Hà Nội
23°C / 22-25°C

Âu lo tìm đất “chết”

Thứ bảy, 07:28 01/05/2010 | Xã hội

GiadinhNet - Nghĩa trang Văn Điển ngừng tiếp nhận mộ mới từ 1/7/2010. Việc tìm mua một miếng đất làm nơi an nghỉ cuối cùng của người dân Hà Nội trở nên gian khó hơn bao giờ hết khi UBND TP Hà Nội ban hành quy chế quản lý và sử dụng nghĩa trang 16/4/2010.

Nhưng xem ra, qui chế còn chưa về đến các ban quản lý các nghĩa trang.
 

Việc sắp đóng cửa nghĩa trang Văn Điển làm cho hành trình tìm đất "chết" trở nên "nóng" hơn bao giờ hết.

 
Quy chế chưa về
 
Trong vai người đi mua đất cải táng cho người quá cố, chúng tôi đã tìm đến một số nghĩa trang ở Hà Nội để "đặt vấn đề" trên. Phường Trung Hòa (Cầu Giấy) có khá nhiều nghĩa trang, nhưng hầu hết đều đã quá tải, chỉ có nghĩa trang Trung Kính còn hoạt động nhưng quỹ đất để thực hiện việc mai táng đã... lấn ra cả những ruộng rau muống. Một nửa nghĩa trang tọa lạc sát khu dân sinh, nửa còn lại phải "ở chung" với ruộng nước. Tưởng chừng như nghĩa trang này bây giờ chỉ còn để hương khói những "người cũ", không còn chỗ để đón "người mới" nữa, thế nhưng một bác đang hái rau muống gần đó cho biết: "Hôm qua, mới có đám ma đấy!".
 
Chúng tôi vào làng tìm người quản trang. Sau khi đặt vấn đề muốn được cải táng người nhà từ Văn Điển về nghĩa trang Trung Kính, anh N - quản trang trả lời gọn gàng: "Cải táng giờ nào cũng được. Chi phí 1 triệu đồng". "Thế thôi à? Tôi tưởng phức tạp lắm?", chúng tôi ngạc nhiên hỏi lại. "1 triệu đồng là tiền... đưa cho ông T. Chưa tính tiền giá mỗi suất theo quy định hiện hành", anh N nói. Ngắt quãng rồi anh nói thêm: "Đưa đây 200.000đ, tôi lo hết cho". Chúng tôi bày tỏ lo ngại khi UBND thành phố mới có quy định cấm mua bán chuyển nhượng đất nghĩa trang, anh N buông giọng gắt: "Có thấy quy định nào đâu. Ai đến đây mà bắt".
 
Đa số những quản trang mà chúng tôi tiếp xúc đều không hay biết, hay không quan tâm đến quy chế quản lý và sử dụng nghĩa trang mà UBND TP Hà Nội mới ban hành, bởi "Phép vua thua lệ làng", một quản trang ở làng Phú Mỹ, Mỹ Đình cho biết.
 

Với việc quy định quy chế quản lý và sử dụng  nghĩa trang của UBND thành phố Hà Nội liệu đã chấm dứt tình trạng chôn cất cái quay ngang cái quay dọc lộn xộn như thế này?

 
Khó quản lý?
 
Nhớ lại chuyện tìm đất an nghỉ cho bố vợ, anh Nguyễn Hồ Nam (khu chung cư E1, phố Nguyễn Phong Sắc, Cầu Giấy) lại toát cả mồ hôi. Bố vợ anh năm nay đã 63 tuổi, bị ung thư gan. Hiện cụ vẫn đang phải truyền hóa chất ở Bệnh viện Quân y 103, nhưng theo lời các bác sĩ, cụ có thể đi bất cứ lúc nào nên gia đình phải chuẩn bị tinh thần từ trước. Vậy là dù không muốn, nhưng anh Nam vẫn phải chạy khắp nơi lo tìm đất cho cụ. "Nghe nói Văn Điển đã ngừng việc chôn cất mộ mới. Các nghĩa trang nhỏ trong Thủ đô thì họ đòi phải là người của làng đó mới được... "xem xét", một số khác thì hết quỹ đất rồi. Lỡ bố tôi mà có chuyện gì bây giờ thì gay to", anh Nam ngao ngán.
 
