Bà đẻ kiêng khem: Nỗi ám ảnh ở cữ
GiadinhNet - "Giống như cấm cung" - chị Minh Hoà (Phương Mai, Hà Nội) vẫn chưa hết cảm giác rùng mình với 30 ngày ở cữ.

"Nhọc nhằn" chuyện ăn, uống
Ngay từ lúc mới mang thai em bé, mẹ chồng Hoà đã giành lấy mọi việc nhà để con dâu "yên tâm" sinh con khoẻ mạnh. Sau sinh, Hoà cũng chỉ việc nằm một chỗ, có cơm bưng, nước rót tận nơi.
Ngay từ ngày đầu tiên xuất viện, bà mẹ chồng đã đưa cho Hoà danh sách những thức ăn cần phải kiêng, dài dằng dặc, đọc không hết. Lo "mẹ thằng Mít" quên, bà còn cẩn thận dán lên đầu giường.
Mấy ngày đầu, Hoà vui vẻ đánh sạch 4 bát cháo móng giò, đều đặn 3 bữa cơm canh nhạt. Nhưng đến ngày thứ 5 thì Hoà bắt đầu lờm lợm cổ họng. Cô đề nghị giảm xuống 1 bát cháo, nhưng không được. Nghĩ đến con, không dám trái lời mẹ, Hoà đành nhắm mắt như bị tra tấn, vừa ăn mà nước mắt, nước mũi giàn giụa. Thỉnh thoảng, Hoà cũng được mẹ chồng đổi món, thay cháo móng giò lợn bằng móng giò... chó. Cực chẳng đã, Hoà ngấm ngầm gọi điện cho chị gái "cứu viện".
Khổ nỗi, ai đến thăm đều phải qua "cửa ải" mẹ chồng, món ăn chị gái mang đúng vào món bà cụ kiêng. "Đúng là hạ sách, sau đận đó, bà nội còn tỏ ra trách dỗi!", chị Hòa kể.
"Chẳng hiểu sao các cụ kiêng nhiều thế!", Hạnh, nhân viên trực tổng đài điện thoại than vãn. "Tôm, cua, ghẹ, các loại cá tanh vốn là món khoái khẩu của em thì bà cụ cấm tiệt, với lý do sợ cháu bà đau bụng và mẹ bị hậu sản. Em nghĩ đồ ăn của mình còn hấp thụ đủ kiểu rồi mới làm ra sữa, chẳng nhẽ hấp thụ để tái tạo máu thì máu cũng tanh à? Chồng em góp ý chỉ cần kiêng chua, cay còn lại ăn hết, mẹ em lại gạt đi. Thế là trong nhà em loạn lên kiêng hay không kiêng. Mở miệng ra các cụ lại bảo: Rồi sau này mới biết! Thế nên không ai dám chống lệnh. Lỡ sau này có bị làm sao thì lại mang tội "trứng khôn hơn vịt", Hạnh ấm ức kể.
Oái oăm nhất vẫn là trường hợp của Hà Dương (Phủ Lý- Hà Nam), vì hiếm ai phải nhập viện bất đắc dĩ như chị. Số là nhà chị bắt ăn kiêng nhiều quá, hết thịt lợn nạc, rau ngót luộc rồi đến cá kho mặn chát, đến cả hoa quả cũng kiêng nốt. Cái "lý" của "các cụ" là để chị khát nước mà uống nhiều nước cho... có sữa. Ngày nào cũng như vậy, chị cứ nhìn thấy mâm cơm mẹ bê lên là lại lao vào nhà vệ sinh nôn ọe, dù chưa ăn được miếng nào. Đến lúc chị bị táo bón, mất sữa, em bé bị ốm yếu, phải vào viện, bà nội mới chịu "xuống nước", để chị được ăn theo thực đơn bác sĩ kê cho.
"Căng thẳng" chuyện ngủ, nghỉ
Cuộc sinh nở thành công, "mẹ tròn con vuông" thực sự là niềm hạnh phúc cho sản phụ và cả gia đình. Nhưng sinh con xong, chế độ sinh hoạt, ăn uống... của bà mẹ ra sao để "mẹ khỏe con ngoan", nên ăn gì, làm gì, kiêng khem thế nào cho đúng, cho khoa học... cũng là cả một vấn đề. |
Sinh con vào tháng 8 âm, khi cái nóng của mùa hè còn chưa bớt, mẹ chị Lam Khánh đã chuẩn bị sẵn cho cô một nồi than bồ kết dưới gầm giường. Đêm ngày nồi than đỏ hồng, lại thêm bà trẻ vốn mát tay nuôi con đến thăm góp ý thêm: Nên xông nghệ, ngải cứu nướng trên than hoa cho co khít các lỗ chân lông và... sáng mắt. Phòng ngủ của cô ngày nào cũng hầm hập nóng và nồng. Mẹ con Khánh lúc nào cũng trong tình trạng mồ hôi nhễ nhại trong bộ quần áo kín mít từ đầu đến chân.
Theo bác sĩ sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung (Trung tâm Y tế lao động - Hà Nội): Không thiếu những trường hợp bà đẻ phải nhập viện trong tình trạng trầm cảm sau sinh do suốt thời gian ở cữ phải nằm trong nhà, luẩn quẩn trên giường, với 4 bức tường và một đứa bé. "Những kiêng kỵ dân gian trong thời gian ở cữ có ý nghĩa nhân văn riêng. Nhưng đây không phải là hệ thống bài bản, không có cơ sở khoa học. Nhiều khi nó trở thành nỗi ám ảnh kinh hoàng với nhiều sản phụ trẻ nếu được áp dụng thái quá" - BS. Kim Dung cho hay.
Đồng quan điểm này, TS, BS Vũ Thị Bắc Hà - Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Trung ương Huế cho hay: Đúng là sau sinh có một số thực phẩm không nên sử dụng, nhưng cũng không vì thế mà "đoạn tuyệt" với các thực phẩm này, ví dụ thực phẩm lợi tiểu (rau cải, canh chua...).
Sau khi phục hồi sức khoẻ, các bà bầu hoàn toàn có thể ăn các loại thức ăn mình thích. Việc kiêng thái quá có thể gây ra tình trạng dù chất dinh dưỡng trong thức ăn đủ nhưng thiếu nước trầm trọng. Điều này cũng có thể gây mất sữa, táo bón. Để mẹ khỏe và có nhiều sữa cho con, bạn có thể ăn đa dạng theo nhu cầu, sở thích, chỉ cần đảm bảo thực phẩm tươi, chế biến chín và giàu dưỡng chất.
Trên thực tế, nhiều chị em dù rất hiểu biết nhưng vẫn không dám làm trái với kinh nghiệm "các cụ", sợ bị mất lòng. Theo các bác sĩ, nếu biết điều gì chắc chắn đúng, hãy thuyết phục người thân bằng cơ sở khoa học, đừng để vì "kinh nghiệm gia truyền" mà làm hại đến sức khoẻ bản thân và con bạn. "Điều quan trọng là bạn đừng quá ỷ lại vào sự chăm sóc của người khác để phải nhắm mắt làm theo mọi lời áp đặt". BS. Kim Dung |
Quỳnh An

