Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bà mẹ ở Hà Nội gây tranh cãi nảy lửa vì tiết lộ 1 khả năng của con, nhiều người gay gắt: Nghĩ thôi đã thấy quá thương đứa trẻ

Thứ năm, 15:13 23/05/2024 | Nuôi dạy con

Trước phản ứng của hội phụ huynh, bà mẹ này có những màn đáp trả không hề thua kém.

Lên hội nhóm "khoe" kiến thức vượt trội của con sắp vào lớp 1, một bà mẹ ở Hà Nội mới đây bị "ném đá hội đồng", dẫn tới những màn tranh cãi nảy lửa, không ai chịu ai.

Theo đó, bà mẹ này cho biết, tháng 9/2024, con mình lên lớp 1 nhưng đã biết đọc, đánh vần, làm được các bài Toán cộng - trừ - nhân. Lo lắng nếu học chương trình lớp 1 con sẽ không tập trung chú ý, cẩu thả..., chị nhờ hội phụ huynh tư vấn xem có cách nào để con học luôn lên lớp 2, 3 hoặc có phương pháp nào để rèn các phù hợp với khả năng của con.

Bà mẹ ở Hà Nội gây tranh cãi nảy lửa vì tiết lộ 1 khả năng của con, nhiều người gay gắt: Nghĩ thôi đã thấy quá thương đứa trẻ - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Học lớp 1 không chỉ học Toán, tiếng Việt

Mọi chuyện chẳng có gì đáng nói khi bên cạnh một số góp ý như nên tìm hiểu thêm về các cuộc thi Toán, tiếng Việt cho con tham gia dành được nhiều giải thưởng, học thêm tiếng Anh thì đa phần phụ huynh đều "ném đá" bà mẹ này, cho rằng con "chưa đỗ ông Nghè đã đe hàng Tổng". Bên cạnh đó, không ít người nhận định chị quá ham thành tích mà hại con, khiến con không có tuổi thơ, hậu quả sẽ vô cùng tai hại.

Nhiều phụ huynh cho rằng, cho con học trước thì đương nhiên vào năm học con không còn hứng thú học nữa, sẽ không tập trung. Nhưng lớp 1, ngoài học Toán, tiếng Việt ở lớp, con còn được học nhiều thứ. Kể cả nề nếp, kĩ năng sống... không thể tự nhận con giỏi rồi yêu cầu "nhảy cóc" từ mẫu giáo lên lớp 2, lớp 3.

Chưa kể, chuyện học sinh học trước kiến thức lớp 1 hiện nay rất phổ biến. Các bạn chuẩn bị vào lớp 1 giờ phải đến 80% là biết đọc, biết viết và biết làm Toán rồi nhưng khi vào học lớp 1 vẫn "toát mồ hôi".

"Con mình 5 tuổi đã đọc thông viết thạo. Thậm chí nghe viết chính tả nhưng vào lớp 1 bạn ấy vẫn học lại từ đầu. Thậm chí nhiều lúc con bảo là " mẹ ơi nhiều chữ viết khó lắm". Nên mình nghĩ bạn cứ cho con học bình thường như các bạn thôi. Lớp 1 tưởng chừng dễ nhưng nó lại là nền tảng cho con sau này đó ạ", một phụ huynh góp ý.

Họ khuyên bà mẹ này thay vì nóng lòng "đốt cháy giai đoạn" khiến con thiệt thòi thì nên cho con học chương trình lớp 1 từ những thứ nhỏ nhất. Nếu có năng lực cô có thể cho con tham gia các kì thi các cấp, vừa nâng cao thành tích học tập lại vừa củng cố kiến thức và kĩ năng làm bài cho con. Cứ để bé phát triển tự nhiên, tự học hỏi để khám phá và phát triển bản thân thay vì bắt con "chín ép".

