Người phụ nữ 63 tuổi ở Hà Nội bất ngờ phát hiện ung thư trực tràng: Đây là dấu hiệu nhiều người gặp phải nhưng bỏ qua
GĐXH - Người phụ nữ bị ung thư trực tràng có biểu hiện rối loạn đại tiện, phân có lúc táo bón, có lúc lỏng... nhưng không đi khám.
Ung thư trực tràng là loại ung thư khá phổ biến của hệ thống tiêu hóa. Điều đáng ngại là ung thư trực tràng ở giai đoạn sớm thường không có triệu chứng rõ ràng.
Phát hiện ung thư trực tràng từ dấu hiệu rất phổ biến
Suốt 3 năm nay, bà B.T.H.C. (63 tuổi, Hà Nội) xuất hiện tình trạng rối loạn đại tiện, phân có lúc táo bón, có lúc lỏng. Nghĩ là vấn đề tiêu hóa thông thường nên bà C. không đi khám.
Khoảng 3 tuần nay, bà đau bụng dưới âm ỉ, kèm theo đại tiện phân lỏng, phân lẫn nhầy máu. Bất an về tình trạng sức khỏe của bản thân, bà C. đến Bệnh viện Đa khoa Medlatec thăm khám.
Tại đây, bác sĩ tiến hành thăm khám lâm sàng và chỉ định các kỹ thuật cận lâm sàng cần thiết phục vụ chẩn đoán.

Ung thư đại trực tràng là một trong những mối đe dọa lớn đối với sức khỏe con người. Ảnh: BVCC
Đáng chú ý, trên kết quả nội soi đại trực tràng phát hiện bất thường. Tại vị trí trực tràng cách hậu môn khoảng 10 cm có khối u chiếm 2/3 chu vi lòng trực tràng (kích thước khoảng 4 cm), bề mặt cứng chắc, chạm vào dễ chảy máu.
Bác sĩ chỉ định thực hiện sinh thiết làm mô bệnh học để đánh giá bản chất khối u. Kết quả là carcinoma tuyến biệt hóa vừa – một dạng ung thư tuyến ở trực tràng.
Chẩn đoán xác định, người bệnh mắc ung thư trực tràng, được bác sĩ tư vấn chi tiết về tình trạng bệnh và các phương án điều trị phù hợp.
Ung thư đại trực tràng đang trẻ hóa
Ung thư đại trực tràng (CRC) là bệnh ung thư phổ biến thứ ba trên thế giới, chiếm gần 10% tổng số ca mắc mới và đứng thứ hai về tỷ lệ tử vong do ung thư toàn cầu.
Theo số liệu thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2020, thế giới ghi nhận khoảng 1,93 triệu ca mới và gần 940.000 ca tử vong. Dự báo đến năm 2040, số ca mắc sẽ tăng lên khoảng 3,2 triệu và hơn 1,6 triệu ca tử vong mỗi năm.
Theo GLOBOCAN 2022, Việt Nam ghi nhận 16.835 ca mắc mới và 8.454 ca tử vong mỗi năm, đưa ung thư đại trực tràng vào nhóm ung thư phổ biến thứ tư và tử vong thứ năm ở cả nước. Một thực trạng đáng lo ngại là bệnh lý nguy hiểm này đang có xu hướng trẻ hóa.

Ảnh minh họa
3 nguyên nhân gây ung thư trực tràng
Theo bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Ngát - Trung tâm Tiêu hóa, ung thư đại trực tràng có thể xuất phát từ nhiều yếu tố nguy cơ khác nhau bao gồm:
Yếu tố dinh dưỡng: Ung thư đại - trực tràng liên quan chặt chẽ với chế độ ăn nhiều thịt, mỡ động vật, ít chất xơ, thiếu các vitamin A, B, C, E, thiếu canxi. Ngoài ra, thực phẩm có chứa benzopyren, nitrosamin... có khả năng gây ung thư.
Các tổn thương tiền ung thư: Viêm đại trực tràng chảy máu, bệnh Crohn, polyp đại trực tràng.
Yếu tố di truyền: Yếu tố di truyền có vai trò quan trọng trong sinh bệnh ung thư đại trực tràng, với gen sinh ung thư và các hội chứng di truyền như: Hội chứng ung thư đại trực tràng di truyền không polyp (hội chứng Lynch), bệnh đa polyp đại trực tràng gia đình (FAP), hội chứng Peutz-Jeghers, hội chứng Gardner…
Ung thư trực tràng chữa bằng cách nào?
Ung thư đại trực tràng nếu được phát hiện giai đoạn sớm có thể cắt bỏ hoàn toàn qua nội soi hoặc khỏi bệnh sau phẫu thuật cắt bỏ khối u.
Vì vậy, khám chuyên khoa Tiêu hóa định kỳ ngay cả khi chưa có dấu hiệu là giải pháp tốt nhất giúp phòng tránh nguy cơ ung thư, hoặc điều trị sớm bệnh lý nếu có, từ đó giảm chi phí và thời gian điều trị cho người bệnh.
Ai có nguy cơ mắc ung thư trực tràng?
Bác sĩ Ngát khuyến cáo người dân, đặc biệt là người từ 40 tuổi trở lên hoặc có yếu tố nguy cơ (tiền sử gia đình, mắc polyp, viêm đại tràng mạn tính...) cần chủ động thực hiện tầm soát định kỳ bằng nội soi đại trực tràng và xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân (FOBT/FIT).
Cần làm gì để phòng ngừa ung thư trực tràng
Người dân cần duy trì lối sống lành mạnh để phòng bệnh bằng cách:
- Ăn nhiều rau xanh, chất xơ, hạn chế thịt đỏ và thực phẩm chế biến sẵn.
- Tránh rượu bia, thuốc lá, kiểm soát cân nặng.
- Tăng cường vận động thể chất.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ.