Ngày 16/4/2010, UBND TP Hà Nội đã ban hành quy chế quản lý và sử dụng nghĩa trang, trong đó quy định: Nghiêm cấm việc mua bán, chuyển nhượng đất nghĩa trang.
Việc giao đất mai táng trong nghĩa trang phải theo khu, hàng đã định trước, tránh việc tự ý chọn khu đất an táng.
 
Không được giao đất mai táng cho các đối tượng để dành. Trừ những trường hợp: Trên 70 tuổi, người mắc bệnh hiểm nghèo và người từ 60 tuổi trở lên có vợ hoặc chồng đã được mai táng trong nghĩa trang.
 
Khoảng cách tối đa giữa hai hàng mộ là 0,8m; khoảng cách tối đa hai mộ trong một hàng là 0,6m.
Anh Nam đã từng đi hỏi mua đất ở 2 địa điểm gần nhà anh là nghĩa trang Láng Hạ (số 27 Vũ Ngọc Phan) và nghĩa trang Quán Dền (Nhân Chính, Thanh Xuân). Tại Láng Hạ thì không còn một mét vuông đất nào nữa. Còn đến Quán Dền, anh cũng không sao tìm cách đăng ký được một suất cho cụ. "Lý do họ không bán đất, dù có trả cao vì các nghĩa trang này chỉ tiếp nhận người làng. Dạo quanh nghĩa trang tôi vẫn thấy những người chết ở quê xa. Người ta nói phải quen thân mới nhờ mua được. Nhà tôi không quen ai đành chịu", anh Nam ngậm ngùi.
 
Nghe ai đó mách đất chỗ này, chỗ kia mua được phần cho cụ, vợ chồng anh lại dáo dác đến đặt vấn đề nhưng đều nhận được lời từ chối. Hết nước, anh lên tận Từ Liêm hỏi mua với "hội đồng quản trang" ở đây. Và cuối cùng, với cái giá ngất ngưởng 15 triệu đồng cho 3m2 ở một xã cách trung tâm Hà Nội đến 20km đã thuyết phục được những người có trách nhiệm. Từ đó đến nay, khoảnh đất "vàng" vẫn được “cắm dùi”. Nhưng bây giờ, có quy định mới, tuy bố vợ anh bệnh nặng thật, nhưng nếu sự sống của cụ may mắn được kéo dài thì phần đất đã "cắm dùi" của vợ chồng anh có nguy cơ bị tịch thu trở lại. "Mình không phải dân bản địa, táng nhờ, biết mình là ai. Chiếu theo quy định họ lấy lại thì coi như là công toi. Sau này lỡ chuyện xảy ra không biết xoay xở thế nào đây", anh Nam nói với vẻ mặt đầy lo âu.
 
Qua tìm hiểu thực tế, chúng tôi thấy rằng phần nhiều Ban quản lý các nghĩa trang còn chưa thực hiện nghiêm túc quy định mới của UBND thành phố. Tình trạng mua - bán đất mộ phần tuy có vẻ "kín" hơn nhưng vẫn diễn ra ở một số nghĩa trang trên địa bàn thành phố. Ông quản trang ở nghĩa trang G.T (Hoài Đức) phân trần: "Chính quyền rất khó quản lý bởi quy định ai được mua, ai không được mua không thực sự rõ ràng. Nếu như theo quy định, người ta chỉ cần vào viện xin cái giấy nằm viện và chứng nhận mắc bệnh nan y là được quyền mua đất".
 

Hết đất, ban quản lý nghĩa trang Trung Kính cho phép hung táng ra cả... ruộng.