Trước những bình luận chê bai của phụ huynh, bà mẹ này phản ứng khá gay gắt. Chị khẳng định mình không dạy hay ép con học, thậm chí chị từng lo con bị tự kỉ vì trong khi các bạn khác thích xem hoạt hình, nhảy múa thì con chỉ thích học Toán, chơi cờ... Một só ý kiến cũng "bênh" bà mẹ này, cho rằng có thể con của chị có khả năng vượt bậc. Khi đó, không cần học vượt lớp nhưng bé cũng phải được quan tâm để có hướng phát triển lâu dài, không bỏ phí tài năng.

"Nếu một em bé 6 tuổi nói tiếng Anh thành thạo thì mọi người sẽ ồ lên và bảo bé giỏi quá. Nhưng cũng một bé 6 tuổi làm Toán hay biết đọc tiếng Việt rành rọt thì đa phần sẽ cho rằng cha mẹ ích kỷ, bắt con chạy theo thành tích, như vậy có phải là quá thành kiến hay không?", một người bình luận.

Cho con học kiến thức trước khi vào lớp 1, nên hay không?

Cũng tại topic nói trên, nhiều phụ huynh cho rằng, hiện nay họ lâm vào cảnh "bất đắc dĩ" phải cho con học chữ trước nhưng rất lo lắng khi con vào lớp 1. Họ giải thích việc học trước ảnh hưởng tới chất lượng học của con sau này, bởi một trong những yếu tố khiến trẻ hứng thú khi đến trường là được tự khám phá. Nếu học kiến thức trước thì vào lớp 1 các con dễ bị nhàm chán vì đã biết hết. Về mặt điểm số, kiến thức, cha mẹ có thể thỏa mãn nhưng con có thể sẽ rơi vào tình trạng học trước, đến sau.

Tuy nhiên cũng có người cho rằng, việc con vào lớp 1 có lơ là hay không còn phụ thuộc vào bố mẹ quan tâm đến việc học của con như thế nào. Nếu ba mẹ ỷ y việc con đã học trước rồi mà vô năm học không theo sát, không kiểm tra bài, không tạo điều kiện cho con luyện tập thì việc đó tất yếu xảy ra. Còn ba mẹ phối hợp với thầy cô, khắc phục những điểm con mình chưa được, cho con luyện tập thường xuyên thì con chỉ có tiến chứ không lùi.

Theo các chuyên gia, các lớp tiền tiểu học, nếu có chỉ nên chuẩn bị tâm thế vào lớp 1, ôn lại những nội dung được dạy ở mầm non, học tư thế ngồi, cách cầm bút... chứ không học trước chương trình lớp 1.

Cô Lương Ngọc Anh, giáo viên tiểu học ở Hà Nội cho rằng, điều quan trọng nhất ở các lớp này là hướng dẫn để trẻ quen với nề nếp, phương pháp học tập mới và sự kiên trì. Lớp tiền tiểu học chỉ cần dạy học sinh viết nét cơ bản, bảng chữ cái và tư duy ghép vần. Với môn Toán, các em biết cách thêm, bớt trong phạm vi 10, đếm trực quan và viết các con số.

Cô cho rằng phụ huynh không nên quá căng thẳng việc con học trước hay sau. "Tùy vào năng lực và nhận thức của con, các bố mẹ sẽ tự quyết định xem con có cần đi học hay không", cô Ngọc Anh nói.

Cha mẹ quá nghiêm khắc với con cái có 12 dấu hiệu điển hìnhCha mẹ quá nghiêm khắc với con cái có 12 dấu hiệu điển hình

GĐXH - Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, cha mẹ quá nghiêm khắc với con cái có thể sẽ để lại hậu quả tiêu cực như: Nguy cơ gây ra những hành vi sai trái và tự ti hơn cho con cái.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Chuyên gia tâm lý nổi tiếng: Có 9 thời điểm cha mẹ nói 'không' với con sẽ cực tốt cho sự phát triển của trẻ

Chuyên gia tâm lý nổi tiếng: Có 9 thời điểm cha mẹ nói 'không' với con sẽ cực tốt cho sự phát triển của trẻ

Nuôi dạy con - 2 ngày trước

GĐXH - Với một đứa trẻ, nghe thấy từ "không" quá thường xuyên có thể gây ra tác động lâu dài với chúng. Nhưng có 9 thời điểm các bậc cha mẹ nhất định phải nói "không" với con mình.

