Hà Nội
23°C / 22-25°C

Anh hùng Phạm Tuân: 'Tôi từng nghĩ ra đi không hẹn ngày về'

Thứ năm, 19:33 23/07/2020 | Xã hội

Tròn 40 năm sau ngày bay vào vũ trụ, Trung tướng Phạm Tuân vẫn vẹn nguyên cảm xúc tự hào, song có lúc ông đã nghĩ "không biết có còn được quay về".

Ngày 23/7/1980, Phạm Tuân được Hội đồng Quốc gia lựa chọn trở thành phi công vũ trụ chính thức trong chuyến bay trên con tàu vũ trụ "Soyuz-37" (Liên hợp-37), là người Việt Nam đầu tiên và duy nhất đến thời điểm này bay vào vũ trụ. Chia sẻ với VnExpress ông cho biết, dù đã nghỉ hưu nhiều năm nhưng hàng ngày ông vẫn dõi theo những tin tức về chinh phục vũ trụ và cảm xúc chuyến bay ngày nào vẫn vẹn nguyên trong ông.

Anh hùng Phạm Tuân: Tôi từng nghĩ ra đi không hẹn ngày về - Ảnh 1.

Anh hùng, Trung tướng Phạm Tuân chia sẻ với VnExpress về chuyến bay 40 năm trước. Ảnh chụp chiều 22/7 tại nhà riêng. Ảnh: Giang Huy.

- Nếu kể về chuyến bay vào vũ trụ 40 năm trước, ông nhớ nhất điều gì?

- Nhiều người đã hỏi tôi câu này, nhưng với người lính, trận đánh nào cũng là trận đáng nhớ, và với phi công vũ trụ mỗi chuyến bay, từng công đoạn, giây phút đều là dấu ấn sâu sắc. Tôi nói như vậy là vì, chỉ sau động tác nhấn nút, một tiếng nổ lớn, con tàu phóng đi và phi công khi đó không còn biết mình đang ở đâu.

Với một chuyến bay vũ trụ nhiều cái đặc biệt, vừa có tính khám phá mạo hiểm nhưng cũng thú vị và cả nguy hiểm rình rập. Bởi ngồi vào con tàu là ngồi trên thùng thuốc nổ rồi, ai biết trước điều gì sẽ xảy ra.

- Khi biết mình được chọn cho chuyến bay lịch sử, điều ông nghĩ đến đầu tiên là gì?

- Tôi chỉ biết mình là phi công bay chính trước giờ bay ba ngày. Đó là ngày 21/7/1980, Hội đồng Quốc gia công bố quyết định ai sẽ là người bay chính thức. Tên tôi được xướng lên cùng với Gorbatko là nhà du hành vũ trụ của Liên Xô. Sau quyết định đó, hàng loạt công việc phải chuẩn bị, từ việc kiểm tra những công việc cần làm trên vũ trụ, sắp xếp thứ tự các hành động.

Chúng tôi có 2 giờ nghỉ trưa trước khi bay. Đó là khoảng thời gian tĩnh lặng duy nhất và những ý nghĩ vẩn vơ thoáng qua rằng "quả tên lửa sẽ đẩy mình lên thế nào? Liệu mình có còn được quay lại để gặp gỡ gia đình, vợ con, bạn bè hay không...?".

Còn khi vào vị trí xuất phát, từ lúc còn một phút cho đến thời điểm đếm ngược và con tàu lao đi, là lúc nhận lệnh dồn dập và phi công phải trả lời Trung tâm chỉ huy mặt đất, không còn thời gian để nghĩ vẩn vơ. Tiếng nổ động cơ ngày càng lớn dần. Sau khẩu lệnh cuối: Phóng! Một tiếng nổ chát chúa. Con tàu rung lên, rời bệ phóng.

Nhắc tới rủi ro, trước chuyến bay của chúng tôi, đội bay Bungarri - Liên Xô đã xảy ra bất trắc và lắp ghép không thành công. Họ phải quay về hạ cánh. Khi tàu hoạt động trên vũ trụ, chúng tôi cũng gặp trục trặc. Hệ thống động cơ đang hoạt động bình thường thì dừng lại. Con tàu chỉ còn quay theo hướng điều khiển. Tôi hơi lo lắng nhưng Gorbatko nói rằng: "Tắt tất cả các hệ thống, chờ đến phiên liên lạc sẽ báo cáo". Khi đó ý nghĩ bất an ùa về và thầy trò tôi chỉ còn biết nằm chờ, chuẩn bị báo cáo.

