Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bài văn về cô gái Ngã ba Đồng Lộc đạt 9,3 điểm

Thứ tư, 08:00 02/03/2016 | Xã hội

Nữ sinh lớp 11 viết: "Đọc về những cô gái thanh niên xung phong ngày hôm qua để tìm thấy đam mê, nhiệt huyết của mình ngày hôm nay, nhận thức rõ nhiệm vụ của mình với đất nước".

Trong đề bài 90 phút dành cho học sinh lớp 11, cô giáo Nguyễn Thị Lâm, giáo viên Ngữ văn, trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, TP HCM đã trích câu nói của Nữ văn sĩ Pháp Marie Darrieussecq như sau:

“Đọc là biến đi khỏi thế giới

Đọc là tìm lại được thế giới

Đọc là còn lại một mình với cả thế giới trong lòng bàn tay”.

Và yêu cầu: “Qua một tác phầm văn học tâm đắc, em hãy làm rõ ý kiến trên”.

Bài viết của học sinh Ngọc Quỳnh.

Bài viết của học sinh Lưu Ngọc Quỳnh, học sinh lớp 11CA3 nhận được lời phê khen ngợi của cô giáo: “Bài viết xúc động với lối viết giàu hình ảnh, chân thật đến xót xa. Nhờ đó làm sáng tỏ vấn đề một cách xuất sắc”.

Bài viết của Ngọc Quỳnh như sau:

Đúng như những gì nữ văn sĩ người Pháp đã viết, đọc sách là con đường hiệu quả nhất để người ta “biến đi khỏi thế giới” xô bồ, luôn vội vàng trong một khoảnh khắc để tìm lại cảm xúc, mở mang đầu óc và cả trái tim của mình.

Mỗi tác phẩm như một cánh cửa, lại mở ra cho người đọc bao điều mới lạ hay chỉ đơn giản là tìm về cảm xúc xưa cũ, hoài niệm mà người ta lỡ lạc mất trong cuộc sống bộn bề, đầy lo toan.

Bài thơ Cúc ơi của nhà thơ Yến Thanh chính là một tác phẩm như thế. Trang sách đã khép nhưng niềm day dứt, thương xót chị Cúc vẫn còn mãi trong lòng độc giả hôm nay.

Tình yêu Tổ quốc luôn là khái niệm thiêng liêng và quý báu, nhất là với lớp trẻ. Khi Việt Nam chìm trong khói lửa, tuổi trẻ Việt Nam chính là lực lượng nòng cốt bảo vệ độc lập dân tộc. Đặc biệt, trong số đó có những nữ chiến sĩ chỉ mới mười tám, đôi mươi, đang mang trong mình rất nhiều ước mơ, hoài bão.

Vậy mà những cô gái ấy với tình yêu đất nước bao la đã biến những ước mơ thành ý chí sắt đá để có thể bảo vệ tổ quốc khi kẻ thù xâm lược. Điển hình là mười nữ thanh niên xung phong trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Sự hy sinh của các chị đã đi vào lịch sử dân tộc, tên của các chị đã hóa thành tên chung “Mười cô gái Ngã ba Đồng Lộc”.

Khi các chị hy sinh, thi thể của Tiểu đội phó Hồ Thị Cúc được tìm thấy cuối cùng sau ba ngày ròng rã. Chính trong những ngày đen tối ấy, với niềm xót thương người em, người đồng đội, tác giả Yến Thanh đã viết bài thơ Cúc ơi nghẹn ngào, da diết.

Nhà thơ Yến Thanh tên thật Nguyễn Thanh Bình, khi đó là cán bộ kỹ thuật ngành giao thông, trực tiếp làm việc tại núi bom Đồng Lộc. Đặc biệt, nhà thơ còn là người anh, người đồng đội rất thân thiết với chị Hồ Thị Cúc.

