Bác sĩ về gần dân
Những năm qua, mặc dù Quảng Ngãi đã triển khai nhiều chính sách đào tạo, thu hút nguồn nhân lực cho ngành y tế nhưng hiện nay, hầu hết các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh đều trong tình trạng thiếu bác sĩ, dược sĩ có trình độ đại học
Buổi ra quân đưa bác sĩ về xã ở Quảng Ngãi. |
Từ thực trạng...
Sơn Tây là một trong 3 huyện miền núi của tỉnh Quảng Ngãi nhiều năm liền luôn ở trong tình trạng thiếu bác sĩ tuyến xã. Cả 6 trạm y tế xã của huyện đều không có bác sĩ, do vậy nên hoạt động khám chữa bệnh ở các trạm y tế này chỉ là khám và cấp các loại thuốc thông thường cho bệnh nhân.
Không những ở tuyến xã mà ngay cả tuyến huyện, tình trạng thiếu bác sĩ cũng không được cải thiện hơn. Cả Trung tâm Y tế huyện vùng cao Sơn Tây chỉ có 3 bác sĩ. Cả 3 bác sĩ này vừa nằm trong Ban Giám đốc vừa kiêm trưởng khoa, vừa là bác sĩ trực tiếp điều trị. Điều này gây khó khăn không nhỏ trong công tác khám và điều trị bệnh cho nhân dân trên địa bàn huyện.
Bác sĩ ở các Trung tâm Y tế huyện cũng thiếu trầm trọng. Hiện nay, ở 6 huyện miền núi mới chỉ có 51 bác sĩ. Các huyện có tỷ lệ bác sĩ đạt thấp là Sơn Tây (3 bác sĩ), Tây Trà (3 bác sĩ) và Trà Bồng (7 bác sĩ). Cùng với thiếu bác sĩ đa khoa, hiện các Trung tâm Y tế huyện ở các huyện miền núi chưa có bác sĩ chuyên khoa như: mắt, da liễu, sản, ngoại, gây mê... Do đó, những trường hợp bệnh nhân cần mổ đều phải chuyển lên tuyến trên.
Cứu cánh từ Ðề án 1816
Mặc dù ngành y tế Quảng Ngãi đã triển khai nhiều giải pháp nhằm đưa bác sĩ về bổ sung cho tuyến xã để đến năm 2010 đạt mục tiêu 100% trạm y tế có bác sĩ và đạt 6,5 bác sĩ/vạn dân, tuy nhiên, sau 8 năm triển khai, hiện toàn tỉnh chỉ có 124/178 trạm y tế có bác sĩ, riêng khu vực miền núi và hải đảo chỉ đạt 12/63 trạm y tế có bác sĩ, trong đó các huyện Sơn Tây và Tây Trà là “trắng” bác sĩ. Với thực trạng thiếu bác sĩ tuyến xã như vậy, nếu không có biện pháp quyết liệt và triệt để thì đến bao giờ tuyến xã mới có bác sĩ? Câu hỏi đó như bài toán khó buộc các nhà quản lý y tế Quảng Ngãi phải giải. Từ sự thiếu thốn nguồn nhân lực dẫn đến nhiều hệ quả... Giám đốc Sở Y tế Quảng Ngãi - BS. Phạm Hồng Phương cho biết, tại Quảng Ngãi chủ yếu quá tải ở bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh với công suất thường xuyên từ 150-160%. Để giải quyết vấn đề này, tỉnh đã gấp rút thực hiện Quyết định 930 của Chính phủ, cơ bản hoàn thành và đưa vào sử dụng Bệnh viện Lao, Phổi và Tâm thần kết hợp phân tuyến kỹ thuật khám chữa bệnh cho các bệnh viện, đặc biệt là đối tượng bảo hiểm y tế. “Đề án 1816 giải quyết quá tải rất hiệu quả. Qua đó, tỉnh đã tiếp nhận 9 kỹ thuật thuộc các lĩnh vực ngoại khoa, gây mê hồi sức, nội tim mạch và huyết học truyền máu từ BV Trung ương Huế, từ đó giúp giảm thiểu việc chuyển tuyến do vượt khả năng chuyên môn”, BS. Phương nói.
