Ngôi nhà thứ hai của ngư dân
GiadinhNet - Từ mô hình "Quỹ y tế" cùng với tập thể y, bác sỹ đầy tâm huyết đã đưa một xã nghèo ven biển trở thành điểm sáng về chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân- Đó là trạm y tế xã Diễn Vạn, huyện Diễn Châu – Nghệ An- đơn vị đầu tiên tại địa phương đạt chuẩn quốc gia về y tế, được vinh dự đón nhận danh hiệu Anh hùng lao động năm 2009.
Người dân tin yêu!
Chiều thứ Bảy, Phòng khám bệnh Trạm y tế xã Diễn Vạn vẫn đông nghịt người. Bệnh nhân Nguyễn Văn Nhân hiện đang điều trị ở đây tâm sự: Mỗi năm tôi thường lên trạm xã điều trị từ 2 đến 3 lần. Bảo hiểm y tế của Nhà nước chỉ đủ tiền cho tôi uống thuốc Tây mấy hôm đầu. May nhờ gia đình tôi có mua “Quỹ y tế” hàng năm, nên được miễn hết tiền nằm, tiền thuốc Nam”.
Tập thể bác sỹ trạm y tế chụp ảnh lưu niệm với lãnh đạo.
Nói chuyện với chúng tôi, chị Nguyễn Thị Lan ở xóm Văn Tài đang trông con bị viêm phổi tại trạm cho biết: “Cháu được sinh ra tại trạm. Từ nhỏ đến lớn chỉ đi khám bệnh, tiêm ngừa ở trạm. Tôi chưa mất tiền, mất công đi mô cả. Mà hầu hết trẻ con Diễn Vạn đều được y bác sĩ của trạm đỡ khi sinh ra, ai cũng có tay nghề chứ nỏ (không) phải chỉ có nữ hộ sinh mới biết đỡ đẻ mô. Mà tụi tôi chỉ đóng chút tiền thuốc thôi, ngoài ra được miễn phí hết!”.
Một bệnh nhân cho hay: Lên đây, nằm điều trị không mất tiền trạm phí, lại được các bác sỹ, y tá luôn ân cần, tận tình chăm sóc nên tui thấy mình phấn khởi, bệnh giảm hẳn! Tất cả là nhờ “Quỹ sự nghiệp y tế" của xã đấy cô ạ".
Là một xã nghèo nguồn thu ngân sách thấp, nhưng yêu cầu kinh phí cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, các phương tiện phục vụ cho công tác khám chữa bệnh, phòng chống dịch, thực hiện tốt các Chương trình y tế Quốc gia là vấn đề vô cùng quan trọng. Xuất phát từ đó, từ năm 1995, trạm đã tham mưu cho HĐND, UBND xã ban hành chủ trương vận động dân đóng góp xây dựng "Quỹ sự nghiệp y tế"- Theo đó mỗi khẩu đóng 1.000 đồng sau đó tăng 5.000 đồng. Hiện nay là mức 8.000 đồng/người/năm. Nguồn thu này do UBND xã quản lý, đầu tư cho xây dựng và hoạt động trạm y tế. Hàng tháng, chi phụ cấp cho y tế thôn 100.000 đồng / tháng. Nhân dân đến khám và điều trị chỉ mất tiền thuốc, không mất một các khoản dịch vụ khác. Hàng năm trạm còn tổ chức khám miễn phí và cấp thuốc cho các đối tượng thương bệnh binh- người nhà liệt sỹ nhân ngày ngày 27/7, phục vụ cho Hội viên người cao tuổi. Khi sáng kiến của Trạm khỏi xướng, được dân làng ủng hộ 100%.
Người dân Diễn Vạn đến khám nơi đây đều được miễn phí.
Thầy thuốc như mẹ hiền
Hơn 10 năm qua, trạm liên tục được nhận giấy khen, bằng khen, cờ thi đua của Sở y tế, UBND tỉnh vì có nhiều thành tích xuất sắc trong công tác y tế cơ sở; 4 năm liền từ 1998 - 2001 được Bộ y tế tặng bằng khen; từ năm 2002-2004 được Thủ tướng chính phủ tặng bằng khen, năm 2005 được Chính phủ tặng cơ thi đua xuất sắc; năm 2006 được Nhà nước tặng Huân chương lao động hạng 3; Năm 2009, Trạm vinh dự được đón nhận danh hiệu Anh hùng trong thời kỳ đổi mới.