 
Hiện nay, giá "ngầm" một phần "mộ tươi" (chôn người mới mất) tại nghĩa trang MT lên tới 30 triệu đồng. Phí cải táng cũng ở mức xấp xỉ 10 - 15 triệu đồng. Tính trung bình, mỗi mét vuông đất "chết" có giá tới 10 triệu đồng.
 
Tuy nhiên, nếu so với khu vực nghĩa trang trung tâm thì mức giá này còn khá mềm.

Về vấn đề "nóng" đất chôn cất, ông Hoàng Thành Thái, Trưởng ban Tang lễ TP Hà Nội cho hay: "Hệ lụy từ việc Văn Điển sẽ ngừng nhận hung táng từ tháng 7/2010 là những người có nhu cầu hiện đã tản ra các nghĩa trang nhỏ để tìm chỗ chôn. Thậm chí họ tìm mọi cách và chấp nhận mọi giá để có nơi an nghỉ cho người thân. Chính điều này tạo ra sức ép rất lớn đẩy giá đất "chết" leo thang. Tâm lý người dân vẫn rất muốn người đã khuất được chôn ở gần cho tiện hương khói, bởi vậy vấn đề đất nghĩa trang trong nội thành hiện vô cùng nóng".
 
Muốn giải quyết triệt để, theo ông Thái, thành phố cần khẩn trương kiểm tra và quản lý nghĩa trang đến cấp xã, huyện. Bên cạnh đó, bản thân xã, huyện cũng phải quy hoạch lại diện tích chính xác phần dành cho người quá cố, tránh tình trạng cơi nới trái phép. "Nhưng về lâu dài, tôi nghĩ để có thể bình ổn giá loại đất đặc biệt này hiện nay cần quy hoạch xây dựng 4 nghĩa trang ở 4 phía Đông, Tây, Nam, Bắc, quy mô không cần lớn. Làm thế sẽ góp phần "giãn được đất cho người chết", ông Thái đề xuất.
 
 
 
 
 
Thúy Quang
kimvan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Diễn biến mới nhất vụ hai mẹ con tử vong bất thường trong ngôi nhà bốc cháy ở Thanh Hóa

Diễn biến mới nhất vụ hai mẹ con tử vong bất thường trong ngôi nhà bốc cháy ở Thanh Hóa

Xã hội - 4 giờ trước

GĐXH - Bước đầu cơ quan chức năng nhận định B. V. G. đã phóng hỏa đốt nhà khiến người mẹ đẻ ngủ dưới tầng 1 chết cháy, sau đó dùng dao tự sát.

Sau 7 tháng thi công, cầu vượt sông Đáy ở Nam Định đang dần lộ diện

Sau 7 tháng thi công, cầu vượt sông Đáy ở Nam Định đang dần lộ diện

Đời sống - 5 giờ trước

GĐXH - Sau khi hoàn thiện cầu vượt sông Đáy nối Nam Định và Ninh Bình có tổng mức đầu tư 1.450 tỷ đồng sẽ rút ngắn thời gian cũng như quãng đường di chuyển từ khu vực phía Nam 3 tỉnh Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình đi Hải Phòng, giúp phát triển kinh tế địa phương.

Hàng triệu phụ huynh Hà Nội cần nắm rõ chi tiết các khoản thu và mức thu dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục

Hàng triệu phụ huynh Hà Nội cần nắm rõ chi tiết các khoản thu và mức thu dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục

Giáo dục - 6 giờ trước

GĐXH - Hà Nội quy định rõ danh mục các khoản thu và mức thu, cơ chế quản lý thu chi đối với các dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục. Vậy các khoản thu và mức thu được quy định thế nào?

Hà Nội sẽ có cả 'rừng trúc' xung quanh hồ Trúc Bạch

Hà Nội sẽ có cả 'rừng trúc' xung quanh hồ Trúc Bạch

Đời sống - 6 giờ trước

GĐXH - Vườn hoa Trúc Bạch (Ba Đình, Hà Nội) sẽ được trồng thêm nhiều rặng trúc, kết hợp chỉnh trang đô thị, mở rộng không gian đi bộ, phục vụ các hoạt động quảng bá văn hóa, giới thiệu ẩm thực.