Thời gian qua, thực hiện Đề án 1816, Sở Y tế Quảng Ngãi đã tổ chức nhiều đợt luân phiên bác sĩ từ bệnh viện đa khoa tỉnh về hỗ trợ, chuyển giao kỹ thuật cho các bệnh viện tuyến huyện. Chỉ trong thời gian ngắn, hầu hết các bệnh viện đa khoa huyện đã có bước chuyển biến tích cực trong công tác khám, chữa bệnh, đặc biệt đã triển khai có hiệu quả các dịch vụ kỹ thuật ngoại khoa, sản khoa và hồi sức cấp cứu. Tình trạng quá tải tại bệnh viện đa khoa tỉnh đã được giảm thiểu, công suất sử dụng giường bệnh của các bệnh viện huyện đều đạt và vượt chỉ tiêu được giao. Bên cạnh đó, từ năm 2006, tỉnh Quảng Ngãi đã tuyển chọn và đào tạo 82 bác sĩ theo địa chỉ cho tuyến xã. Để tạo điều kiện cho các bác sĩ an tâm công tác tại tuyến xã, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành quyết định tuyển dụng tất cả bác sĩ đang làm việc theo chế độ hợp đồng tại các trạm y tế xã vào biên chế Nhà nước.
Để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân ở vùng sâu, vùng xa, tạo điều kiện cho người dân được tiếp cận các dịch vụ y tế có chất lượng ngay từ tuyến y tế cơ sở, tiến tới sự công bằng trong khám chữa bệnh cho nhân dân trong tỉnh, ngay từ đầu năm 2010, Sở Y tế Quảng Ngãi đã xây dựng kế hoạch luân phiên bác sĩ về xã theo Đề án 1816 nhằm đảm bảo 100% xã có bác sĩ hoạt động. Đợt đầu tiên ra quân đưa bác sĩ về cơ sở hồi cuối tháng 6/2010 có sự có mặt của ông Nguyễn Hoàng Sơn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi. Tại đây, lãnh đạo tỉnh đã biểu dương và hết sức khen ngợi kế hoạch táo bạo của lãnh đạo ngành y tế Quảng Ngãi. Ông Nguyễn Hoàng Sơn đã căn dặn cán bộ luân phiên: Bên cạnh việc hỗ trợ tuyến dưới trong công tác khám, chữa bệnh, chuyển giao một số kỹ thuật sơ cấp cứu ban đầu, chẩn đoán và điều trị một số bệnh thông thường cho nhân viên y tế xã, một nhiệm vụ quan trọng của các bác sĩ đi luân phiên là phải tham gia tích cực vào các hoạt động y tế cộng đồng, tuyên truyền, hướng dẫn cho người dân biết cách tự bảo vệ sức khỏe, đặc biệt là phòng chống các bệnh dịch nguy hiểm thường gặp tại địa phương như sốt rét, sốt xuất huyết, cúm, tiêu chảy cấp.
Ðổi thay của y tế cơ sở
Trạm y tế xã Ba Tô (Ba Tơ) có 5 cán bộ làm việc nhưng vẫn chưa có bác sĩ. Từ khi trạm y tế có bác sĩ ở Trung tâm y tế huyện Ba Tơ về tăng cường, công tác khám, chữa bệnh tại xã có nhiều thuận lợi. Sức khỏe của bà con ngày càng được chăm sóc tốt hơn, các dịch bệnh thường xảy ra ở miền núi như sốt rét, tiêu chảy… được đẩy lùi. Bà con ngày càng tin tưởng vào chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước. Bà Phạm Thị Nít, xã Ba Tô cho biết: “Có bác sĩ về, bà con mình ngày càng được chăm sóc sức khỏe tốt hơn, đến Trạm y tế được khám, cấp thuốc nên bà con yên tâm lắm”. Huyện Ba Tơ có 20 xã thì chỉ có 12 xã có bác sĩ. Nhằm khắc phục tình trạng thiếu bác sĩ ở tuyến xã, năm 2010, Trung tâm Y tế huyện Ba Tơ đã tăng cường 4 bác sĩ về 4 xã là Ba Tô, Ba Vì, Ba Giang và Ba Nam. Ngoài ra, Sở Y tế đã luân chuyển 4 bác sĩ thuộc Bệnh viện Đặng Thùy Trâm và Trung tâm Y tế dự phòng Đức Phổ lên công tác tại các xã Ba Điền, Ba Trang, Ba Khâm và Ba Lế. Nhờ vậy đến nay, 20/20 xã của huyện Ba Tơ đã có bác sĩ, góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh ban đầu cho nhân dân tại địa phương. Y sĩ Phạm Văn Tre - Trạm trưởng Trạm y tế Ba Tô nói: “Từ khi có bác sĩ về tăng cường, bà con rất vui. Bác sĩ về trạm không chỉ giúp công tác khám bệnh gặp nhiều thuận lợi mà trong công tác quản lý, điều hành cũng được cải thiện”.
