Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bác Hồ và những tình cảm đặc biệt với người dân Hà Nội

Thứ hai, 18:30 04/02/2019 | Xã hội

GiadinhNet - Mùa thu cách mạng năm 1945, Hà Nội lần đầu tiên đón Bác Hồ về đọc Tuyên ngôn độc lập. Chín năm sau, năm 1954, Hà Nội lại được đón Bác về sau ngày giải phóng. Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh có nhiều năm sinh sống và làm việc tại Thủ đô, chính vì vậy, Người dành cho nhân dân và cán bộ thành phố những tình cảm đặc biệt…

Tết Độc lập

Tết Bính Tuất năm 1946 là Tết độc lập đầu tiên sau gần một thế kỷ dân tộc ta bị nô lệ, nên đồng bào cả nước vô cùng vui mừng phấn khởi. Đối với Bác, đây cũng là lần đầu tiên Người được đón Tết ở Thủ đô.

Chiều 30 Tết năm ấy, Bác ở Bắc Bộ Phủ về số 8 phố Vua Lê (nơi ở của Bác Hồ những ngày đầu cách mạng, nay là số 8 phố Lê Thái Tổ) sớm hơn mọi ngày. Người nói với tổ bảo vệ và thư ký: “Tối nay, các chú đưa Bác đi đón giao thừa ngoài phố cùng bà con Hà Nội và đến chúc Tết một số gia đình, nhưng phải tuyệt đối giữ bí mật!”. Nghe Bác chỉ thị, các chiến sỹ cận vệ và phục vụ sửng sốt. Lúc này vận nước đang “ngàn cân treo sợi tóc”, thù trong giặc ngoài câu kết với nhau, hòng tiêu diệt nhà nước cộng hòa non trẻ. Các tổ chức phản động đang ngày đêm rình rập tìm mọi cách ám hại Bác. Do vậy, bảo vệ Bác đi chúc Tết nhân dân và đón giao thừa ngoài phố là một việc vô cùng hệ trọng. Tuy nhiên, trước yêu cầu của Bác, lực lượng bảo vệ đã nhanh chóng lên được một kế hoạch chu đáo, chi tiết.

Tối 30 Tết, các đồng chí Nguyễn Hữu Văn (Tạ Quang Chiến), Nguyễn Văn Lý (Hoàng Hữu Kháng) và Vũ Long Chuẩn (Vũ Kỳ) đã trực tiếp bảo vệ tiếp cận Bác. Hôm ấy, Bác hóa trang thành một cụ già, đầu đội khăn xếp, mặc áo the, cổ quàng khăn len quấn mấy vòng che kín bộ râu. Gần 10h tối, từ Bắc Bộ Phủ, các chiến sỹ cận vệ và phục vụ đưa Bác hòa vào dòng người tản bộ đến Hồ Gươm. Trong ngày Tết độc lập đầu tiên, Hồ Gươm được trang hoàng lộng lẫy, người đi lễ nườm nượp qua cầu Thê Húc vào đền Ngọc Sơn.

Nhìn ánh mắt và cử chỉ của Bác, tổ bảo vệ thấy Người rất vui. Bác dừng lại rất lâu trước những tấm bia, ngắm nghía câu đối rồi ra đứng ở trấn Ba Đĩnh ngắm mặt nước Hồ Gươm sóng lăn tăn ánh điện. Người thốt lên: “Mình bây giờ mới biết đồng bào Hà Nội đón giao thừa như thế nào, hái lộc ra sao. Vui quá!”. Bác đi thăm đền Bạch Mã, cúi đầu chắp tay khấn như các cụ già khác.

Sau đó, Bác đi chúc Tết một số gia đình người dân ở Hà Nội. Bác đến chúc Tết gia đình cụ Nguyễn Văn Tố ở phố Hàng Sắt, cụ Vương Kim Toàn ở trước cổng chợ Hôm. Đây là những cụ hăng hái trong việc truyền bá chữ quốc ngữ. Sau đó, Bác đến chúc Tết gia đình Giáo sư Tôn Thất Tùng và gia đình đồng chí Trần Duy Hưng, Chủ tịch Ủy ban Hành chính Hà Nội. Tiếp đó Bác đến chúc Tết 3 gia đình công nhân lao động ở ngõ Hàng Đũa thuộc phố Sinh Từ (nay là phố Nguyễn Khuyến), phố Hàng Lọng (nay là đường Lê Duẩn) và Hàng Vải. Các gia đình được Bác đến thăm và chúc Tết đều rất ngạc nhiên, rưng rưng xúc động.