Từ thành công của mô hình “Quỹ y tế”, công tác khám chữa bệnh và điều trị tại chỗ của Trạm đã đạt hiệu quả cao. Trạm đã được cấp trên duyệt biên chế cho trạm một đội ngũ gồm: 1 bác sĩ, 2 điều dưỡng, 1 nữ hộ sinh, 1 kỹ thuật viên xét nghiệm, 1 y sĩ y học cổ truyền, 1 y tá y học dân tộc, 1 cán bộ DS/KHHGĐ, một y tá làm công tác vệ sinh. Ngoài ra, trạm còn hợp đồng thêm 9 y tá để “bám trụ” ở 9 xóm, kịp thời xử lý mọi tình huống. Với đội ngũ y bác sỹ vững chuyên môn, giàu tinh thần trách nhiệm y đức nên từ khâu đón tiếp người bệnh, cải cách đổi mới ở các khoa phòng đến công tác điều trị đều cùng một mục đích: "bệnh nhân đến đón tiếp niềm nở - Ở chăm sóc tận tình- Về dặn dò chu đáo".
Điển hình nhất là Bác sỹ, trạm trưởng Trần Văn Thông, năm 1993 sau khi tốt nghiệp trường Đại học y khoa Thái Bình, anh đã tình nguyện về công tác tại trạm y tế này bởi Diễn Vạn là mảnh đất chôn rau cắt rốn của anh. Anh luôn tâm niệm: Người thầy thuốc ngoài tay nghề tốt cần phải có tâm đức để chia sẻ với nỗi đau của người bệnh. Có như vậy, người bệnh mới cảm thấy giảm được đau". Tôi thực sự ngạc nhiên bởi một trạm xá ở tuyến xã mà mỗi năm bình quân ở trạm xá xã Diễn Vạn đã khám chữa bệnh cho 8.000 -9.000 lượt người. Trong đó tỷ lệ bệnh nhân chuyển tuyến trên chỉ có 0,3%.
Trạm y tế xã Diễn Vạn.
Mỗi năm Diễn Vạn có 3.000-4.000 lượt bệnh nhân điều trị tại chỗ. Điều này không chỉ có ý nghĩa là giảm tải cho bệnh viện huyện, bệnh viện tỉnh mà còn giúp giảm chi phí đi lại, điều trị cho người dân Diễn Vạn. Mười năm nay, ở Diễn Vạn không có dịch bệnh nào xảy ra. Bệnh nhân nội, nhi sản, kể cả những ca cấp cứu nặng như chấn thương mạch máu, viêm màng não, tai biến mạch máu não, viêm phổi suy hô hấp ... đều được các thầy thuốc của trạm tiếp nhận, chữa trị và chưa hề có một ca nào tử vong. “Khi sức khỏe của người dân được chăm sóc chu đáo, từ người già đến trẻ em, ai cũng phấn khởi thì không có lý do gì mà chúng tôi không quan tâm thực hiện”- đại diện UBND xã Diễn Vạn chia sẻ. Dù còn nghèo nhưng chính quyền xã không ngần ngại chia nhau đi xin trong và ngoài tỉnh, mỗi nơi một ít, rồi gom góp mua máy siêu âm, máy xét nghiệm vi sinh, máy tạo ôxy… để điều trị tại chỗ cho bà con xã nhà và các xã lân cận.
6 giờ tối. Tram y tế xã Diễn vạn vẫn còn hàng chục bệnh nhân nằm điều trị và nhiều cán bộ y tế vẫn đang trực chiến. Chúng tôi thầm nghĩ, 12 điều y đức của người thầy thuốc đang thực sự được thắp sáng ở chính nơi đây- Nơi một xã cù lao nghèo nhưng có nhiều gương sáng y đức "Thầy thuốc như mẹ hiền".
Trong quy hoạch với tổng diện tích 4.000 m2, trạm y tế đã có một hệ thống cơ sở vật chất khang trang gồm 3 nhà kiên cố với 18 phòng, 12 giường bệnh và các công trình phụ trợ. Trạm cũng đã xây dựng và đưa vào hoạt động phòng xét nghiệm, máy siêu âm đủ tiêu chuẩn phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân. Đặc biệt là vườn thuốc Nam gồm 60 loại cây thuốc được trồng và thu hái chế biến để phục vụ và điều trị thường xuyên cho bệnh nhân. (sản phẩm được bào chế để chữa 9 loại bệnh như: thấp khớp, kiết lị, tiêu chảy, cảm sốt...)
