Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bãi đẻ lớn nhất Việt Nam

Thứ bảy, 09:12 06/09/2008 | Xã hội

Giadinh.net - Là thành phần quan trọng trong hệ sinh thái biển, sau thời gian dài bị lạm sát, số phận của rùa biển tưởng như “chỉ mành treo chuông”.

Nhưng từ những nỗ lực cứu nguy của các chuyên gia, tương lai đã mỉm cười với loài sinh vật già nhất hành tinh này. Được mệnh danh là “bãi đẻ lớn nhất Việt Nam”, ngục tù Côn Đảo năm nào nay đã là thiên đường của rùa biển.

“Linh hồn biển” lâm đại nạn

“Rùa biển là loài bò sát độc đáo của hệ sinh thái biển, nếu những con rùa cuối cùng trên Trái đất mất đi, loài sinh vật tuyệt vời này sẽ không bao giờ quay trở lại nữa”.

Sau đôi lời gợi mở, ông Trần Đình Huệ, Phó giám đốc Vườn quốc gia Côn Đảo nhấn mạnh, trong tự nhiên rùa biển phải đối mặt với nhiều mối đe dọa. Tình trạng ô nhiễm môi trường, nạn đánh bắt mang tính chất hủy diệt, hoạt động thu lượm trứng và đánh bắt rùa bất hợp pháp... là nguyên do chính khiến 5 trong tổng số 7 loài rùa biển trên thế giới có mặt tại Việt Nam gồm đồi mồi, đồi mồi dứa, vích, quản đồng và rùa da đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng.

Thuộc hệ thống rừng đặc dụng  Việt Nam, với diện tích 1.838ha và với hơn 1.200 loài động thực vật rừng, hơn 1.300 loài động thực vật biển, Vườn quốc gia Côn Đảo là mái nhà của nhiều loài động vật quí hiếm có tên trong Sách đỏ Việt Nam và Sách đỏ thế giới như sóc đen Côn Đảo, khỉ Côn Đảo, gầm ghì trắng, chim điên bụng trắng, cá heo, dugong (bò biển)...

Theo đánh giá của Quỹ quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) và Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên quốc tế (IUCN), mươi năm trước, ngư dân ở các làng chài Vĩnh Hy, Thái An, Mỹ Hiệp (Vườn quốc gia Núi Chúa, tỉnh Ninh Thuận), ngư dân vùng đảo Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang) và Côn Đảo vẫn còn giữ thói quen ăn thịt rùa biển. Họ gọi chung các loài rùa biển là “đú”. Món khoái khẩu này một thời nhiều đến mức, bờ biển nơi đánh bắt đú được gọi là “bãi thịt” vì ra đó lúc nào cũng có đú để giết thịt.

Ông Lê Xuân Ái, Giám đốc Vườn quốc gia Côn Đảo cho biết, trước năm 1985, tài nguyên Côn Đảo, nhất là loài rùa biển, bị người dân khai thác vô tội vạ. Không chỉ săn bắt rùa mẹ lúc chúng lên bờ đẻ trứng, ngay cả trứng rùa, người ta cũng hốt nguyên ổ về cho... lợn ăn. Không những thế, có một thời, rùa biển còn là vật thách cưới của cư dân địa phương và hầu như đám ăn hỏi nào cũng có rùa biển bị xẻ thịt. Anh Nguyễn Trường Giang, Phó trưởng Phòng Giáo dục và Bảo vệ môi trường, cho biết: “Trước đây, do quan niệm trứng rùa biển bổ, thịt ngon, vảy chế tác thành hàng mỹ nghệ cao cấp bán được nhiều tiền nên dù có lệnh cấm, nhiều người vẫn dùng mọi thủ đoạn “đưa rùa dời biển”.