Nhưng cũng trong đêm giao thừa năm đó, trên đường về, Bác bắt gặp cảnh những người đạp xích lô, gánh nước thuê vẫn phải lao động kiếm sống. Vẻ mặt Bác trở nên ưu tư. Người nói với các đồng chí bảo vệ mà như nói với chính mình: “Không biết còn bao nhiêu gia đình đêm 30 Tết mà không có Tết như gia đình những người này!”. Nghe Bác nói, mọi người cùng im lặng. Họ cảm nhận được tấm lòng rộng lớn bao la của vị lãnh tụ đối với dân, với nước.

Sau cái Tết Độc lập đầu tiên năm 1946 ấy, dân tộc ta lại bước vào 9 năm kháng chiến trường kỳ gian khổ chống thực dân Pháp và cuối cùng đã giành thắng lợi. Đầu tháng 10/1954, ta chuẩn bị mọi điều kiện để tiếp quản Thủ đô. Theo lời kể của Đại tá Đỗ Sâm, một sỹ quan pháo binh tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ, ngày 2/10, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị cho các lực lượng vào nội thành Hà Nội chuẩn bị cho việc tiếp quản. Bác căn dặn: “Tiếp quản Thủ đô - trung tâm văn hóa chính trị kinh tế của cả nước, nơi bạn bè chú ý, thế giới quan tâm, là một việc vô cùng quan trọng. Tám, chín năm nay do quân dân ta kiên quyết kháng chiến nên mới có thắng lợi trở về Hà Nội...Đồng bào Hà Nội mong chờ các chú từ ngày các chú ra đi nay đang may cờ đỏ sao vàng chờ đợi hoan hô các chú. Hãy xứng đáng với vinh dự đó, với trách nhiệm đó”.

Ngày 10/10/1954, hàng chục vạn nhân dân Hà Nội với cờ hoa, khẩu hiệu chào đón đoàn quân chiến thắng trở về. Chỉ sau đó 3 ngày, Bác đã chủ trì phiên họp Hội đồng Chính phủ tại một địa điểm ngoại vi Hà Nội. Kết thúc hội nghị, Bác nói: “Việc tiếp quản Thủ đô thành công là do dân ta tốt, bộ đội ta tốt. Sau những ngày vui vừa qua cần giải quyết tốt những phát sinh mới xảy ra... Cuộc đấu tranh tuy còn khó khăn, gian khổ nhưng chính nghĩa về ta. Đoàn kết tốt ta nhất định thắng”.

Sau cuộc họp này, chiều 15/10/1954, Chính phủ và Bác Hồ chuyển từ Sơn Tây về Hà Nội. Tin Bác về Thủ đô tuy chưa công bố nhưng người dân Hà Nội đã chuẩn bị cờ hoa, biểu ngữ suốt dọc đường từ Hàng Đẫy, Cửa Nam về Đồn Thủy - nơi làm việc tạm thời của Chính phủ khi mới về Hà Nội những ngày đầu giải phóng.

Học để phục vụ, không phải để làm quan

Kể từ Tết Ất Mùi (1955) trở đi, gần như năm nào Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đi chúc Tết cán bộ, chiến sĩ, nhân dân Hà Nội. Mùng 1 Tết Bính Thân (năm 1956), Bác đến thăm anh em miền Nam tập kết, thăm trường cán bộ dân tộc thiểu số. Sau đó, Bác đi chúc Tết đại biểu nhân dân ở phòng khách của Ủy ban Hành chính Hà Nội. Mùng 1 Tết Đinh Dậu (1957), Bác về thăm và chúc Tết một số gia đình là cơ sở cách mạng cũ ở thôn Phú Gia, xã Phú Thượng, huyện Từ Liêm (nay là quận Tây Hồ). Nói chuyện với nhân dân trong thôn, Bác chúc đồng bào đoàn kết, đoàn kết quân và dân, cố gắng thi đua tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí…