Sẽ ban hành Tiêu chí quốc gia mới về y tế xã
Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, hiện cả nước có khoảng 2/3 số lượt khám, chữa bệnh là ở tuyến huyện và tuyến xã. Riêng đối với các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn-là những nơi có tỷ lệ người nghèo, cận nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống thì tỷ lệ này còn cao hơn nhiều.
Tuy nhiên, hệ thống các trạm y tế xã trong cả nước nói chung, vùng Tây Bắc nói riêng đã và đang rất xuống cấp. Nhiều nơi mới tổ chức trạm y tế xã, chưa có cơ sở, phải ở nhờ, ở tạm. Cả nước còn khoảng 200 trạm y tế chưa có nhà, cửa cần phải xây dựng mới; khoảng 3.600 trạm y tế xã là nhà tạm, cần phải xây dựng mới, khoảng 3.000 trạm cần phải đầu tư nâng cấp.
Bộ Y tế sẽ ban hành Tiêu chí quốc gia mới về y tế xã, trong đó có phân ra 3 nhóm trạm y tế và tập trung đầu tư cho nhóm 1 là những trạm y tế tại vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, nơi cách xa bệnh viện huyện, bệnh viện tỉnh để đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, nhất là người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tiếp cận được với dịch vụ y tế.
Hồ Hà
Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện
Y tế - 20 giờ trướcSau khi ăn thịt một con chó bị đánh bả, 8 người dân tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) có biểu hiện sốt, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy phải nhập viên cấp cứu.
Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao
Y tế - 22 giờ trướcGĐXH - Huấn luyện viên thể hình 32 tuổi nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở, vã mồ hôi… Ngay khi tiếp nhận người bệnh, các bác sĩ bệnh viện E nhận thấy ở người bệnh có những triệu chứng điển hình của nhồi máu cơ tim cấp.
Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'
Y tế - 1 ngày trướcNam thanh niên 23 tuổi nhập viện cấp cứu trong tình trạng đau đớn, mất vận động đùi trái, xương đùi vỡ nát thành nhiều mảnh sau khi bị cây đổ đè trúng.
Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn
Y tế - 1 ngày trướcTrong lúc bố mẹ vắng nhà, 2 anh em ruột ở Đắk Lắk đã bắt cóc làm thịt. Sau khi ăn xong, cả hai đều bị ngộ độc, người anh tử vong còn em gái đang nguy kịch.
Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với đất và nước ô nhiễm đã tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh Whitmore.
Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Đây là ca bệnh đặc biệt và nhỏ tuổi nhất được thăm khám tại chương trình Phẫu thuật vi phẫu quốc tế được tổ chức thực hiện tại Bệnh viện E.
Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm
Y tế - 1 ngày trướcNam thanh niên 26 tuổi phải vào viện tâm thần 2 lần do thường xuyên hút thuốc lá điện tử pha với cần sa.
Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH – Tại bệnh viện, bệnh nhân có biểu hiện choáng, sắc mặt tái nhợt, tim thai giảm thấp, huyết áp không đo được.
Cụ ông mất nửa lượng máu trong cơ thể do mắc sốt xuất huyết
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH – Ở ngày thứ 6 của sốt xuất huyết, bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng như sốt cao 39°C, tiểu cầu giảm sâu, xuất huyết tiêu hóa lượng lớn.
Sốt cao không dứt, người đàn ông đi khám phát hiện mắc bệnh Whitmore
Y tế - 4 ngày trướcSốt cao, mua thuốc uống không đỡ, anh T. nhập viện tại Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2, xác định dương tính với Whitmore.
Người phụ nữ 50 tuổi ở Hà Nội đeo hậu môn nhân tạo suốt 9 năm do thói quen nhiều người hay mắc phải
Y tếGĐXH - Bệnh nhân được đưa vào Bệnh viện Đa khoa Hà Đông trong tình trạng đau bụng cơn vùng hố chậu phải, bí trung đại tiện, khối vùng hậu môn nhân tạo loét sùi, có mùi hôi, chảy dịch.