Hà Nội
23°C / 22-25°C

Báo cáo tham luận của tỉnh Nghệ An tại Hội nghị Tổng kết 10 năm thực hiện Pháp lệnh Dân số (2003 -2013)

Thứ ba, 11:16 24/09/2013 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Xin đăng toàn văn báo cáo tham luận của bà Nguyễn Thị Hồng Hoa, Phó Giám đốc Sở Y tế, Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ, thành viên Ban chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ tỉnh Nghệ An tại Hội nghị Tổng kết 10 năm thực hiện Pháp lệnh Dân số.

Kính thưa quý vị đại biểu!

 Hôm nay tôi rất vinh dự và vui mừng được về dự Hội nghị Tổng kết 10 năm thực hiện Pháp lệnh Dân số (2003 – 2013) do Bộ Y tế tổ chức. Thay mặt Ban chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ tỉnh Nghệ An, tôi xin trân trọng kính chào và kính chúc quý vị đại biểu lời chúc sức khoẻ, hạnh phúc; chúc Hội nghị thành công tốt đẹp.

Kính thưa quý vị đại biểu!

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến công tác Dân số, coi công tác Dân số là một bộ phận quan trọng của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; Để thống nhất trong quản lý nhà nước về công tác dân số, ngày 09/01/2003, Pháp lệnh Dân số được Ủy ban Thường vụ Quốc hội Khóa XI thông qua và có hiệu lực ngày 01/5/2003. Đến nay, Pháp lệnh Dân số đã được 10 năm đi vào cuộc sống.

Thực hiện sự chỉ đạo của Bộ Y tế về việc tổ chức Tổng kết 10 năm thực hiện Pháp lệnh Dân số, thời gian qua tỉnh Nghệ An đã tập trung chỉ đạo việc tổng kết Pháp lệnh từ cấp cơ sở đến cấp tỉnh kịp thời và nghiêm túc, nhằm đánh giá một cách toàn diện, khách quan những thành tựu, kết quả đạt được đồng thời chỉ ra những tồn tại, khó khăn, thách thức, tìm ra những nguyên nhân và báo học kinh nghiệm, trên cơ sở đó để đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm thực hiện tốt hơn công tác dân số trong thời gian tới.

Kính thưa các đồng chí!

Được sự phân công của Ban tổ chức, tôi xin phát biểu như sau: Trước hết, chúng tôi thể hiện quan điểm đồng tình cao với báo cáo đã trình bày và các ý kiến phát biểu trước của các vị đại biểu. Từ thực tiễn công tác Dân số - KHHGĐ của tỉnh Nghệ An trong thời gian qua, tôi xin được phát biểu thêm một số nội dung như sau:

Thứ nhất: Tình hình triển khai thực hiện Pháp lệnh Dân số trên địa bàn tỉnh.

* Xác định công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Pháp lệnh Dân số có vai trò rất quan trọng, vì vậy cấp ủy, chính quyền, tổ chức chính trị xã hội các cấp đều tập trung quan tâm công tác này nhằm nâng cao hiệu lực Pháp lệnh Dân số.

Trong 10 năm thực hiện Pháp lệnh Dân số, Tỉnh ủy, HĐND, UBND và các ban ngành liên quan đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, quyết định và các văn bản quan trọng để chỉ đạo triển khai công tác DS-KHHGĐ trên địa bàn tỉnh như: Tỉnh ủy ban hành 1 nghị quyết, 2 chỉ thị, 1 quyết định, 1 thông tri và 1 hướng dẫn; HĐND tỉnh ban hành 5 nghị quyết; UBND tỉnh ban hành 6 quyết định, 2 chương trình hành động và nhiều kế hoạch, công văn,...