Trong những năm tháng chống Mỹ cứu nước, ngã ba Đồng Lộc là trọng điểm hết sức ác liệt, hố bom chồng lên hố bom, không còn một cành cây, ngọn cỏ. Một ngày tháng 7 năm 1968, mười cô gái Tiểu đội Bốn do Võ Thị Tần làm tiểu đội trưởng được lệnh ra mặt đường để lấp hố bom do máy bay Mỹ vừa trút xuống. Đó là nhiệm vụ quen thuộc của các chị, vì ở đây không biết mấy trăm lần, ban ngày quân địch phá tan đường, cuối ngày thanh niên xung phong lại nối liền đường để đoàn xe lăn bánh vào Nam. Thế nhưng vào cái ngày định mệnh ấy, những trận bom của giặc Mỹ đã đồng bộ đổ xuống khi các chị đang làm nhiệm vụ, vùi lấp mười cô gái.

Sau một thời gian, thi thể chín người đã được tìm thấy duy chỉ một người cuối cùng là chị Hồ Thị Cúc vẫn bặt vô âm tín.

Đau đớn xót xa tận cùng, bốn câu thơ đầu như lời gọi của nhà thơ dành cho chị Cúc:

“Tiểu đội đã về xếp một hàng ngang

Cúc ơi! Em ở đâu không về tập hợp

Chín bạn đã quây quần đủ mặt

Nhỏ - Xuân – Hà – Hường – Hợi – Rạng – Xuân – Xanh”.

Ngọc Quỳnh (đeo kính hàng đầu tiên) là tác giả của bài văn xúc động. Ảnh: NVCC.

Hẳn là đau đớn lắm, xót xa lắm nên Yến Thanh mới nhớ mãi cảnh chị Tần điểm danh đồng đội mà cho đến khi thi thể các chị xếp cạnh nhau, tác giả vẫn tưởng họ đang tập hợp. Yến Thanh đã nhắc tới một câu thành ngữ quen thuộc nhưng lại khẳng định câu thành ngữ ấy không thể dùng trong hoàn cảnh này “Chín bỏ làm mười”, là thành ngữ chỉ sự phiên phiến, làm tròn. Nhưng ở đây, mười cô gái hy sinh mới tìm được chín thi thể, không thể “phiên phiến” được. Tiếng khóc quặn thắt, buốt nghẹn, nức nở.

“Bọn anh đã bới tìm vẹt cuốc

Đất sâu bao nhiêu bọn anh không cần

Chỉ sợ em đau nên nhát cuốc chùng”.

Những câu thơ mộc mạc mà cứa lòng, cứa da độc giả. Đáng lẽ khi chưa tìm được chị Cúc, các đồng đội phải nôn nóng, nhát cuốc càng nhanh, càng mạnh. Thế nhưng ở đây, các anh chỉ “bới tìm vẹt cuốc” vì sợ chị Cúc đau, sợ em xương tan thịt nát. Thế mới thấy tình đồng đội là bài ca đẹp nhất, còn mãi giá trị qua thời gian.

“Cúc ơi em ở đâu?

Đất nâu lạnh lắm

Da em thì xanh

Áo em thì mỏng

Cúc ơi em ở đâu?

Về với bọn anh tắm nước sông Ngàn Phố

Ăn quýt đỏ Sơn Bằng

Ở đâu hỡi Cúc

Đồng đội tìm em

Đũa găm cơm úp

Gọi em

Gào em

Khản cả cổ rồi

Cúc ơi”.

Cúc chỉ mười tám, đôi mươi nhưng để tìm chị, đồng đội phải dùng đến “đũa găm, cơm úp”. Hình ảnh ấy như dấu chấm hết cho một kiếp người dang dở, bao khát khao chưa thành hiện thực. Gọi em chưa đủ, nỗi thê lương đã hóa thành tiếng “Gào em”, mong muốn Cúc hãy nghe thấy và trở về.

Bài thơ với câu chữ bình dị, mộc mạc nhưng làm độc giả lay động vì tình cảm tác giả dành cho chị Cúc cùng các chị thanh niên xung phong tròn đầy trong từng câu, từng chữ.

Cái sống – cái chết mong manh là vậy nhưng các nữ chiến sĩ vẫn lạc quan sống, thương yêu Tổ quốc, chiến đấu vì độc lập dân tộc, trở thành những bông hoa đẹp nhất, khắc trên trang sử vàng của đất nước ta.