Bé 12 tuổi chia sẻ nguyên nhân mặc cảm, tự ti, ngại giao tiếp: Đây là lý do chính!
Bệnh thường gặp - 10 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhi bị lồi xương ức có lồng ngực lồi rõ, nhô cao như "ức gà" khiến em thường xuyên mặc cảm, tự ti, ngại giao tiếp...

Người phụ nữ 42 tuổi bất ngờ phải cắt gan điều trị sỏi từ dấu hiệu nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 16 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân bị sỏi đường mật nhập viện trong tình trạng đau bụng vùng thượng vị, nôn ói và sốt lạnh run kéo dài 2 ngày.

Người phụ nữ 56 tuổi may mắn cắt bỏ ung thư đại trực tràng nhờ làm việc này
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Trong lần kiểm tra sức khỏe định kỳ, bác sĩ cho biết tình trạng ung thư của người bệnh đang ở giai đoạn tiến triển nên cần phẫu thuật cắt bỏ càng sớm càng tốt.

Người phụ nữ 43 tuổi nuốt nghẹn, sụt cân, đi khám may mắn không phải ung thư mà do bệnh lý này
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Sau khi đi khám vì triệu chứng nuốt nghẹn, đầy bụng và nôn ói dai dẳng, chị T. được phát hiện bị co thắt tâm vị - một bệnh lý rối loạn vận động thực quản, khiến thức ăn khó di chuyển xuống dạ dày.

Cô gái 23 tuổi suýt liệt chân vì điều trị thoát vị đĩa đệm sai cách
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Cô gái bị thoát vị đĩa đệm nhập viện trong tình trạng đau dữ dội, tê cứng vùng mông, đùi phải, mất cảm giác đi tiểu, phải rặn mới ra nước tiểu...

Nên ăn ớt chuông sống hay nấu chín để có lợi cho sức khỏe?
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcỚt chuông sống hay được xào, nấu chín tốt hơn cho sức khỏe luôn là băn khoăn của nhiều người. Tìm hiểu ưu nhược điểm của cả hai cách ăn để chọn phương pháp ăn ớt chuông thông minh và hiệu quả nhất cho sức khỏe.

Lợi ích tuyệt vời khi bạn chọn uống sữa vào 1 trong 3 thời điểm này
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Bạn có thể uống sữa theo nhu cầu cơ thể, nhưng 3 thời điểm như: buổi sáng sau khi ăn, sau khi tập luyện, hoặc trước khi đi ngủ... là những thời điểm lý tưởng để uống sữa, tùy thuộc vào lợi ích mong muốn của bạn.

5 loại thực phẩm giúp kiểm soát mức cholesterol
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcViệc xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý và khoa học đóng vai trò rất quan trọng trong việc ổn định lượng cholesterol, tăng cường chất béo tốt cho cơ thể. Dưới đây là 5 loại thực phẩm nên ăn để giảm mức cholesterol trong cơ thể.

5 thay đổi sớm nhất của cơ thể khi gan “ngập mỡ”, rất dễ bị bỏ qua
Bệnh thường gặp - 3 ngày trướcGan được mệnh danh là “cơ quan câm” vì không có dây thần kinh cảm giác đau và bệnh tật tiến triển âm thầm. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể cứu gan khỏi bệnh gan nhiễm mỡ nhờ 5 dấu hiệu này.

Đi khám định kỳ, người đàn ông 54 tuổi tình cờ phát hiện u tuyến nước bọt
Bệnh thường gặp - 3 ngày trướcGĐXH - U tuyến nước bọt thường không có triệu chứng rõ ràng. Một số bệnh nhân có thể thấy sưng nhẹ và sờ thấy khối u ở vùng trước tai, góc hàm, dưới hàm, vùng cổ, hoặc trong khoang miệng...

Người phụ nữ 43 tuổi nuốt nghẹn, sụt cân, đi khám may mắn không phải ung thư mà do bệnh lý này
Bệnh thường gặpGĐXH - Sau khi đi khám vì triệu chứng nuốt nghẹn, đầy bụng và nôn ói dai dẳng, chị T. được phát hiện bị co thắt tâm vị - một bệnh lý rối loạn vận động thực quản, khiến thức ăn khó di chuyển xuống dạ dày.