Hà Nội
23°C / 22-25°C

Vết bầm tím xuất hiện trên da nếu kèm dấu hiệu này cần được khám sớm

Thứ sáu, 19:43 25/07/2025 | Bệnh thường gặp

GĐXH - Vết bầm tím trên da nếu do tác động vật lý nhẹ thì sẽ tự khỏi và không đáng lo ngại. Tuy nhiên, cần cảnh giác khi kèm các dấu hiệu cảnh báo bệnh.

Xuất hiện vết bầm tím trên da, rất có thể bạn đang mắc bệnh này, đây là dấu hiệu cần được khám sớmXuất hiện vết bầm tím trên da, rất có thể bạn đang mắc bệnh này, đây là dấu hiệu cần được khám sớm

GĐXH - Các vết bầm tím xuất hiện trên da nếu không tự hết sau vài tuần cần đi khám bác sĩ để tìm nguyên nhân chính xác.

Vết bầm tím trên da là gì?

Vết bầm tím (vết thâm tím hay tụ máu) là tình trạng da đổi màu do các mạch máu bị tổn thương và rò rỉ vào các mô dưới da. Bầm tím hình thành dưới các dạng khác nhau, bao gồm: vết bầm phẳng, tụ máu, đốm xuất huyết, ban xuất huyết.

Vết bầm trên da thường hình thành sau các chấn thương từ nhẹ đến nặng, tác dụng phụ của thuốc hoặc cũng có thể đến từ yếu tố bệnh lý, trong đó có ung thư. Vì vậy, người dân không nên chủ quan nếu xuất hiện các nốt bầm tím bất thường kéo dài trên da.

Vết bầm tím xuất hiện trên da nếu kèm dấu hiệu này cần được khám sớm - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Vết bầm tím trên da cảnh báo bệnh?

Thông thường, vết bầm tím trên da là do bị té ngã hoặc những tổn thương vật lý ở mức độ nhẹ khi tập thể dục thường sẽ tự khỏi và không đáng lo ngại. 

Tuy nhiên, nếu vết bầm tím xuất hiện vì những nguyên nhân dưới đây thì cần cảnh giác:

Thiếu chất dinh dưỡng

Khi thiếu một vài vitamin, cơ thể cũng có thể xuất hiện các vết bầm tím. Các vitamin B12 tham gia vào quá trình sản xuất hồng cầu, vitamin K có tác dụng đông máu và vitamin C thúc đẩy hoạt động sản xuất tế bào.

Bên cạnh đó, vitamin P tham gia vào quá trình sản xuất collagen, giúp mao mạch đủ dày để chịu được áp lực của dòng máu. Nếu thiếu các vitamin trên, mạch máu sẽ bị yếu và dễ vỡ, gây ra các vết bầm tím.

Do dùng thuốc

Việc sử dụng một số loại thuốc tác động đến máu có thể là nguyên nhân gây ra các vết bầm tím như thuốc chống trầm cảm, giảm đau, thuốc chứa sắt, thuốc chống hen suyễn. Đặc biệt, một trong những loại thuốc thường gây ra tình trạng này là aspirin.

Do bệnh về máu

Các nghiên cứu cho thấy bệnh về máu (suy giảm tiểu cầu, rối loạn đông máu di truyền,…) có thể gây ra vết bầm tím trên da. Nếu nhận thấy các dấu hiệu trên cần đi khám sớm để can thiệp kịp thời.

Do ung thư

Bệnh bạch cầu là một dạng ung thư máu và tủy xương, ảnh hưởng đến lưu lượng máu và tủy xương trong cơ thể. Các chuyên gia cho biết, ung thư loại này khiến cơ thể dễ bị chảy máu nướu răng và da dễ bị bầm tím dưới da.

Vết bầm tím xuất hiện trên da nếu kèm dấu hiệu này cần được khám sớm - Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Mất cân bằng nội tiết tố

Một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra các vết bầm tím là mất cân bằng nội tiết tố. Đây là nguyên nhân khiến các mạch máu bị suy yếu, tổn thương và xuất huyết. 

Đồng thời, khi càng lớn tuổi, hệ thống mao mạch sẽ yếu dần, mất dần tính đàn hồi. Trong trường hợp này, các vết bầm tím thường xuất hiện ở chân.

Do mắc bệnh tiểu đường

Các vết bầm tím cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường, nguyên nhân là bệnh tiểu đường tác động tiêu cực đến tuần hoàn máu. Ngoài các vết bầm tím, người bệnh cũng sẽ gặp một số triệu chứng khác như khát nước, mệt mỏi, thị lực giảm,… 

Xuất hiện vết bầm tím trên da, khi nào cần gặp bác sĩ?

Hầu hết trường hợp vết bầm tím không gây hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, người dân cần lưu ý nếu tình trạng bầm tím xuất hiện trong các trường hợp sau:

Vết bầm xuất hiện không do va đập

Đột nhiên xuất hiện vết bầm trên da không rõ nguyên nhân có thể là dấu hiệu của nhiều tình trạng nguy hiểm như rối loạn đông máu hoặc rối loạn chảy máu, nhiễm trùng, thiếu hụt vitamin, bệnh gan, ung thư…

Vết bầm tím tái phát nhiều lần

Vết bầm tím thường sẽ khỏi sau khoảng vài ngày đến vài tuần. Trường hợp vết bầm lan rộng bất thường, kéo dài trên 2 tuần, tái đi tái lại nhiều lần hoặc đi kèm các triệu chứng khác thì người bệnh không nên chủ quan bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng sức khỏe bất thường.