Tết Mậu Tuất (năm 1958), Bác đi thăm và chúc Tết một số cơ quan, đơn vị bộ đội tại Hà Nội. Tại một đơn vị bộ đội, Bác vào thăm phòng ngủ của các chiến sĩ, xem từng chiếc chiếu, tấm chăn và dặn dò cần có biện pháp chống rét cho tốt. Xuống nhà bếp, Người hỏi han các chiến sĩ nuôi quân tình hình chuẩn bị Tết cho bộ đội và căn dặn phải cố gắng lo cải thiện đời sống cho cán bộ, chiến sĩ.

Khi tới Nhà máy Cơ khí Hà Nội, sau khi đi thăm khu tập thể công nhân nhà máy, Bác đề nghị Chi bộ Đảng, Công đoàn và Đoàn Thanh niên quan tâm cải thiện nhiều hơn nữa đời sống của công nhân, phối hợp chặt chẽ vận động công nhân thi đua thực hiện tốt kế hoạch nhà nước. Sau đó, Bác đã đi thăm khu Việt Nam học xá (nay là cơ sở của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội). Người nói với các sinh viên: “Các cô, các chú học để mà hành. Học để phục vụ nhân dân, không phải để làm quan. Các cô, các chú phải trau dồi cả đức, cả tài, không có đức thì vô dụng, không có tài thì làm gì cũng khó”.

Kể từ Tết Canh Tý (1960) cho đến Tết Đinh Mùi (1967), năm nào Bác cũng đi thăm và chúc Tết bà con. Người đặc biệt dành tình cảm, sự quan tâm cho các gia đình công nhân lao động, xã viên hợp tác xã, chiến sĩ trong các đơn vị bộ đội… Dù đến thăm bất kỳ nơi đâu, tác phong của Bác cũng vô cùng giản dị, gần gũi. Đặc biệt, trong những lời căn dặn, Người nhiều lần nhắc tới từ “đoàn kết”.

Tết Kỷ Dậu (năm 1969) - Tết cuối cùng của Người với nhân dân Hà Nội. Ngày 30 Tết, Người gửi lẵng hoa tặng một số cơ quan, đơn vị như khối 30 khu phố Đống Đa, phân đội 5 Đoàn Công an vũ trang bảo vệ Thủ đô. Sáng mùng 1 Tết, Bác đến sân bay Bạch Mai thăm Quân chủng phòng không không quân. Buổi trưa, Bác đến xã Vật Lại (huyện Ba Vì) khai xuân, trồng cây trên đồi của xã, để lại màu xanh tươi và mùa xuân xanh mãi bất diệt…

Đã tròn 50 mùa xuân qua, Bác không còn viết được cho chúng ta những câu thơ trong giây phút giao thừa thiêng liêng, nhưng hình ảnh Bác vẫn in đậm trong tâm trí nhiều người dân Thủ đô. Hà Nội và cả nước đang bước vào một mùa xuân mới - Xuân Kỷ Hợi 2019. Xuân này cũng tròn 65 năm Thủ đô được giải phóng. Hình ảnh Bác, hình ảnh đoàn quân hùng dũng năm nào như ùa về, tiếp thêm cho chúng ta sức mạnh trong chặng đường chinh phục những đỉnh cao mới.

“Các cô, các chú học để mà hành. Học để phục vụ nhân dân, không phải để làm quan. Các cô, các chú phải trau dồi cả đức, cả tài, không có đức thì vô dụng, không có tài thì làm gì cũng khó”.

Bác Hồ nói chuyện với các sinh viên Trường ĐH Bách khoa Hà Nội.

Nguyễn Đức Quý (Thượng tá, Phó Trưởng phòng Tham mưu - Bộ Tư lệnh Cảnh vệ)

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Những khuyến cáo đối với người dân vào trung tâm TP.HCM xem pháo hoa tối 30/4

Những khuyến cáo đối với người dân vào trung tâm TP.HCM xem pháo hoa tối 30/4

Xã hội - 2 giờ trước

Nhiều tuyến đường trung tâm TP.HCM sẽ bị hạn chế, phân luồng và cấm xe nhằm phục vụ chương trình bắn pháo hoa trong tối nay (30/4). Do đó, Phòng Cảnh sát giao thông - Công an TP.HCM vừa đưa ra một số khuyến cáo đề nghị người dân.