8 dấu hiệu điển hình chứng tỏ bạn là cha mẹ EQ thấp, con cái dễ bị 'hủy hoại' trong âm thầm

8 dấu hiệu điển hình chứng tỏ bạn là cha mẹ EQ thấp, con cái dễ bị 'hủy hoại' trong âm thầm

Nuôi dạy con - 5 ngày trước

GĐXH - Nếu có những dấu hiệu này thì bạn chính là kiểu cha mẹ 'độc hại' đang ảnh hưởng xấu tới con.

Nguyên nhân và cách xử lý thông minh cơn ăn vạ của trẻ

Nguyên nhân và cách xử lý thông minh cơn ăn vạ của trẻ

Nuôi dạy con - 1 tuần trước

GĐXH - Muốn xử lý được cơn giận của con một cách hiệu quả, bố mẹ cần hiểu rõ nguồn cơn.

Lý do cha mẹ càng chiều chuộng, con cái càng kém hạnh phúc, thậm chí vô ơn

Lý do cha mẹ càng chiều chuộng, con cái càng kém hạnh phúc, thậm chí vô ơn

Nuôi dạy con - 1 tuần trước

GĐXH - Cha mẹ yêu thương con cái không có gì sai, nhưng nếu yêu quá mức sẽ khiến trẻ lạc vào tình yêu dị dạng.

Chuyên gia nuôi dạy con nổi tiếng: Trẻ được rèn thành thục 7 kỹ năng này khi còn nhỏ, lớn lên dễ thành công hơn đứa trẻ khác

Chuyên gia nuôi dạy con nổi tiếng: Trẻ được rèn thành thục 7 kỹ năng này khi còn nhỏ, lớn lên dễ thành công hơn đứa trẻ khác

Nuôi dạy con - 1 tuần trước

GĐXH - Mỗi đứa trẻ có một tốc độ phát triển của riêng mình. Tuy nhiên, có một số nguyên tắc dạy con được chứng minh mang lại hiệu quả trong việc nuôi dạy những đứa trẻ thành công.

Vì sao trẻ con sẽ trở nên nghịch hơn khi ở cạnh mẹ?

Vì sao trẻ con sẽ trở nên nghịch hơn khi ở cạnh mẹ?

Nuôi dạy con - 2 tuần trước

GĐXH - Trẻ con đôi khi như thiên thần trước mặt người khác, nhưng lại vô cùng nhõng nhẽo, quậy phá trước mặt mẹ đều có lý do của chúng.

Giúp cha mẹ giải mã 7 hành động không thể hiểu nổi của trẻ

Giúp cha mẹ giải mã 7 hành động không thể hiểu nổi của trẻ

Nuôi dạy con - 2 tuần trước

GĐXH - Những hành động tưởng chừng như vô nghĩa và bạn không thể lý giải được tại sao thì với trẻ chúng đều có lý do cả.

Cha mẹ tốt không chăm chăm nhìn vào điểm kiểm tra của con

Cha mẹ tốt không chăm chăm nhìn vào điểm kiểm tra của con

Nuôi dạy con - 2 tuần trước

GĐXH - Phụ huynh tốt đương nhiên hy vọng con học giỏi nhưng họ biết chú trọng kiến thức con đạt được thay vì chỉ chăm chăm vào điểm số của con.

10 cách dạy con rất khác của các bậc cha mẹ thông thái

10 cách dạy con rất khác của các bậc cha mẹ thông thái

Nuôi dạy con - 2 tuần trước

GĐXH - Tương lai của một đứa trẻ thành hay bại phụ thuộc rất lớn vào cách giáo dục chúng nhận được từ cha mẹ mình.

Top