Khối không khí lạnh tràn về có gây mưa rét ở Hà Nội và miền Bắc?

Khối không khí lạnh tràn về có gây mưa rét ở Hà Nội và miền Bắc?

Đời sống - 8 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết, không khí lạnh yếu kết hợp với vùng hội tụ gió trên cao sẽ gây mưa ra một đợt mưa dông diện rộng ở các tỉnh miền Bắc và Bắc Trung Bộ. Thời tiết nhiều nơi mát mẻ.

Tuyên dương 5 học sinh trả lại đồ cho người đánh rơi

Tuyên dương 5 học sinh trả lại đồ cho người đánh rơi

Giáo dục - 9 giờ trước

Sau khi nhặt được đồ, 5 học sinh Trường THCS Nguyễn Trãi (huyện Vĩnh Linh, Quảng Trị) thông báo cho cơ quan chức năng để trả lại người đánh rơi.

Điện Biên Phủ rực rỡ cờ hoa trước ngày diễu binh, diễu hành

Điện Biên Phủ rực rỡ cờ hoa trước ngày diễu binh, diễu hành

Đời sống - 9 giờ trước

Những ngày này, các tuyến đường phố, địa điểm công cộng, quảng trường... ở thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên) được trang hoàng rực rỡ với biểu ngữ, cờ, hoa... trước thềm Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Đầu tháng 5/2024, đã có 200 trường công bố xét tuyển đại học bằng học bạ THPT năm 2024

Đầu tháng 5/2024, đã có 200 trường công bố xét tuyển đại học bằng học bạ THPT năm 2024

Giáo dục - 9 giờ trước

GĐXH – Tính đến đầu tháng 5/2024, đã có khoảng 200 trường công bố xét tuyển đại học bằng học bạ năm 2024. Dưới đây là danh sách chi tiết và mới nhất.

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Hai, ngày 6/5/2024

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Hai, ngày 6/5/2024

Đời sống - 9 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Hai ngày 6/5/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB như thế nào? Mời độc giả cập nhật kết quả ngay dưới đây.

5 lưu ý mà mọi sinh viên năm cuối cần phải nắm được nếu muốn trúng tuyển vào các doanh nghiệp lớn

5 lưu ý mà mọi sinh viên năm cuối cần phải nắm được nếu muốn trúng tuyển vào các doanh nghiệp lớn

Đời sống - 9 giờ trước

GĐXH - Cơ hội làm việc tại các công ty, doanh nghiệp lớn ngay sau khi tốt nghiệp là mục tiêu mà hầu hết sinh viên đều mong muốn.

Tin sáng 6/5: Trần tình của người phụ nữ đạp cư dân ở chung cư tại Hà Nội; 'Lật Mặt' thu hơn 1.000 tỷ đồng, vợ chồng Lý Hải - Minh Hà bỏ túi bao nhiêu?

Tin sáng 6/5: Trần tình của người phụ nữ đạp cư dân ở chung cư tại Hà Nội; 'Lật Mặt' thu hơn 1.000 tỷ đồng, vợ chồng Lý Hải - Minh Hà bỏ túi bao nhiêu?

Thời sự

GĐXH - Người phụ nữ đạp cư dân ở chung cư tại Hà Nội gây xôn xao thời gian qua là con gái của ông Đặng Hồng Minh – Phó Ban quản trị tòa nhà Đồng Phát - Park View Tower; trên thực tế, nhà rạp, nhà phát hành lấy khoảng 60% doanh thu bộ phim chiếu rạp. Và với bảy phần phim Lật Mặt, Lý Hải thực nhận khoảng 240 tỷ đồng, chưa kể đến thuế TNCN, chi phí tài chính và lãi vay... (nếu có).

Top