Bên cạnh việc ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo và cụ thể hóa một số chính sách DS-KHHGĐ, Tỉnh Nghệ An đã tổ chức nhiều hội nghị triển khai cũng như tổng kết, sơ kết định kỳ đánh giá các chủ trương, chính sách, quy định về công tác DS-KHHGĐ. Huyện uỷ, HĐND, UBND các huyện, thị xã, thành phố đã quan tâm ban hành nhiều văn bản để chỉ đạo, cụ thể hóa các văn bản của cấp trên đồng thời các ngành phối hợp với Ngành Dân số để triển khai tuyên truyền vận động thực hiện công tác DS- KHHGĐ đạt kết quả quan trọng.
 
Nổi bật là việc ban hành 1 hệ thống chính sách khá đồng bộ, phù hợp với đặc thù, điều kiện cụ thể của công tác DS-KHHGĐ. Cụ thể như :

- Chính sách khuyến khích, khen thưởng đối với các xã, phường, thị trấn:

Từ năm 2005 – 2012: Xã, phường, thị trấn một năm không có người sinh con thứ 3 trở lên được Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen, kèm theo mức thưởng 2 triệu đồng; tương tự hai năm liên tục được tặng Bằng khen và thưởng 4 triệu đồng; ba năm liên tục được tặng Bằng khen và thưởng 6 triệu đồng; bốn năm liên tục được tặng Bằng khen và thưởng 8 triệu đồng; từ năm năm liên tục trở lên được thưởng 10 triệu đồng và đề nghị Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen.

Từ năm 2013: Được điều chỉnh bằng chính sách mới: Xã, phường, thị trấn một năm không có người sinh con thứ 3 trở lên được Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen, kèm theo mức thưởng 5 triệu đồng; hai năm liên tục được tặng Bằng khen và thưởng 10 triệu đồng; ba năm liên tục được tặng Bằng khen và thưởng 15 triệu đồng; bốn năm liên tục được tặng Bằng khen và thưởng 20 triệu đồng; từ năm năm liên tục trở lên được thưởng 30 triệu đồng và đề nghị Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen.

          Từ năm 2013, những người trong độ tuổi sinh đẻ đã sinh đủ 2 con, nếu thực hiện đình sản, được bồi dưỡng một khoản tiền có giá trị 5 triệu đồng (đối với nam) và 2 triệu đồng (đối với nữ).

          Những người thực hiện tốt kế hoạch  hóa gia đình và trong một năm vận động được 15 cặp vợ chồng thực hiện các biện pháp tránh thai (đình sản, đặt dụng cụ tử cung) được thưởng 500.000 đồng và nếu trên 15 cặp, cứ thêm 10 cặp thì được thưởng thêm 200.000 đồng.

- Cộng tác viên DS-KHHGĐ kiêm nhiệm ở xóm, khối, bản được hỗ trợ hàng tháng bằng 0,1 mức lương tối thiểu từ ngân sách tỉnh (ngoài mức thù lao theo quy định của Trung ương).

- Đặc biệt, tỉnh đã bố trí đội ngũ cán bộ chuyên trách DS-KHHGĐ thành viên chức dân số cấp xã để đội ngũ này yên tâm công tác.

Bên cạnh chính sách khuyến khích, khen thưởng; Tỉnh đề ra các chính sách xử lý kỷ luật những trường hợp vi phạm chính sách DS-KHHGĐ

- Giai đoạn 2003 – 2005:

Tỉnh ủy Nghệ An đã ban hành Quyết định số 38 về việc xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm chính sách DS-KHHGĐ: Kỷ luật từ khiển trách cho đến cách chức (đối với đảng viên giữ chức vụ), khai trừ khỏi Đảng do vi phạm Pháp lệnh Dân số và chính sách DS-KHHGĐ.

Theo Quyết định số 3181/QĐ-UB ngày 05/8/2003 của UBND tỉnh Nghệ An về ban hành quy định một số chế độ chính sách DS-KHHGĐ: Những cặp vợ chồng vi phạm chính sách DS-KHHGĐ bị xử lý theo các hình thức: Là công chức, viên chức nhà nước thì có thể xử lý ở mức cao nhất là cho ra khỏi biên chế; Là lao động hợp đồng dài hạn phải chấm dứt hợp đồng lao động; Các đối tượng khác cư trú trên địa bàn tỉnh phải đóng góp một khoản có tính chất bắt buộc vào Quỹ dân số ở cơ sở.