Cụ Sáu Te, lão ngư một thời lừng lẫy với biệt danh “sát thủ rùa”, vui vẻ bật mí kỹ thuật bắt rùa hiệu quả: “Đơn giản và hiệu quả nhất vẫn là cách bắt rùa truyền thống, nghĩa là chờ nó lên bờ đẻ trứng rồi lật ngửa ra. Bắt kiểu này không chỉ ẵm được rùa mẹ mà hốt cả rùa con, trứng non”. Cần nhấn mạnh, IUCN từng liệt cách đánh bắt trực tiếp và thu lượm trứng tại các bãi đẻ như mô tả của cụ Sáu, là nguyên nhân chính dẫn đến sự suy kiệt nhanh nhất về số lượng của các loài rùa.

Các chuyên gia đang cứu hộ một con biển bị mắc cạn.

Thiên đường đang trở lại

Trước số phận bi thương và nguy cơ biến mất khỏi hành tinh của rùa biển, từ năm 1991, Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) đã coi loài động vật hiền lành này là một trong nhóm sáu nhóm đối tượng cần được bảo vệ nghiêm ngặt tại Đông Dương cũng như tài trợ kinh phí cho Vườn quốc gia Côn Đảo để cứu nguy rùa biển. 

Những số liệu về rùa biển mà ngành Thủy sản công bố gần đây đã khiến các nhà nghiên cứu khoa học về môi sinh và những ai quan tâm đến số phận rùa biển không khỏi âu lo.

Theo đó, hiện có khoảng 100 con đồi mồi dứa sống co cụm tại tỉnh Quảng Bình và thành phố Đà Nẵng. Loài rùa da có tên khoa học Dermochelys coriacea hiện chỉ còn khoảng 10 con đẻ trứng so với 500 con trước đây. Với số lượng đếm trên đầu ngón tay, loài quản đồng có số phận bi đát không kém. Nghiêm trọng nhất là tình trạng khá hẩm hiu của loài đồi mồi. Từ 500 con đẻ trứng mỗi năm vào đầu thế kỷ XX, nay, loài này đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng cao nhất.

Theo anh Phạm Thành Đúng, Trưởng Phòng Giáo dục và Bảo vệ môi trường, từ 1-8 năm rùa biển mới đẻ một lần. Vào mùa sinh sản, một con rùa mẹ có thể đẻ đến 8 ổ trứng, mỗi ổ có từ 70-130 trứng. Sau thời gian được ấp ủ trong lòng đất, chui ra khỏi trứng, theo bản năng tự nhiên, rùa con sẽ hướng đầu về phía biển. Khoảng 30 năm sinh tồn giữa đại dương, rùa trưởng thành sẽ quay trở lại nơi nó nở ra để thực hiện thiên chức.

Anh Đúng băn khoăn: “Vấn đề ở chỗ trong quá trình sinh trưởng, rùa biển đối mặt với nhiều nguy cơ đe dọa tính mạng như chim thú, các bãi cát bị sạt lở trong quá trình sinh nở của rùa, bị dính lưới từ hoạt động đánh bắt của ngư dân, nạn ô nhiễm môi trường biển. Ước tính cứ khoảng 1.000 rùa con được ấp nở thì chỉ có 10 con sống sót quay trở lại bãi đẻ”.

Trước thực trạng rùa biển bị đánh bắt, giết thịt bừa bãi cùng khả năng sinh tồn và phát triển số lượng giống nòi vô cùng khắc nghiệt, năm 1995, WWF đã hỗ trợ kinh phí cho Ban quản lý Vườn quốc gia Côn Đảo tiến hành chương trình cứu hộ rùa biển. Thời gian đầu, công tác cứu hộ rùa biển hết sức gian nan vì tập tính đẻ đêm, đẻ sát mặt nước biển của loài này. “Nếu không di chuyển trứng rùa trên các bãi đẻ tự nhiên lên cao hơn, khả năng trứng bị sóng đánh trôi hoặc nước ngấm sâu gây hỏng là không thể tránh khỏi”.