Đi trên đường, người phụ nữ bị sét đánh tử vong

Đi trên đường, người phụ nữ bị sét đánh tử vong

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Đang đi trên đường, người phụ nữ ở Thừa Thiên Huế bị sét đánh trúng vào người rồi tử vong.

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Ba ngày 30/4/2024

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Ba ngày 30/4/2024

Xã hội - 3 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Ba ngày 30/4/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

Vụ truy sát trong đêm và phát súng giữa đèo (P cuối): Cuộc truy đuổi dọc đất nước

Vụ truy sát trong đêm và phát súng giữa đèo (P cuối): Cuộc truy đuổi dọc đất nước

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Qua khai thác chủ nhân chiếc xe ô tô màu đỏ đã xuất hiện tại nơi anh H bị sát hại vào tối 6/4/2017, Công an tỉnh Nam Định thấy nổi lên đối tượng Nguyễn Hoàng Linh (SN 1987, trú tại Nam Định). Linh là kẻ có tiền án cùng nhiều mối quan hệ xã hội rất phức tạp. Sau khi anh H tử vong, Linh cũng "biến mất" khỏi Nam Định.

Nhận biết 3 mối đe dọa khiến bạn đuối nước khi tắm biển

Nhận biết 3 mối đe dọa khiến bạn đuối nước khi tắm biển

Đời sống - 4 giờ trước

Tắm biển khác xa với bể bơi, hay khi tắm sông. Đó là bởi sóng và các dòng chảy có thể khiến bạn dễ mất sức, dẫn tới đuối nước, hoặc bị cuốn ra xa bờ.

Những tình huống gây ùn ứ trên cao tốc dịp nghỉ lễ

Những tình huống gây ùn ứ trên cao tốc dịp nghỉ lễ

Xã hội - 5 giờ trước

Đôi khi ùn tắc trên cao tốc dịp nghỉ lễ không phải do tai nạn giao thông, lưu lượng phương tiện gia tăng mà lại từ nguyên nhân chủ quan của các tài xế.

TP.HCM yên bình, đẹp lạ thường dưới sắc cờ đỏ rực rỡ sáng 30/4

TP.HCM yên bình, đẹp lạ thường dưới sắc cờ đỏ rực rỡ sáng 30/4

Xã hội - 7 giờ trước

Từ đường phố lớn đến các con hẻm nhỏ ở TPHCM, cờ đỏ sao vàng rực rỡ hòa vào không khí kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Nhà vắng chủ cháy ngùn ngụt ở Hà Nội

Nhà vắng chủ cháy ngùn ngụt ở Hà Nội

Xã hội - 7 giờ trước

Sáng nay, một ngôi nhà cấp 4 nằm trong khu dân cư ở phường Xuân Đỉnh (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) bốc cháy ngùn ngụt.

Video: Khoảnh khắc hai xe khách va chạm kinh hoàng trong đêm khiến nhiều người thương vong

Video: Khoảnh khắc hai xe khách va chạm kinh hoàng trong đêm khiến nhiều người thương vong

Thời sự - 7 giờ trước

GĐXH - Hai xe khách di chuyển với tốc độ cao, dù đi qua nút giao nhưng không chú ý quan sát, không giảm tốc độ, hậu quả tai nạn thảm khốc đã xảy ra.

Hoài niệm về 'ngày non sông thống nhất'

Hoài niệm về 'ngày non sông thống nhất'

Xã hội - 8 giờ trước

Thủ đô Hà Nội trái tim của cả nước, những ngày tháng 4 của 49 năm về trước rực rỡ cờ hoa. Người dân Thủ đô vốn hân hoan náo nhiệt chào mừng thành công của kỳ bầu cử Quốc hội khóa V và Hội đồng nhân dân các cấp, lại càng thêm náo nức khi tin thắng trận liên tiếp báo về, để rồi vỡ òa trong cảm xúc vào trưa ngày 30/4/1975 “ngày non sông thống nhất”.

Top