- Giai đoạn 2006 – tháng 9/2012:

UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 105 quy định một số chế độ, chính sách DS-KHHGĐ trên địa bàn tỉnh Nghệ  An; trong đó xử lý nghiêm những người vi phạm các quy định về DS-KHHGĐ, không thực hiện đúng cam kết đã ký với cơ quan, tổ chức hoặc chính quyền địa phương nơi cư trú.

 Các cơ quan, đơn vị, các thôn (xóm, bản, làng, khối phố) có thành viên vi phạm sinh con thứ 3 trở lên thì không được công nhận đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đơn vị văn hoá  và phải xem xét danh hiệu thi đua của người đứng đầu. 

- Từ tháng 10/2012 đến nay:

Trước thực trạng tình hình dân số tăng nhanh, nhất là tình trạng sinh con thứ 3 trở lên, để nêu cao vai trò gương mẫu của cán bộ, đảng viên; Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Chỉ thị số 09 về công tác DS-KHHGĐ; trong đó quy định:

Đối với tập thể: Tổ chức cơ sở đảng có cán bộ, đảng viên vi phạm thì không xếp loại trong sạch, vững mạnh.

Đối với đảng viên: Xử lý vi phạm theo các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, ngoài ra đảng viên giữ chức vụ lãnh đạo vi phạm phải kiểm điểm trước cấp ủy cấp trên trực tiếp và làm đơn đề nghị rút tên khỏi chức danh lãnh đạo hoặc xem xét thuyên chuyển vị trí công tác khác. Cấp ủy không đưa vào xem xét quy hoạch, bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo trong 5 năm đối với những cán bộ, đảng viên vi phạm; nếu có trong quy hoạch thì đưa ra khỏi quy hoạch chức danh hiện tại.

Theo Quyết định số 76/2012/QĐ-UBND ngày 19/10/2012 của UBND tỉnh Quy định một số chính sách DS-KHHGĐ trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Xử lý các tập thể, cá nhân vi phạm theo quy định của pháp luật hiện hành và bản cam kết đã ký với cơ quan, tổ chức hoặc chính quyền địa phương nơi cư trú sau khi đã được tuyên truyền vận động.

Để gắn trách nhiệm người đứng đầu trong thực hiện chính sách, Tỉnh đã quy định: Tập thể và cá nhân Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có thành viên thuộc cấp quản lý trực tiếp vi phạm chính sách DS-KHHGĐ thì bị hạ loại thi đua và không xem xét danh hiệu đơn vị văn hoá trong năm có vi phạm.
 
* Bên cạnhcông tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Pháp lệnh Dân số; Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục Pháp luật Dân số được đặc biệt quan tâm chú trọng xác định là nhiệm vụ hàng đầu trong việc tổ chức triển khai thực hiện Pháp lệnh Dân số; vì vậy, sau khi Pháp lệnh Dân số có hiệu lực, UBND tỉnh đã tổ chức triển khai Pháp lệnh Dân số đến cán bộ chủ chốt của các ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, cấp huyện. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Liên đoàn lao động tỉnh, các ban, ngành, đoàn thể của tỉnh và UBND các huyện, thành phố, thị xã tổ chức nhiều đợt học tập, quán triệt Pháp lệnh Dân số đến toàn bộ cán bộ và nhân dân.

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, các đoàn thể, Sở Tư pháp đã tổ chức triển khai thông qua các hình thức như: tập huấn, hội nghị, hội thi, báo cáo viên, tuyên truyền viên về Pháp lệnh Dân số và các hội thảo về DS-KHHGĐ. Ngoài ra, hàng năm Ngành Dân số đã ký chương trình phối hợp đẩy mạnh công tác truyên truyền, vận động thực hiện chính sách DS-KHHGĐ với từ 15 – 20 ngành, đoàn thể cấp tỉnh với nhiều nội dung, hình thức, cách làm phong phú, phù hợp với các đối tượng.