Giám đốc Lê Xuân Ái tiếp tục mạch chuyện: “Sau khi đẻ, rùa mẹ sẽ lấp cát giấu trứng nhưng những chất nhầy trong quá trình nó hạ sinh sẽ hấp dẫn ruồi bọ bâu lại. Đây là tín hiệu để một số loại chồn, cáo bới cát tìm ăn trứng rùa”.

Đêm Côn Đảo trong tiếng sóng vỗ rì rào, trên đường đưa tôi đi thăm bãi rùa đẻ, ông Ái say mê kể chuyện “đỡ đẻ” cho rùa: “Giữ trứng được an toàn đến ngày sinh nở đã khó, làm sao để rùa con không bị nguy hiểm, có khả năng sinh tồn càng khó bội phần. Thời gian đầu, để tránh tình trạng rùa con mới nở làm mồi cho cá biển và các loài chim thú ăn thịt, chúng tôi đã giữ chúng lại, chờ đến khi cứng cáp mới trả lại môi trường tự nhiên. Không ngờ những chú rùa con được chăm sóc kiểu này đã mất khả năng định hướng tự nhiên. Theo bản năng, rùa con khi nở sẽ lao đầu về phía biển, đằng này những chú rùa được chăm sóc lại hướng đầu về phía núi”.

Trong năm 1996, từ khoản kinh phí trên 30.000 USD, Vườn quốc gia Côn Đảo đã tiến hành xây dựng 2 trạm ấp trứng tự nhiên, đồng thời gửi một số cán bộ sang đào tạo tại Philippines nhằm nâng cao trình độ, nghiệp vụ trong công tác cứu hộ rùa biển. Sau thời gian nỗ lực, hoạt động cứu hộ rùa biển đã thu nhận được những tin vui. Ông Ái tâm tình: “Đến nay, tình trạng săn bắt rùa biển bừa bãi đã chấm dứt. Người dân đã hiểu ra tầm quan trọng của rùa biển đối với hệ sinh thái biển, nên đã chung tay góp sức cùng cán bộ chăm lo việc bảo tồn rùa”.

Từ vùng đất dữ, Côn Đảo nay là mái nhà bình yên, là thiên đường cho số phận của các loài rùa biển vốn một thời đối mặt với nguy cơ bị tuyệt diệt. Giờ đây không còn cảnh người người, nhà nhà cố tình săn rùa ở các bãi thịt. Nếu buông lưới dính rùa, ngư dân sẽ trả nó lại với biển ngay. Có không ít trường hợp ngư dân phát hiện rùa bị thương đã gọi cán bộ đến cứu chữa.

Khả quan nhưng không chủ quan!

Một chuyên gia đang đỡ đẻ cho rùa.

Với 16 hòn đảo lớn nhỏ, hiện Vườn quốc gia Côn Đảo có 18 bãi đẻ. Tính từ lúc triển khai dự án cứu hộ rùa đến nay, bình quân mỗi năm có khoảng 350 con rùa mẹ lên đẻ (chiếm 80% só lượng rùa đẻ trong toàn quốc). Trong năm qua, tại 5 trạm bảo tồn rùa đã có 440 tổ rùa đẻ với gần 43.000 trứng. 80% số trứng này đã được ấp nở thành công, tăng trên 18.000 quả so với năm trước. Đã có 68.000 rùa con được thả về biển khơi.

Đánh giá về những nỗ lực bảo tồn rùa biển của Việt Nam nói chung, Vườn quốc gia Côn Đảo nói riêng, điều phối viên của tổ chức IUCN (chuyên về khảo sát và theo dõi buôn bán động thực vật hoang dã) tại Việt Nam, ông Bernard khẳng định, Việt Nam đã có những bước đi kỳ diệu nhằm ngăn chặn xu thế suy giảm quần thể rùa biển trong vùng biển của mình.

