5 biểu hiện ở lưỡi cho thấy cơ thể đang có bệnh, nếu không có cái nào chứng tỏ bạn đang rất khỏe mạnh
Dưới đây là 5 biểu hiện ở lưỡi mà bạn có thể tự kiểm tra được tại nhà để xem sức khỏe của bản thân đang ở mức nào?
Khi đến bệnh viện khám bệnh, dù khám Đông y hay Tây y thì đầu tiên các bác sĩ sẽ quan sát lưỡi và tìm nguyên nhân từ lưỡi, Tây y dùng dụng cụ hạ lưỡi để quan sát lưỡi và họng, còn Đông y chủ yếu quan sát xem bản thân lưỡi có sưng hay không và màu sắc, độ dày của lớp phủ lưỡi. Trên thực tế, lưỡi là cơ quan quan trọng của cơ thể, nhiều bệnh trong cơ thể biểu hiện trước hết qua lưỡi.
Lưỡi khỏe mạnh có một lớp màng màu trắng nhạt, nhìn chung lưỡi có màu đỏ nhạt, nếu không có màng này thì cơ thể đang ở trạng thái dưới mức khỏe mạnh. Dưới đây là 5 biểu hiện ở lưỡi cho thấy cơ thể đang có bệnh.

1. Lưỡi nhợt nhạt
Người hút thuốc lá dễ bị bạch sản miệng, tức là lưỡi có màu trắng nhạt thường là do thiếu máu cục bộ, với triệu chứng này thường khiến người bệnh chán ăn, khả năng miễn dịch kém và dễ bị cảm lạnh.
Do đó, ngoài việc cần đi khám bác sĩ để chẩn đoán chính xác bệnh tình, bạn cũng nên tăng cường tập thể dục, sinh hoạt điều độ, bỏ thuốc lá.
2. Lưỡi sẫm màu
Một số lưỡi có màu sẫm hơn bình thường, tức là có màu đỏ sẫm, thường gặp ở những người thức khuya, hút thuốc và uống rượu nhiều, có khả năng bị viêm teo lưỡi, khiến người bệnh cảm thấy chóng mặt, ù tai, khó chịu, đôi khi có kèm theo triệu chứng đại tiện lỏng.
Viêm teo lưỡi thường liên quan đến việc thiếu vitamin. Do đó, bạn cần bổ sung một số vitamin chẳng hạn như vitamin B2 qua đường uống, ngoài ra nên uống nhiều nước, ăn nhiều rau quả tươi.
3. Lưỡi vàng
Lưỡi vàng và hơi thở có mùi hôi thường chứng tỏ gan tỳ vị ẩm nóng, dạ dày nóng, thường xuyên cảm thấy miệng khô rát chứng tỏ bạn cũng có vấn đề về gan mật. Nếu bị nóng trong thì lớp phủ lưỡi sẽ có màu vàng.

Khi đó, bạn nên uống nhiều trà và ăn nhiều thức ăn có tác dụng thanh nhiệt, giảm nóng trong như mướp đắng, lê, đậu xanh, trà hoa cúc, trà xanh...
4. Lớp phủ lưỡi quá dày
Người có lớp phủ lưỡi dày có thể mắc các bệnh về hệ tiêu hóa và hô hấp, nếu có triệu chứng trắng bệch thì có thể bị lạnh và ẩm ướt, có biểu hiện vàng là bị ẩm ướt, nóng trong người. Đồng thời, nếu kèm theo ho, bệnh viêm phổi cũng nên được nghĩ đến.
Lúc này chế độ ăn nên nhạt, ăn nhiều thức ăn dễ tiêu hóa, uống thêm nước cháo có lợi cho sức khỏe.
5. Ngứa lưỡi
Tê lưỡi thường gặp ở người cao tuổi, thể trạng thiếu khí, khí huyết kém dẫn đến tắc nghẽn mạch máu nên sẽ cảm thấy tê lưỡi, trường hợp này cần đến bệnh viện sớm nhất để có thể xác định nguyên nhân và điều trị triệu chứng.

Lưỡi khỏe mạnh phải có màu đỏ nhạt, hồng hào, lớp phủ lưỡi trắng và đều, có độ dày vừa phải, lưỡi thè ra khỏi miệng không được vượt quá chiều rộng của khóe miệng ở phần rộng nhất của lưỡi. Lưỡi không được coi là khỏe mạnh nếu nó quá mỏng và lưỡi nhô ra khỏi miệng, không cảm thấy quá khô hoặc quá ướt. Nếu lưỡi trong tình trạng trên, có nghĩa là bệnh tất không dám bén mảng đến gần bạn.

