhân đi cấp cứu. 
 
- Cho trẻ uống nhiều nước, đặc biệt là uống nước có khoáng, nước có muối oresol để bù lượng nước đã  mất, chống sốc cho trẻ.
 
- Trấn an nạn nhân. 
 
- Đưa nạn nhân đến cơ sở y tế.
 
KHÔNG NÊN
 
- Bóc đi phần da chết hoặc làm vỡ các bọng nước do bỏng gây nên, vì sẽ gây nhiễm trùng thêm vết bỏng.
 
- Dùng đá lạnh hoặc bôi bất cứ thuốc pommade hay mỡ, hóa chất nào lên vết bỏng. 
 
- Dùng các loại băng bằng bông có lông tơ mịn hoặc các băng dính dán lên vùng bị bỏng.
Ths.Bs Nguyễn Thống cho biết, nhiều người hiện nay vẫn nghĩ khi bị bỏng nếu bôi lòng trắng trứng, đổ nước mắm hoặc rắc vôi bột vào... sẽ nhanh khỏi. Đây là những quan niệm sai lầm, vì những chất này khi thoa lên vết bỏng sẽ bít kín vết thương làm nhiệt không thoát ra ngoài, bỏng càng nặng hơn. Với những vết bỏng sâu, các biện pháp này còn là yếu tố gây hoại tử vết thương, gây biến chứng nặng như sốc bỏng, nhiễm trùng máu, biến chứng ở nội tạng...

Cách sơ cứu bỏng tùy thuộc vào từng nguyên nhân bỏng. Đối với bỏng nước, sơ cứu đúng là ngâm ngay phần cơ thể bị bỏng vào nước nhiệt độ từ 8 - 25 độ, trong thời gian 15 - 20 phút. Tránh cởi bỏ quần áo vì có thể dẫn tới việc lột da vùng bị bỏng. Tuyệt đối không bôi bất kỳ loại thuốc hay chất gì lên vết bỏng. Sau đó băng nhẹ vết bỏng bằng gạc đã vô trùng và đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.
Đối với bỏng do điện giật, không nên chuyển nạn nhân đi cấp cứu ngay mà việc sơ cứu hồi sức cho nạn nhân tại chỗ hết sức cần thiết. Cần hô hấp nhân tạo cho nạn nhân cho đến khi nạn nhân thở lại mới vận chuyển đến cơ sở y tế.

Theo TS Nguyễn Viết Lượng, việc sơ cứu ban đầu ở nhà khi trẻ bị bỏng là một trong những yếu tố quan trọng giúp cho vết thương không bị ăn sâu vào bên trong, tránh tình trạng bội nhiễm, tránh được nhiều biến chứng nguy hiểm cho nạn nhân. 70% số ca bỏng mà được giữ sạch thì sẽ lành tự nhiên.

Bỏng để lại di chứng lâu dài, chữa trị rất tốn thời gian, tiền của. Có những trường hợp sau chữa bỏng, mặt mũi bị biến dạng, bệnh nhân phải đi tạo hình nhiều lần. Vì thế, việc phòng tránh là biện pháp tốt nhất.

Các bậc cha mẹ có con nhỏ nên xem xét cẩn thận mọi thứ quanh nhà, sắp xếp vị trí hợp lý. Để phích nước sôi, thức ăn mới nấu, bàn là đang nóng, bật lửa,... ở nơi trẻ không sờ hoặc với tới được. Bố trí bếp và nơi nấu ăn hợp lý như để bếp lò phẳng, cao để trẻ không với tới được hoặc có vách ngăn không cho trẻ tới gần. Khi nấu ăn luôn quay cán xoong, chảo vào phía trong.

Không cho trẻ dưới 8 tuổi tự ăn, tự tắm vòi nước nóng lạnh và luôn kiểm tra nhiệt độ nước trước khi tắm cho trẻ. Khi bê nước nóng, thức ăn mới nấu tránh xa trẻ để không va đụng. Luôn kiểm tra nhiệt độ của thức ăn, đồ uống trước khi cho trẻ ăn, uống. Không nên vừa ăn thức ăn nóng khi bế trẻ nhỏ.

Với những trẻ ở nông thôn, cha mẹ cần dặn dò trẻ không nên chơi thả diều, câu cá, bắt chim dưới đường dây điện và không nên cho đèn dầu vào trong màn.
 