Không chủ quan trước những thành tựu đạt được, các nhà khoa học và các chuyên gia về môi sinh vẫn đang tích cực hóa giải các khó khăn, hiện vẫn còn tồn đọng trong công tác cứu hộ rùa biển. Dù được đánh giá là khá thành công nhưng tại các bãi đẻ của Côn Đảo, vẫn còn nhiều rùa mẹ bị chết sau khi lên bãi đẻ do sinh cảnh bị suy thoái hoặc do dính lưới của ngư dân. Để đảm bảo tính bền vững cho việc bảo tồn, phát triển và duy trì nòi giống của rùa biển, Côn Đảo và nhiều địa phương khác cần có sự phối hợp, hỗ trợ tuyên truyền từ các cơ quan chức năng, chính quyền sở tại và các tổ chức trong và ngoài nước.

Tại Srilanca, công tác bảo tồn rùa biển được thực hiện từ những năm 60 của thế kỷ trước và đến nay, công tác bảo tồn đã được thực hiện ở cấp độ xã hội hóa, nghĩa là đưa rùa biển vào chương trình học đường và các hoạt động xã hội khác.

Tại Mỹ, ngành chức năng buộc các tàu đánh cá bằng lưới kéo phải lắp đặt hệ thống đuổi rùa và có hẳn bệnh viện điều trị cho rùa. Nếu chủ phương tiện đánh bắt nào không chấp hành qui định sẽ bị phạt nặng, có khi cấm đánh bắt vĩnh viễn.

Tại Thái Lan và Philippines từ những năm 80 của thế kỷ trước, công tác bảo tồn rùa biển đã được chú trọng. Riêng tại Việt Nam, đến năm 1995, công tác bảo tồn rùa biển mới được thực hiện tại Côn Đảo. Năm 1997, Việt Nam mới ký bản ghi nhớ về bảo tồn các loại rùa biển với các quốc gia gia khu vực Đông Nam Á.

Trương Phúc Trinh

kieudiep
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Diễn biến mới nhất vụ hai mẹ con tử vong bất thường trong ngôi nhà bốc cháy ở Thanh Hóa

Diễn biến mới nhất vụ hai mẹ con tử vong bất thường trong ngôi nhà bốc cháy ở Thanh Hóa

Xã hội - 3 giờ trước

GĐXH - Bước đầu cơ quan chức năng nhận định B. V. G. đã phóng hỏa đốt nhà khiến người mẹ đẻ ngủ dưới tầng 1 chết cháy, sau đó dùng dao tự sát.

Sau 7 tháng thi công, cầu vượt sông Đáy ở Nam Định đang dần lộ diện

Sau 7 tháng thi công, cầu vượt sông Đáy ở Nam Định đang dần lộ diện

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH - Sau khi hoàn thiện cầu vượt sông Đáy nối Nam Định và Ninh Bình có tổng mức đầu tư 1.450 tỷ đồng sẽ rút ngắn thời gian cũng như quãng đường di chuyển từ khu vực phía Nam 3 tỉnh Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình đi Hải Phòng, giúp phát triển kinh tế địa phương.

Hàng triệu phụ huynh Hà Nội cần nắm rõ chi tiết các khoản thu và mức thu dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục

Hàng triệu phụ huynh Hà Nội cần nắm rõ chi tiết các khoản thu và mức thu dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục

Giáo dục - 5 giờ trước

GĐXH - Hà Nội quy định rõ danh mục các khoản thu và mức thu, cơ chế quản lý thu chi đối với các dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục. Vậy các khoản thu và mức thu được quy định thế nào?

Hà Nội sẽ có cả 'rừng trúc' xung quanh hồ Trúc Bạch

Hà Nội sẽ có cả 'rừng trúc' xung quanh hồ Trúc Bạch

Đời sống - 5 giờ trước

GĐXH - Vườn hoa Trúc Bạch (Ba Đình, Hà Nội) sẽ được trồng thêm nhiều rặng trúc, kết hợp chỉnh trang đô thị, mở rộng không gian đi bộ, phục vụ các hoạt động quảng bá văn hóa, giới thiệu ẩm thực.