Cùng với thực hiện luân chuyển bác sĩ từ Trung tâm y tế huyện về các xã, hiện nay, huyện Ba Tơ đang thực hiện đào tạo, nâng cao chuyên môn cho gần 20 cán bộ y tế thông qua hệ đào tạo cử tuyển và đào tạo theo địa chỉ. Huyện Ba Tơ phấn đấu đến năm 2015, 100% số xã trên địa bàn huyện có bác sĩ. Bác sĩ Đặng Thị Phượng - Giám đốc TTYT huyện Ba Tơ cho biết: Thực hiện chỉ đạo của ngành y tế, TTYT huyện Ba Tơ đã thực hiện luân chuyển bác sĩ từ Trung tâm y tế về các xã. Bên cạnh đó, Sở Y tế tăng cường bác sĩ từ các huyện đồng bằng. Hiện chúng tôi đang cử một số cán bộ đi học, phấn đấu đến 2015, 100% số xã có bác sĩ.
Bệnh viện tỉnh hỗ trợ hết mình cho tuyến dưới
Thực hiện Đề án 1816, Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ngãi cũng đã được thụ hưởng, bệnh viện đã tiếp nhận chuyển giao 9 kỹ thuật thuộc các lĩnh vực ngoại khoa, gây mê hồi sức, nội tim mạch, huyết học – truyền máu từ Bệnh viện Trung ương Huế. Hiện nay, các kỹ thuật này đã được triển khai thực hiện có hiệu quả tại Bệnh viện đa khoa tỉnh, giúp giảm thiểu việc chuyển tuyến do vượt khả năng chuyên môn, đồng thời qua đó, Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ngãi đã chuyển giao 14 kỹ thuật cho tuyến huyện (ngoại, sản, hồi sức, chẩn đoán hình ảnh), đặc biệt tại huyện đảo Lý Sơn, các huyện miền núi. Nhờ đó, hầu hết các phẫu thuật trung phẫu đã được thực hiện ngay tại tuyến huyện. Minh chứng là sau khi được chuyển giao kỹ thuật, Trung tâm Y tế huyện Lý Sơn đã tự phẫu thuật lấy thai cấp cứu cho một sản phụ, cứu sống cả mẹ và con ngay trong cơn bão số 9. Theo các bác sĩ, nếu không được cấp cứu kịp thời, nhiều khả năng cả mẹ lẫn con sẽ tử vong. Với các biện pháp trên, bước đầu đã phát huy hiệu quả. Công suất sử dụng giường bệnh của Bệnh viện đa khoa tỉnh trong quý IV/2009 và quý I/2010 đã giảm khá rõ, tình trạng bệnh nhân nằm 2 - 3 người/giường bệnh đã được khắc phục cơ bản.
Ðầu tư mạnh cho trạm y tế xã
Trong giai đoạn 2011 – 2015, tỉnh Quảng Ngãi sẽ xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp 184 trạm y tế xã trên địa bàn toàn tỉnh, phấn đấu 100% trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia vào năm 2015. Việc đầu tư xây dựng các trạm y tế xã giai đoạn này ở Quảng Ngãi cần tới nguồn vốn 335 tỷ đồng, trong đó kinh phí đầu tư cơ sở vật chất khoảng 226 tỷ đồng và trang thiết bị 109 tỷ đồng.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi - ông Lê Quảng Thích cho biết, củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước. Do đó, tỉnh Quảng Ngãi sẽ quyết tâm thực hiện hiệu quả để phục vụ tốt nhu cầu khám và chữa bệnh cho nhân dân. Trước mắt, tỉnh sẽ đánh giá thực trạng tất cả các trạm y tế hiện nay để phân loại cụ thể từng công trình cần ưu tiên đầu tư, nâng cấp; tính toán lại quy mô và diện tích các trạm y tế theo nhu cầu thực tế tại địa phương và xác định tỷ lệ các nguồn vốn cần huy động trong tổng nhu cầu vốn của đề án cũng như kế hoạch vốn cần đầu tư cho các trạm y tế hàng năm.
TheoPhương Liên
SK&ĐS
Ngôi nhà thứ hai của ngư dân
Y tế - 9 năm trướcGiadinhNet - Từ mô hình "Quỹ y tế" cùng với tập thể y, bác sỹ đầy tâm huyết đã đưa một xã nghèo ven biển trở thành điểm sáng về chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân- Đó là trạm y tế xã Diễn Vạn, huyện Diễn Châu – Nghệ An- đơn vị đầu tiên tại địa phương đạt chuẩn quốc gia về y tế, được vinh dự đón nhận danh hiệu Anh hùng lao động năm 2009.