Hà My - Trúc Vy
baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Ra mắt Viện Phát triển Văn hóa và Chăm sóc sức khỏe cộng đồng

Ra mắt Viện Phát triển Văn hóa và Chăm sóc sức khỏe cộng đồng

Sống khỏe - 6 giờ trước

GĐXH - Ngày 12/5, tại Hà Nội diễn ra lễ ra mắt Viện Phát triển Văn hóa và Chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

Người đàn ông 60 tuổi bị hoại tử ruột non vì thường xuyên ăn loại quả mà người Việt yêu thích

Người đàn ông 60 tuổi bị hoại tử ruột non vì thường xuyên ăn loại quả mà người Việt yêu thích

Bệnh thường gặp - 9 giờ trước

GĐXH - Loại quả khiến người đàn ông bị hoại tử, phải cắt bỏ hơn một nửa ruột non đó là quả ổi.

4 triệu chứng sau khi uống nước là 'lời cầu cứu' từ thận của bạn

4 triệu chứng sau khi uống nước là 'lời cầu cứu' từ thận của bạn

Sống khỏe - 11 giờ trước

Uống nước là việc chúng ta làm hàng ngày rất nhiều lần, và chỉ cần để ý một chút khi làm, bạn có thể biết được sức khỏe của thận.

Cách nào để tăng tốc độ đi bộ?

Cách nào để tăng tốc độ đi bộ?

Sống khỏe - 11 giờ trước

Tăng tốc độ đi bộ có thể giúp bạn đốt cháy nhiều calo hơn, cải thiện sức khỏe tim mạch và giúp việc đi bộ hiệu quả hơn, nhưng làm thế nào để tăng tốc độ đi bộ đúng cách?

61 người tử vong vì sốc nhiệt ở Thái Lan, gần gấp đôi so với năm 2023

61 người tử vong vì sốc nhiệt ở Thái Lan, gần gấp đôi so với năm 2023

Sống khỏe - 13 giờ trước

Số người thiệt mạng do sốc nhiệt ở Thái Lan hiện gần gấp đôi so với con số 37 người cả năm 2023.

Người đàn ông 53 tuổi liệt nửa người, đột quỵ não giữa đêm: BS chỉ ra ngay 2 thói quen làm tăng nguy cơ

Người đàn ông 53 tuổi liệt nửa người, đột quỵ não giữa đêm: BS chỉ ra ngay 2 thói quen làm tăng nguy cơ

Sống khỏe - 13 giờ trước

Việc duy trì các thói quen xấu trong sinh hoạt hàng ngày có thể làm tăng nguy cơ mắc đột quỵ nhồi máu não.

Loại thực phẩm đầy nguy cơ bệnh tật người Việt đang ăn nhiều

Loại thực phẩm đầy nguy cơ bệnh tật người Việt đang ăn nhiều

Sống khỏe - 13 giờ trước

Với nhiều ưu điểm, thức ăn nhanh đang dần trở thành lựa chọn tối ưu của không ít người trẻ Việt. Tuy nhiên, thói quen này lại làm tiêu hao sức khỏe của rất nhiều người.

Những bài tập thể thao cho người bệnh tự kỷ

Những bài tập thể thao cho người bệnh tự kỷ

Sống khỏe - 15 giờ trước

Tự kỷ là một rối loạn về sự phát triển gây ra bởi sự bất thường trong não. Người bệnh tự kỷ thường gặp phải những vấn đề trong giao tiếp, tương tác xã hội, có những hành vi lặp lại hoặc có những sở thích hạn chế...

Điều gì xảy ra nếu bạn nhỡ ăn phải thực phẩm có giòi?

Điều gì xảy ra nếu bạn nhỡ ăn phải thực phẩm có giòi?

Bệnh thường gặp - 18 giờ trước

GĐXH - Mặc dù ăn phải giòi không gây nguy hiểm chết người nhưng ăn thức ăn có giòi cũng có thể kéo theo những tác hại đáng kể.

Cô gái 27 tuổi nguy kịch do biến chứng bệnh tiểu đường, thừa nhận thường xuyên ăn món mà nhiều bạn trẻ Việt ưa thích

Cô gái 27 tuổi nguy kịch do biến chứng bệnh tiểu đường, thừa nhận thường xuyên ăn món mà nhiều bạn trẻ Việt ưa thích

Bệnh thường gặp - 21 giờ trước

GĐXH - Cô gái hồi sinh sau biến chứng bệnh tiểu đường thú nhận, để đối phó với áp lực công việc, cô thường xuyên uống trà sữa, có ngày cô uống tới 2 - 3 cốc...

Top