Thật may, sau khi được Trung tâm hướng dẫn xử lý, động cơ của con tàu hoạt động trở lại bình thường. Khi đó chúng tôi bay ở quỹ đạo trung gian hơn 300 km.

Đến bây giờ có những lúc tôi vẫn thoáng nghĩ về khi đó "nếu chẳng may"...!.

- Khi con tàu vào quỹ đạo, ông được giao thực hiện khá nhiều thí nghiệm trên vũ trụ. Nhưng vốn ông không phải là nhà khoa học, vậy ông đã thực hiện nó như thế nào?

- Tôi chỉ là phi công vũ trụ và các thí nghiệm cần thực hiện tôi được hướng dẫn từ mặt đất và đã được chuẩn bị chi tiết. Tôi được hướng dẫn cơ bản. Nhiệm vụ của tôi là thực hiện các thao tác đúng như những gì đã học và ghi lại diễn biến của thí nghiệm đó.

Anh hùng Phạm Tuân: Tôi từng nghĩ ra đi không hẹn ngày về - Ảnh 2.

Theo ông Phạm Tuân ở môi trường không trọng lượng, tiềm năng cho nghiên cứu còn rất nhiều. Ảnh: Giang Huy.

Chinh phục vũ trụ là "cuộc chơi" đầy tốn kém và rủi ro. Theo ông vì sao nó vẫn có "sức hút" bởi những năm gần đây không ít "ông lớn" chấp nhận bỏ tiền đầu tư vào cuộc đua này?

- Từ cuối những năm 50 khi đó hai phe, đứng đầu là hai nước Liên Xô và Mỹ đều cạnh tranh các mặt từ kinh tế, chính trị, khoa học kỹ thuật. Cuộc đua vào vũ trụ thể hiện trình độ công nghệ của một quốc gia. Để bay vào vũ trụ là tập hợp tất cả công nghệ cao của các ngành, từ tên lửa, điều khiển, độ bền vật liệu... Quốc gia nào hùng mạnh, hội tụ đủ yếu tố khoa học công nghệ và tiềm lực kinh tế thì chiếm lĩnh.

Với Việt Nam, tôi thấy mình may mắn vì được bay vào vũ trụ ngày đó nhờ hợp tác với Liên Xô. Nếu để Việt Nam chủ động mọi việc từ công nghệ, kinh tế, kỹ thuật thì có lẽ còn rất lâu chúng ta mới bay vào vũ trụ.

Nhiều năm theo dõi các thông tin mới thấy, các nước tiến xa và rất nhanh về mặt công nghệ chinh phục vũ trụ. Cũng là bởi nghiên cứu vũ trụ tiềm năng rất lớn.

Ở điều kiện không trọng lượng, dưới Trái Đất không làm được. Điều kiện này khiến tất cả các vật chất đều bay lơ lửng như nhau, không kể khối lượng riêng lớn hay nhỏ. Hiểu đơn giản như nấu một nồi chứa nhiều chất, khi để lại phân tử nặng có thể chìm lắng xuống, phân tử nhẹ sẽ ở phía trên nhưng ở trong môi trường không trọng lượng, nó bay như nhau. Vậy nên, nếu luyện kim trong môi trường này, các phân tử sẽ được phân phối rất đều.

Nếu muốn sản xuất vi mạch, đường dẫn tinh khiết cho các loại máy tính tốc độ cao, nếu sản xuất ở dưới mặt đất có thể rất khó nhưng trên vũ trụ thì đơn giản. Hay như sản xuất thuốc, việc xảy ra các phản ứng phụ là do có tạp chất nhưng ở môi trường vũ trụ có thể khắc phục được những hạn chế này...

Khi ta nghiên cứu, hiểu rõ về thiên nhiên, hướng đến nắm bắt và ứng dụng vào cuộc sống là lý do các nước không tiếc tiền đầu tư cho nghiên cứu vũ trụ.

Vì vậy trong suy nghĩ của tôi, ước mong chúng ta có nhiều nghiên cứu ứng dụng, tận dụng được thành tựu của các nước có nền khoa học tiên tiến chứ không phải ta chạy theo "cuộc đua" bởi nhìn vào tiềm lực cần "biết người, biết ta".

Theo VnExpress

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cảnh giác với các lời mời, giới thiệu về 'việc nhẹ lương cao'

Cảnh giác với các lời mời, giới thiệu về 'việc nhẹ lương cao'

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Bộ Công an khuyến cáo người dân cảnh giác với các lời mời, giới thiệu về  “việc nhẹ lương cao”, xuất khẩu lao động không cần kinh nghiệm.