Người cao tuổi không ăn cơm, hại nhiều hơn lợi
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcViệc loại bỏ cơm khỏi khẩu phần ăn có thể gây hại cho sức khỏe người cao tuổi, dẫn đến thiếu năng lượng, suy dinh dưỡng, rối loạn đường huyết và nhiều hệ lụy khác.

Có nên ngừng cho con bú khi trẻ bắt đầu mọc răng không?
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcNhiều bà mẹ lo lắng rằng khi con mọc răng, việc bú mẹ sẽ trở nên đau đớn và nghĩ đến việc cai sữa, không cho con bú nữa. Điều đó có nên không?

Al hỗ trợ bác sĩ siêu âm phát hiện dị tật thai nhi nhanh hơn
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcTheo kết quả một nghiên cứu mới, trí tuệ nhân tạo (AI) có thể giúp các bác sĩ siêu âm xác định bất thường nào khi siêu âm sàng lọc thai kỳ ở tuần thứ 20 nhanh gấp đôi mà không làm giảm độ chính xác của chẩn đoán.

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới dễ nhầm với bệnh lây truyền qua đường tình dục
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcMặc dù nam giới ít bị nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) hơn phụ nữ nhưng đây cũng có thể là mối quan tâm đáng kể về sức khỏe, đặc biệt là khi không được điều trị.

4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcSữa giả không chỉ đơn giản là không có giá trị dinh dưỡng mà nó còn có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe người dùng, đặc biệt là phụ nữ mang thai cần được chăm sóc dinh dưỡng và đảm bảo an toàn sức khỏe.

Các triệu chứng chính của bệnh Chlamydia ở phụ nữ
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcChlamydia là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) phổ biến do nhiễm vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây ra. Phụ nữ chủ yếu nhiễm Chlamydia khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn hoặc miệng với chồng/ đối tác bị nhiễm trùng.

5 câu hỏi thường gặp về hội chứng tiền kinh nguyệt
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcHội chứng tiền kinh nguyệt là một tập hợp các triệu chứng về thể chất, tâm lý và cảm xúc mà nhiều phụ nữ gặp phải trong khoảng thời gian 1 - 2 tuần trước khi bắt đầu kỳ kinh nguyệt.

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcGĐXH – Theo các chuyên gia, với những trường hợp lạm dụng sử dụng thuốc tránh thai liên tục trong một thời gian quá dài, không có thời gian "nghỉ" là không đúng với hướng dẫn chuyên môn của viên uống tránh thai đường uống, có nguy cơ gây hệ lụy.

Chế độ ăn cho người bị cường kinh
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcChế độ ăn uống khoa học, vận động thể chất đều đặn là những yếu tố quan trọng giúp chị em có sức khỏe tốt và chu kỳ kinh nguyệt ổn định.

Mẹ bầu tiếp xúc với phthalate trong mỹ phẩm, con có thể bị ảnh hưởng thần kinh
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcMặc dù được sử dụng rộng rãi trong nhiều sản phẩm gia đình nhưng phthalate không tốt cho sức khỏe. Phụ nữ mang thai tiếp xúc với chất này có thể ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và sự phát triển não bộ trẻ sơ sinh.

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.