Khối không khí lạnh tràn về có gây mưa rét ở Hà Nội và miền Bắc?

Khối không khí lạnh tràn về có gây mưa rét ở Hà Nội và miền Bắc?

Đời sống - 7 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết, không khí lạnh yếu kết hợp với vùng hội tụ gió trên cao sẽ gây mưa ra một đợt mưa dông diện rộng ở các tỉnh miền Bắc và Bắc Trung Bộ. Thời tiết nhiều nơi mát mẻ.

Tuyên dương 5 học sinh trả lại đồ cho người đánh rơi

Tuyên dương 5 học sinh trả lại đồ cho người đánh rơi

Giáo dục - 8 giờ trước

Sau khi nhặt được đồ, 5 học sinh Trường THCS Nguyễn Trãi (huyện Vĩnh Linh, Quảng Trị) thông báo cho cơ quan chức năng để trả lại người đánh rơi.

Điện Biên Phủ rực rỡ cờ hoa trước ngày diễu binh, diễu hành

Điện Biên Phủ rực rỡ cờ hoa trước ngày diễu binh, diễu hành

Đời sống - 8 giờ trước

Những ngày này, các tuyến đường phố, địa điểm công cộng, quảng trường... ở thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên) được trang hoàng rực rỡ với biểu ngữ, cờ, hoa... trước thềm Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Đầu tháng 5/2024, đã có 200 trường công bố xét tuyển đại học bằng học bạ THPT năm 2024

Đầu tháng 5/2024, đã có 200 trường công bố xét tuyển đại học bằng học bạ THPT năm 2024

Giáo dục - 8 giờ trước

GĐXH – Tính đến đầu tháng 5/2024, đã có khoảng 200 trường công bố xét tuyển đại học bằng học bạ năm 2024. Dưới đây là danh sách chi tiết và mới nhất.

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Hai, ngày 6/5/2024

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Hai, ngày 6/5/2024

Đời sống - 8 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Hai ngày 6/5/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB như thế nào? Mời độc giả cập nhật kết quả ngay dưới đây.

5 lưu ý mà mọi sinh viên năm cuối cần phải nắm được nếu muốn trúng tuyển vào các doanh nghiệp lớn

5 lưu ý mà mọi sinh viên năm cuối cần phải nắm được nếu muốn trúng tuyển vào các doanh nghiệp lớn

Đời sống - 8 giờ trước

GĐXH - Cơ hội làm việc tại các công ty, doanh nghiệp lớn ngay sau khi tốt nghiệp là mục tiêu mà hầu hết sinh viên đều mong muốn.

Tin sáng 6/5: Trần tình của người phụ nữ đạp cư dân ở chung cư tại Hà Nội; 'Lật Mặt' thu hơn 1.000 tỷ đồng, vợ chồng Lý Hải - Minh Hà bỏ túi bao nhiêu?

Tin sáng 6/5: Trần tình của người phụ nữ đạp cư dân ở chung cư tại Hà Nội; 'Lật Mặt' thu hơn 1.000 tỷ đồng, vợ chồng Lý Hải - Minh Hà bỏ túi bao nhiêu?

Thời sự

GĐXH - Người phụ nữ đạp cư dân ở chung cư tại Hà Nội gây xôn xao thời gian qua là con gái của ông Đặng Hồng Minh – Phó Ban quản trị tòa nhà Đồng Phát - Park View Tower; trên thực tế, nhà rạp, nhà phát hành lấy khoảng 60% doanh thu bộ phim chiếu rạp. Và với bảy phần phim Lật Mặt, Lý Hải thực nhận khoảng 240 tỷ đồng, chưa kể đến thuế TNCN, chi phí tài chính và lãi vay... (nếu có).

Top