Cúc ơi đã cho ta “biến đi khỏi thế giới” với hàng trăm ngàn mặt người mệt mỏi, lo toan, để ta “tìm lại được thế giới” sâu trong tâm tư mình. Đọc về những cô gái thanh niên xung phong ngày hôm qua để tìm thấy đam mê, nhiệt huyết của mình ngày hôm nay, nhận thức rõ nhiệm vụ của mình với quê hương, đất nước. Mỗi lần đọc sách là một lần ta có cơ hội “còn lại một mình với cả thế giới trong lòng bàn tay”.

Tóm lại, Cúc ơi với giọng thơ nghẹn ngào đã thể hiện niềm thương xót của tác giả nói riêng, của đồng bào ta nói chung đối với sự hy sinh của những cô gái thanh niên xung phong, đặc biệt là chị Hồ Thị Cúc.

Để ngày hôm nay, nhìn lại ta càng cố gắng phấn đấu, viết tiếp bản trường ca của các chị, xây dựng đất nước thịnh vượng, giữ gìn hòa bình trên mảnh đất Việt Nam với tâm thế vững vàng.

“Ôi Tổ quốc ta yêu như máu thịt

Như mẹ cha ta, như vợ, như chồng

Ôi Tổ quốc nếu ta cần chết

Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông”.

(Chế Lan Viên)

Cô Nguyễn Thị Lâm chia sẻ thêm: “Học sinh đã chọn và viết rất chân thành, xúc động về những tác phẩm của Việt Nam bằng tình yêu, bằng cái nhìn trẻ và niềm say mê với sách. Chúng ta có quyền tin tưởng ở các em. Các em vẫn luôn yêu sách, yêu văn chương, vẫn đam mê và sống tốt với những bài học từ trang sách”.

Còn Ngọc Quỳnh, nữ sinh viết bài văn đạt 9,3 điểm bày tỏ: “Trong một lần dạo trên Youtube em thấy bài hát Cúc ơi do ca sĩ Cao Thái Sơn trình bày. Cảm động nên muốn tìm hiểu ý nghĩa bài hát đã cho em động lực tìm đến bài thơ của nhà thơ Yến Thanh và đọc những bài báo viết về mười cô gái Ngã ba Đồng Lộc.

Em thấy thích nên ghi nhớ lại vì em cũng đang học chuyên Lịch sử, tự nhủ là biết thêm kiến thức luôn là điều tốt. Tình cờ cô giáo Lâm cho đề bài về tác phẩm văn học, cảm hứng có sẵn nên em đã viết bài văn này”.

Ngọc Quỳnh chia sẻ thêm, đạt 9,3 là số điểm cao nhất trong môn Văn của nữ sinh từ trước đến nay. Còn cô giáo Lâm cho biết, bài viết của Quỳnh còn một số lưu ý về phương pháp, nhưng về cơ bản đây là bài viết tốt.

Theo Zing

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Video: Khoảnh khắc hai xe khách va chạm kinh hoàng trong đêm khiến nhiều người thương vong

Video: Khoảnh khắc hai xe khách va chạm kinh hoàng trong đêm khiến nhiều người thương vong

Thời sự - 18 phút trước

GĐXH - Hai xe khách di chuyển với tốc độ cao, dù đi qua nút giao nhưng không chú ý quan sát, không giảm tốc độ, hậu quả tai nạn thảm khốc đã xảy ra.

Hoài niệm về 'ngày non sông thống nhất'

Hoài niệm về 'ngày non sông thống nhất'

Xã hội - 52 phút trước

Thủ đô Hà Nội trái tim của cả nước, những ngày tháng 4 của 49 năm về trước rực rỡ cờ hoa. Người dân Thủ đô vốn hân hoan náo nhiệt chào mừng thành công của kỳ bầu cử Quốc hội khóa V và Hội đồng nhân dân các cấp, lại càng thêm náo nức khi tin thắng trận liên tiếp báo về, để rồi vỡ òa trong cảm xúc vào trưa ngày 30/4/1975 “ngày non sông thống nhất”.