Vết bầm xuất hiện ở những vị trí nguy hiểm

Trường hợp vết thâm tím xuất hiện ở các vị trí nguy hiểm như mắt, ngực, đầu, lưng, bụng… kèm theo cảm giác đau nhức, choáng váng, chảy máu không rõ nguyên nhân… người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để được kiểm tra, xác định nguyên nhân và xử lý nhanh chóng.

Vết bầm tím trên cơ thể, tưởng đơn giản nhưng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểmVết bầm tím trên cơ thể, tưởng đơn giản nhưng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm

Trên thực tế, làn da là nơi có thể tiết lộ cho bạn biết nhiều vấn đề về sức khỏe. Vậy vết bầm tím trên cơ thể có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nào?

M.H (th)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người đàn ông ở Phú Thọ bị hỏng van tim, tự tin lên bàn mổ khi được bác sĩ áp dụng phương pháp ít xâm lấn

Người đàn ông ở Phú Thọ bị hỏng van tim, tự tin lên bàn mổ khi được bác sĩ áp dụng phương pháp ít xâm lấn

Bệnh thường gặp - 33 phút trước

GĐXH - Bằng phương pháp ít xâm lấn, bệnh nhân hỏng van tim vẫn sẽ giữ được chức năng quả tim, giữ được lá van của bệnh nhân vàkhông cần phải uống thuốc chống đông...

Dấu hiệu nhận biết ung thư trực tràng: Người trong gia đình có dấu hiệu này cần cảnh giác

Dấu hiệu nhận biết ung thư trực tràng: Người trong gia đình có dấu hiệu này cần cảnh giác

Bệnh thường gặp - 17 giờ trước

GĐXH - Ung thư trực tràng nguy hiểm, nhưng nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ có tỷ lệ chữa khỏi khá cao.

Người đàn ông 66 tuổi ở Ninh Bình mắc cùng lúc 2 bệnh ung thư tiêu hóa từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Người đàn ông 66 tuổi ở Ninh Bình mắc cùng lúc 2 bệnh ung thư tiêu hóa từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bệnh thường gặp - 19 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân mắc cùng lúc ung thư đại tràng và ung thư trực tràng có biểu hiện: Rối loạn đại tiện, mót rặn liên tục, đại tiện ra máu, phân nhầy, sụt cân nhanh...

Đỏ cộm mắt, người phụ nữ ở Quảng Ninh đi khám phát hiện giun dài 4 cm chết trong mắt

Đỏ cộm mắt, người phụ nữ ở Quảng Ninh đi khám phát hiện giun dài 4 cm chết trong mắt

Bệnh thường gặp - 21 giờ trước

GĐXH - Qua thăm khám, bác sĩ phát hiện một con giun dài khoảng 4 cm, đã chết, nằm dưới lớp kết mạc nhãn cầu tại vị trí viêm thượng củng mạc.

Người đàn ông 53 tuổi suýt hoại tử chân vì chủ quan khi bị rắn cắn

Người đàn ông 53 tuổi suýt hoại tử chân vì chủ quan khi bị rắn cắn

Bệnh thường gặp - 21 giờ trước

GĐXH - Các bác sĩ đã phải cắt lọc tổ chức hoại tử và điều trị kháng sinh tích cực để kiểm soát nhiễm trùng cho người bệnh bị rắn cắn.

Người phụ nữ bị nhiễm trùng não vì mắc sai lầm trong lúc ăn dưa hấu

Người phụ nữ bị nhiễm trùng não vì mắc sai lầm trong lúc ăn dưa hấu

Bệnh thường gặp - 23 giờ trước

GĐXH - Ngay sau khi ăn dưa hấu để lâu trong tủ lạnh, bệnh nhân cảm thấy đau nhức cơ thể, sau đó sốt, đau đầu, buồn nôn, nôn mửa và lú lẫn....

Người đàn ông 58 tuổi ở Bắc Ninh nửa đêm nhập viện vì tắc động mạch thừa nhận có tiền sử mắc 2 bệnh nguy hiểm

Người đàn ông 58 tuổi ở Bắc Ninh nửa đêm nhập viện vì tắc động mạch thừa nhận có tiền sử mắc 2 bệnh nguy hiểm

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Người bệnh nhập viện vì tắc động mạch có tiền sử viêm tắc mạch chi dưới cách đây khoảng 1 tháng, kèm theo tăng huyết áp và đái tháo đường type 2.

Người đàn ông 47 tuổi đang khỏe mạnh bất ngờ nhồi máu cơ tim cấp từ dấu hiệu bất ngờ này

Người đàn ông 47 tuổi đang khỏe mạnh bất ngờ nhồi máu cơ tim cấp từ dấu hiệu bất ngờ này

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Người đàn ông bị nhồi máu cơ tim cấp có biểu hiện đau vùng thượng vị kèm đau tức ngực thoáng qua. Tuy nhiên anh cho rằng mình bị trào ngược dạ dày, nên tự ý mua thuốc uống mà không đi khám.

Người đàn ông 64 tuổi bị hoại tử túi mật vì nhầm lẫn với dấu hiệu này

Người đàn ông 64 tuổi bị hoại tử túi mật vì nhầm lẫn với dấu hiệu này

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Khoảng hai tháng nay, ông đau bụng từng cơn, thỉnh thoảng nôn ói... Ông chỉ nghĩ mình do viêm dạ dày mà không nghĩ đến do sỏi túi mật.

Người đàn ông 44 tuổi ở Hạ Long bị nhồi máu cơ tim cấp từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Người đàn ông 44 tuổi ở Hạ Long bị nhồi máu cơ tim cấp từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Nhồi máu cơ tim cấp không ST chênh – một trong những thể bệnh dễ bị bỏ sót nhưng tiềm ẩn nguy cơ tử vong cao nếu không được chẩn đoán và can thiệp kịp thời.

Top