Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bài thuốc hay chữa bệnh đái dầm

Thứ hai, 08:43 08/03/2010 | Sống khỏe

Đái dầm là tình trạng trẻ em từ 3 tuổi trở lên (cũng có thể gặp ở người lớn) khi đi ngủ tự đái mà không biết.

 
Qua kinh nghiệm điều trị, chúng tôi ghi nhận được những thể bệnh khác nhau của đái dầm và xin giới thiệu các bài thuốc hay đã được sử dụng hiệu quả:

- Đái dầm do thận dương hư: Nước tiểu trong, nhiều, nhỏ giọt không dứt. Sắc mặt người bệnh trắng bệch, sợ lạnh, chân tay lạnh, lưng gối mỏi yếu, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi mỏng.

Dùng bài thuốc: nhục quế 3 g; phụ tử 9 g; thỏ ti tử 30 g; câu kỷ tử, sơn dược, mỗi thứ 15 g; tiên mai, tiên linh tì, ô dược, ích trí nhân, mỗi thứ 12 g; sinh cam thảo 6 g.

- Đái dầm do phế tì khí hư: Người bệnh luôn muốn đi tiểu, sắc mặt tối xám, hụt hơi mất sức, kém ăn, bụng dưới trướng, phân nát, chất lưỡi nhạt, rêu mỏng.
 
Dùng bài thuốc: đẳng sâm 15 g; hoàng kỳ, long cốt, mỗi thứ 30 g; chích cam thảo, ngũ vị tử, mỗi thứ 6 g; bạch truật, sài hồ, mỗi thứ  9 g; tang phiêu diêu 12 g. Hoặc bài thuốc: hoàng kỳ 12 g; sơn thù, sa uyển tật lê, thăng ma, đương quy, tang phiêu diêu, bạch thược, ích mẫu, phục thần, ích trí nhân, mỗi thứ 8 g.

- Đái dầm do can khí uất kết: Tiểu tiện nhiều lần, nhỏ giọt, sắc vàng đỏ, bứt rứt dễ cáu, lòng bàn tay, bàn chân nóng, chất lưỡi đỏ, rêu vàng nhớt mỏng.

Dùng bài thuốc: hoàng cầm, sơn chi, đương quy, sinh địa, mỗi thứ 12 g; hoạt thạch, xa tiền tử, bổ cốt chỉ, mỗi thứ 15 g; sơn thù nhục, sinh cảm thảo, long đởm thảo, mỗi thứ 6 g; sài hồ, mộc thông, mỗi thứ 9 g.
 
- Đái dầm do hạ tiêu ứ trệ: Tiểu tiện nhỏ giọt không thông, bụng trướng đầy ngâm ngẩm đau có thể sờ thấy cục báng, chất lưỡi tím tối hoặc có ban ứ, rêu lưỡi mỏng.

Bài thuốc: đương quy, xuyên khung, xích thược, bồ hoàng, đào nhân, hồng hoa, mỗi thứ 12 g; sài hồ, ngũ linh chi, chỉ sác, mỗi thứ 9 g; sinh cam thảo 6 g.

Tất cả các bài thuốc trên sắc uống mỗi ngày một thang. Cách sắc: cho 750 ml nước (3 bát) vào thang thuốc, đun sôi rồi cho nhỏ lửa cho đến khi còn 250 ml (1 bát) thì chắt ra. Đun tiếp lần 2 như lần 1. Trộn 2 bát đã chắt vào nhau, uống 3 đến 4 lần trong ngày, uống trong thời gian 7 đến 10 ngày.

Để phòng bệnh đái dầm, buổi tối không nên uống nhiều nước, bữa cơm tối ăn nhiều thức ăn khô, ít canh. Với trẻ em thì tránh hưng phấn quá độ vào buổi tối, cha mẹ cần định giờ gọi trẻ dậy đi tiểu nhằm tạo phản xạ có điều kiện.
 
Theo Người Lao Động
hoaianh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cách chọn thuốc hạ sốt an toàn và hiệu quả cho trẻ?

Cách chọn thuốc hạ sốt an toàn và hiệu quả cho trẻ?

Mẹ và bé - 19 phút trước

Sốt là triệu chứng rất thường gặp ở trẻ. Vậy khi trẻ sốt nên lựa chọn và sử dụng thuốc hạ sốt như nào để an toàn và hiệu quả?