Những trường hợp không có tên trong di chúc nhưng vẫn được hưởng tài sản thừa kế, mọi người dân nên biết để tránh bị thiệt thòi

Những trường hợp không có tên trong di chúc nhưng vẫn được hưởng tài sản thừa kế, mọi người dân nên biết để tránh bị thiệt thòi

Pháp luật - 53 phút trước

GĐXH - Theo chuyên gia, pháp luật hiện nay có quy định về những trường hợp tuy không có tên trong di chúc nhưng vẫn được hưởng tài sản thừa kế. Việc không phụ thuộc hoàn toàn vào nội dung của di chúc giúp bảo vệ quyền lợi của những người thừa kế, đặc biệt là khi di chúc có thể không được lập một cách công bằng và minh bạch.

Nam sinh Hải Phòng 'kẹp 3' đi xe máy bằng một bánh trên đường

Nam sinh Hải Phòng 'kẹp 3' đi xe máy bằng một bánh trên đường

Xã hội - 58 phút trước

GĐXH - Đại diện Công an huyện Thủy Nguyên tiến hành triệu tập nhóm thanh niên và lập biên bản về các hành vi điều khiển xe máy bằng một bánh đối với xe 2 bánh, giao xe cho người không đủ điều kiện, không đội mũ bảo hiểm.

Chuẩn bị phúc thẩm vụ siêu mẫu Ngọc Thúy tranh chấp tài sản với đại gia

Chuẩn bị phúc thẩm vụ siêu mẫu Ngọc Thúy tranh chấp tài sản với đại gia

Pháp luật - 1 giờ trước

Bản án sơ thẩm chia đôi khối tài sản giữa cựu siêu mẫu Ngọc Thúy và đại gia nhưng cả 2 người không chấp nhận phán quyết trên.

Phố phường Hà Nội rợp cờ hoa dịp Lễ 30/4 - 1/5

Phố phường Hà Nội rợp cờ hoa dịp Lễ 30/4 - 1/5

Xã hội - 1 giờ trước

Những ngày này, trên các tuyến phố ở Hà Nội tràn ngập sắc đỏ cờ hoa, băng rôn, khẩu hiệu chào mừng 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và Quốc tế lao động 1/5.

Nắng nóng suy giảm trước khi đón đợt gió mùa đông bắc liên tiếp

Nắng nóng suy giảm trước khi đón đợt gió mùa đông bắc liên tiếp

Xã hội - 2 giờ trước

GĐXH - Không khí lạnh cuối mùa cường độ rất yếu nhưng thường gây mưa, nền nhiệt sẽ suy giảm. Nắng nóng suy giảm trước khi đón đợt gió mùa đông bắc liên tiếp.

Ký ức người lính lái xe chở tướng Nguyễn Quốc Thước tiến vào Dinh Độc Lập

Ký ức người lính lái xe chở tướng Nguyễn Quốc Thước tiến vào Dinh Độc Lập

Xã hội - 3 giờ trước

"Khi súng ngừng bắn ở Dinh Độc lập vào ngày 30/4/1975, tôi biết cũng là lúc quân ta toàn thắng, đất nước ta hoàn toàn thống nhất", ông Nguyễn Bá Mẽ nghẹn ngào nhớ lại.

Mối tình đôi bờ vĩ tuyến và đám cưới đặc biệt qua cây cầu 'thống nhất'

Mối tình đôi bờ vĩ tuyến và đám cưới đặc biệt qua cây cầu 'thống nhất'

Xã hội - 3 giờ trước

Mỗi lần kể về chuyện tình của mình, ông Nghi và bà Hoa lại rưng rưng nước mắt, bởi họ là những người đầu tiên làm lễ rước dâu qua cầu Hiền Lương lịch sử, sau ngày hòa bình lặp lại.

Người phụ nữ bán 3 quả dứa giá 500.000 đồng đã trình diện Công an

Người phụ nữ bán 3 quả dứa giá 500.000 đồng đã trình diện Công an

Xã hội - 3 giờ trước

Người phụ nữ bán 3 quả dứa với giá 500.000 đồng cho 2 nữ du khách nước ngoài đã đến trình diện Công an.

Top