Hồ Chí Minh với quan điểm về sức khỏe, y tế và đạo đức của người thầy thuốc
Y tế - 9 năm trướcGiadinhNet - Hướng tới Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2) báo Gia đình & Xã hội xin trân trọng trích giới thiệu tài liệu viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh với quan điểm sức khỏe, y tế và đạo đức của người thầy thuốc trong cuốn sách “Một số vấn đề xây dựng ngành y tế phát triển ở Việt Nam” của Cố Giáo sư - TS Đỗ Nguyên Phương, Nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế.
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương khẳng định mũi nhọn khi có Đề án 1816
Y tế - 10 năm trướcNăm 2011, thực hiện chương trình hợp tác với Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương đã có nhiều khởi sắc, đặc biệt trong lĩnh vực ngoại khoa.
Lợi ích kép với người bệnh và bệnh viện
Y tế - 10 năm trướcNgày 6/6/2014 là ngày ghi dấu đặc biệt khi lần đầu tiên Bệnh viện Nhi đồng - Đồng Nai thực hiện thành công phẫu thuật chấn thương sọ não với sự hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật của Bệnh viện Nhi đồng 2 (thành phố Hồ Chí Minh).
Người dân hưởng lợi khi bệnh viện nâng cao chuyên môn
Y tế - 10 năm trướcTừ khi tái thành lập vào năm 2007 đến nay, bằng việc tập trung đầu tư về con người, trang thiết bị và không ngừng áp dụng các kỹ thuật cao, Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ ngày càng khẳng định vị thế của bệnh viện hạng I cấp thành phố trực thuộc Trung ương. Nhiều trường hợp bệnh thay vì phải chuyển viện lên thành phố Hồ Chí Minh, nay đã được điều trị ngay tại địa phương.
Cải tiến quy trình khám chữa bệnh: Người bệnh đã giảm thời gian chờ đợi
Y tế - 10 năm trướcCải tiến quy trình khám, chữa bệnh, cải cách thủ tục hành chính trong khám, chữa bệnh là một trong những mục tiêu quan trọng của ngành Y tế nhằm giảm thời gian chờ đợi, nâng cao sự hài lòng của người dân khi đến khám và điều trị tại các cơ sở khám, chữa bệnh.
Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí Quảng Ninh tích cực hỗ trợ chuyên môn cho các đơn vị
Y tế - 10 năm trướcThực hiện Đề án 1816 của Bộ Y tế, từ nhiều năm qua Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí Quảng Ninh đã luôn duy trì hoạt động tổ chức các đợt tập huấn, chuyển giao kỹ thuật cho bệnh viện tuyến huyện trong tỉnh và nhiều bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện các tỉnh lân cận.
Đắc Nông: Ban hành chính sách đãi ngộ bác sỹ
Y tế - 10 năm trướcVừa qua, Hội đồng Nhân dân tỉnh Đắc Nông đã thông qua Nghị quyết quy định chính sách thu hút, đãi ngộ đối với bác sỹ, dược sỹ đại học và sau đại học về công tác tại các cơ quan, đơn vị y tế công lập trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2015-2020.
Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn triển khai hoạt động Phòng khám vệ tinh Chấn thương chỉnh hình
Y tế - 10 năm trướcNgày 6/10, Bệnh viện Đa khoa sài Gòn phối hợp với bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình chính thức triển khai hoạt động Phòng khám vệ tinh chuyên khoa cột sống, chỉnh hình, cơ xương khớp. Hoạt động Phòng khám vệ tinh do bác sĩ của Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình trực tiếp khám, tư vấn và điều trị bệnh nhân.
Ứng dụng khoa học công nghệ trong khám chữa bệnh: Giảm vượt tuyến, nâng nội lực
Y tế - 10 năm trướcNhững năm qua, với việc đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ KHCN vào công tác khám chữa bệnh đã góp phần nâng tỷ lệ những ca điều trị thành công, giảm chi phí và thời gian khám chữa bệnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân.
Cải tiến quy trình khám chữa bệnh: Người bệnh đã giảm thời gian chờ đợi
Y tếCải tiến quy trình khám, chữa bệnh, cải cách thủ tục hành chính trong khám, chữa bệnh là một trong những mục tiêu quan trọng của ngành Y tế nhằm giảm thời gian chờ đợi, nâng cao sự hài lòng của người dân khi đến khám và điều trị tại các cơ sở khám, chữa bệnh.