Người đàn ông qua đời sau bữa trưa có thói quen thường xuyên ăn 3 món này

Người đàn ông qua đời sau bữa trưa có thói quen thường xuyên ăn 3 món này

Bệnh thường gặp - 1 giờ trước

GĐXH - Người đàn ông qua đời sau cơn nhồi máu cơ tim có liên quan nhiều tới thói quen ăn uống và sinh hoạt thiếu khoa học kể từ sau khi về hưu.

Có thể lây bệnh dại từ chó mèo đã tiêm phòng dại không?

Có thể lây bệnh dại từ chó mèo đã tiêm phòng dại không?

Bệnh thường gặp - 2 giờ trước

Gần đây, ở nhiều địa phương xuất hiện các ca bệnh dại do chó mèo. Vậy nếu chó, mèo đã tiêm phòng dại thì có nguy cơ lây bệnh dại sang cho người không? Cần làm gì để phòng tránh căn bệnh này?

Tía tô có chữa được bệnh gout không?

Tía tô có chữa được bệnh gout không?

Sống khỏe - 18 giờ trước

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng lá tía tô để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt như chữa hàn, nhức đầu, ho, chướng bụng, ngộ độc cá, cua và nhiều bệnh khác. Vậy dùng lá tía tô để chữa bệnh gout có hiểu quả hay không, đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Bất ngờ loại lá quen thuộc của người Việt giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, giải độc gan hiệu quả

Bất ngờ loại lá quen thuộc của người Việt giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, giải độc gan hiệu quả

Sống khỏe - 18 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường nên uống chè nụ vối thường xuyên vì loại nước này có công dụng giúp ổn định đường huyết, giảm mỡ máu, chống oxy hóa tự nhiên...

Chuyên gia khuyến cáo 1 món ăn trên mâm cơm rất dễ nhiễm khuẩn, người Việt cần cảnh giác

Chuyên gia khuyến cáo 1 món ăn trên mâm cơm rất dễ nhiễm khuẩn, người Việt cần cảnh giác

Sống khỏe - 21 giờ trước

GĐXH - Mắm là món ăn rất dễ nhiễm vi khuẩn. Do đó, mọi người khi mua mắm cần lựa chọn các loại có nguồn gốc rõ ràng, kiên quyết loại bỏ mắm thừa sau bữa ăn, tuyệt đối tránh sử dụng kéo dài từ bữa này sang bữa khác...

Các dấu hiệu cảnh báo cần bổ sung canxi

Các dấu hiệu cảnh báo cần bổ sung canxi

Sống khỏe - 1 ngày trước

Canxi là khoáng chất rất cần thiết cho cơ thể, là thành phần cơ bản cấu tạo nên xương và răng. Nếu cơ thể thiếu canxi có thể làm tăng nguy cơ bị loãng xương, gãy xương... Vậy, đâu là dấu hiệu cần bổ sung canxi?

Chế độ ăn uống khi mắc bệnh rối loạn lipid máu

Chế độ ăn uống khi mắc bệnh rối loạn lipid máu

Sống khỏe - 1 ngày trước

Rối loạn lipid máu (mỡ máu) là một trong những nguy cơ hàng đầu của các bệnh tim mạch. Thay đổi chế độ ăn góp phần giảm cholesterol, phòng ngừa xơ vữa động mạch.

Chỉ 8 phút tức giận có thể làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ…

Chỉ 8 phút tức giận có thể làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ…

Sống khỏe - 1 ngày trước

Nghiên cứu đăng trên Tạp chí của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ mới đây cho biết, có mối quan hệ giữa giai đoạn tức giận cấp tính và nguy cơ đau tim gia tăng. Theo đó, chỉ tức giận trong 8 phút có thể làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ.

Lòng bàn tay cũng dự báo được tuổi thọ một người? Bác sĩ nói thẳng: Người sống trường thọ thường có 3 đặc điểm này

Lòng bàn tay cũng dự báo được tuổi thọ một người? Bác sĩ nói thẳng: Người sống trường thọ thường có 3 đặc điểm này

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

(Tổ Quốc) - Lòng bàn tay cũng có thể là “tài liệu tham khảo” cho thấy tình trạng sức khỏe tổng thể của chúng ta.

Top