Bộ GD-ĐT giải thích về yêu cầu bắt buộc các trường THCS và THPT dạy 2 buổi/ngày

Bộ GD-ĐT giải thích về yêu cầu bắt buộc các trường THCS và THPT dạy 2 buổi/ngày

Giáo dục - 2 giờ trước

Đại diện Bộ GD-ĐT đã có những lý giải về thông tin sẽ bắt buộc các trường THCS và THPT dạy học 2 buổi/ngày.

Thủ tướng: Hợp tác kinh tế với Hoa Kỳ trên nguyên tắc hai bên cùng có lợi

Thủ tướng: Hợp tác kinh tế với Hoa Kỳ trên nguyên tắc hai bên cùng có lợi

Thời sự - 2 giờ trước

Thủ tướng yêu cầu tiếp tục xúc tiến các cuộc trao đổi, tiếp xúc với phía Hoa Kỳ trên tất cả các cấp, các kênh, giải quyết các quan tâm từ phía Hoa Kỳ, trên tinh thần hai bên cùng có lợi.

Học sinh cả nước sẽ thi thử tốt nghiệp THPT 2025

Học sinh cả nước sẽ thi thử tốt nghiệp THPT 2025

Xã hội - 2 giờ trước

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Ngọc Thưởng đề nghị Sở GD-ĐT 63 tỉnh thành tổ chức thi thử tốt nghiệp đối với 100% học sinh, trước kỳ thi chính thức.

Khởi tố điều tra, xử lý nghiêm đối tượng gây tai nạn giao thông bỏ chạy

Khởi tố điều tra, xử lý nghiêm đối tượng gây tai nạn giao thông bỏ chạy

Pháp luật - 3 giờ trước

Dưới sự chỉ đạo của lãnh đạo Công an tỉnh Nghệ An, Cơ quan CSĐT Công an Nghệ An đã khởi tố vụ án hình sự “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ”, tiếp tục điều tra rõ nguyên nhân vụ tai nạn giao thông gây hậu quả nghiêm trọng làm 1 người tử vong vào tối 4/4.

Thời tiết dịp Giỗ Tổ Hùng Vương: Bắc Bộ mưa diện rộng, Nam Bộ nắng nóng

Thời tiết dịp Giỗ Tổ Hùng Vương: Bắc Bộ mưa diện rộng, Nam Bộ nắng nóng

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, miền Bắc nhiều mây, có mưa trong các ngày 6 và 7/4.

Hà Nội: Liên tục chuyển làn trên Đại lộ Thăng Long, tài xế ô tô 29 chỗ bị xử lý

Hà Nội: Liên tục chuyển làn trên Đại lộ Thăng Long, tài xế ô tô 29 chỗ bị xử lý

Thời sự - 5 giờ trước

GĐXH - Ngày 5/4, Công an TP Hà Nội cho biết, Phòng CSGT đã xác minh, xử lý người điều khiển xe ô tô 29 chỗ vi phạm trật tự, an toàn giao thông trên Đại lộ Thăng Long.

Cận cảnh cột cờ kỳ đài cổ xưa ở mảnh đất Nam Định

Cận cảnh cột cờ kỳ đài cổ xưa ở mảnh đất Nam Định

Đời sống - 5 giờ trước

GĐXH - Gần 200 năm trôi qua, cột cờ Nam Định trải qua nhiều sự kiện lịch sử, đến nay công trình vẫn còn giữ được nét kiến trúc cổ, có giá trị lịch sử và văn hóa. Hằng năm, nơi đây đón hàng trăm đoàn khách trong nước và quốc tế đến thăm quan.

Bị lừa hơn 130 triệu đồng vì tin lời ‘Giám đốc Phòng Cảnh sát giao thông’

Bị lừa hơn 130 triệu đồng vì tin lời ‘Giám đốc Phòng Cảnh sát giao thông’

Pháp luật - 5 giờ trước

Võ Minh Tiến tự xưng là "Giám đốc Phòng Cảnh sát giao thông", lừa 2 người rằng sẽ được nâng hạng giấy phép lái xe không cần phải thi và lấy được biển số xe đẹp, rồi chiếm đoạt hơn 130 triệu đồng.

Gã đàn ông trộm vàng, tiền trị giá 3 tỷ đồng ở Cần Thơ nhanh chóng 'sa lưới'

Gã đàn ông trộm vàng, tiền trị giá 3 tỷ đồng ở Cần Thơ nhanh chóng 'sa lưới'

Pháp luật - 7 giờ trước

Nguyễn Tấn Đạt đột nhập vào ngôi nhà của người phụ nữ ở quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ để trộm nhiều tiền mặt và vàng, tổng giá trị khoảng 3 tỷ đồng.

Top