Loại quả mùa hè rẻ tiền, bán đầy chợ, người Việt ăn thường xuyên giúp làm mát gan, thải độc gan hiệu quả
Bệnh thường gặp - 5 giờ trướcGĐXH - Phương pháp thải độc gan tại nhà chủ yếu là thực hiện lối sống lành mạnh, có chế độ ăn uống, sinh hoạt và ngủ nghỉ điều độ.

Người phụ nữ đau đớn mỗi khi chạm tay vào nước, nguyên nhân từ... hội chứng lạ
Bệnh thường gặp - 23 giờ trướcGĐXH - Người phụ nữ mắc hội chứng Raynaud cho biết ban đầu, các ngón tay chỉ bị tê nhẹ, sau đó chuyển sang tím tái, đau nhức dữ dội, thậm chí trắng nhợt.

Có nên dùng An cung ngưu hoàng hoàn để phòng và điều trị đột quỵ?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcTrong những năm gần đây, An cung ngưu hoàng hoàn (ACNHH) được truyền tai rộng rãi tại Việt Nam như một 'thần dược' trong việc cấp cứu và phòng ngừa đột quỵ. Vậy có nên dùng ACNHH để phòng và trị đột quỵ?

Người trưởng thành bị mỡ máu cao nên ăn gì?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcMỡ máu cao làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Người cao tuổi, có bệnh nền cần dùng thuốc để giảm chỉ số mỡ máu về mức an toàn theo chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó ăn uống đóng vai trò rất quan trọng.

Người đàn ông 35 tuổi ở Phú Thọ đang khỏe mạnh bất ngờ nhồi máu cơ tim cấp từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Người đàn ông bị nhồi máu cơ tim cấp vốn có sức khỏe bình thường, không có tiền sử bệnh tim mạch. Tuy nhiên, khoảng 2 ngày trước khi vào viện, người bệnh cảm thấy tức ngực, khó thở...

Thực phẩm mùa hè rẻ tiền, làm mát gan, người Việt nên dùng thường xuyên để giúp gan thải độc
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Để giảm bớt “gánh nặng” cho gan, ngoài việc chú trọng đến những thức ăn tốt cho gan thì uống gì tốt cho gan cũng là vấn đề cần quan tâm.

Phục hồi chức năng sau đột quỵ: Tiến hành sớm giúp bệnh nhân giảm di chứng nặng nề
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Theo tổ chức Đột quỵ Thế giới (WSO), có tới 12 triệu trường hợp đột quỵ mỗi năm, trong đó khoảng 7,3 triệu ca tử vong và 5 triệu người sống sót với các di chứng gây tàn tật vĩnh viễn.

Người bệnh 'vô danh' bị chấn thương sọ não nặng may mắn được cứu sống
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Mặc dù nhập viện không có người thân hoặc giấy tờ tùy thân, nhưng các bác sĩ vẫn tiến hành điều trị và phẫu thuật để bảo vệ sự sống của người bệnh.

Loại quả quen thuộc trong bữa ăn của người Việt nhưng lại ẩn chứa nguy cơ gây sỏi thận
Bệnh thường gặp - 3 ngày trướcMột loại quả rất phổ biến, gần gũi với mọi gia đình Việt lại đang ẩn chứa mối lo ngại về sức khỏe, đặc biệt là nguy cơ hình thành sỏi thận.

Người phụ nữ 47 tuổi ở Bắc Ninh phải nhập viện phẫu thuật cắt tử cung từ dấu hiệu nhiều chị em Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 3 ngày trướcGĐXH - Thường xuyên đau tức vùng hạ vị, đau nhiều trong kỳ kinh nguyệt, người phụ nữ ở Bắc Ninh đi khám phát hiện bị lạc nội mạc tử cung, đa u xơ tử cung và polyp cổ tử cung.

Thực phẩm mùa hè rẻ tiền, làm mát gan, người Việt nên dùng thường xuyên để giúp gan thải độc
Bệnh thường gặpGĐXH - Để giảm bớt “gánh nặng” cho gan, ngoài việc chú trọng đến những thức ăn tốt cho gan thì uống gì tốt cho gan cũng là vấn đề cần quan tâm.