Các cơ quan truyền thông như: Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Nghệ An đã đăng tải những nội dung của Pháp lệnh Dân số và Nghị định 104 của Chính phủ, phát sóng và đăng tin những chuyên mục hỏi đáp, Hộp thư truyền hình về quyền và nghĩa vụ của mỗi cặp vợ chồng, cá nhân trong việc thực hiện KHHGĐ.

Thông qua việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục Pháp lệnh Dân số,  nhận thức của các cấp uỷ Đảng, chính quyền đối với công tác DS-KHHGĐ được nâng lên; công tác DS-KHHGĐ đã được xem là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng; đưa vào mục tiêu, chỉ tiêu thực hiện nhiệm vụ DS-KHHGĐ vào trong chương trình phát triển kinh tế, xã hội để nêu cao tinh thần trách nhiệm và thái độ tích cực hơn trong chỉ đạo, lãnh đạo và đầu tư huy động các nguồn lực cho hoạt động DS-KHHGĐ.

Nhận thức của nhân dân về quyền lợi và nghĩa vụ thực hiện các quy định của chính sách DS-KHHGĐ được nâng lên. Do đó đã tạo được dư luận xã hội ủng hộ rộng rãi việc thực hiện chính sách DS-KHHGĐ; đã có sự chuyển biến trong nhận thức và hành động về hôn nhân và sinh đẻ của người dân, ngày càng có nhiều người kết hôn muộn, đẻ muộn, đẻ thưa, đẻ ít hơn để có điều kiện nuôi dạy con tốt. Mô hình quy mô gia đình nhỏ 1 hoặc 2 con ngày càng được chấp nhận và thực hiện tốt hơn.
 
* Thông qua các hoạt động trên, việc thực hiện các mục tiêu Dân số - KHHGĐ trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả tích cực:
 
Sau 10 năm triển khai thực hiện Pháp lệnh Dân số, công tác Dân số-KHHGĐ trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Nhịp độ gia tăng dân số nhanh cơ bản được khống chế. Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên giảm từ 25,13% (năm 2003) xuống còn 18,18% (năm 2012); tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại từ 73,8% (năm 2003) tăng lên 76,2% (năm 2012). Tỷ lệ phụ nữ bị bệnh phụ khoa và tỷ lệ nạo phá thai giảm dần. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng đã giảm đáng kể, từ 32,3% xuống còn 19,6%. Các bà mẹ mang thai được chăm sóc tốt hơn, tỷ lệ chết mẹ và trẻ sơ sinh giảm dần. Tuổi thọ bình quân được nâng lên. Các mô hình, đề án được triển khai những năm gần đây bước đầu phát huy hiệu quả. Các dịch vụ tư vấn, chăm sóc SKSS/KHHGĐ ngày càng đáp ứng được sự kịp thời, đa dạng và có chất lượng.
 
Thứ 2: Những khó khăn, thách thức trong việc thực hiện các mục tiêu về Dân số - KHHGĐ trên địa bàn tỉnh.

- Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác Dân số - KHHGĐ tỉnh Nghệ An hiện nay đang còn nhiều khó khăn và đối diện với rất nhiều thách thức: Trong khi cả nước đã đạt mức sinh thay thế bền vững (từ năm 2005) và chuyển mục tiêu sang tập trung nâng cao chất lượng dân số thì Nghệ An mức sinh vẫn còn cao (2,55 con); cao hơn nhiều so với bình quân chung cả nước và có dấu hiệu tăng lại vài năm gần đây; tỷ lệ sinh con thứ ba có giảm nhưng chưa thực sự bền vững và còn rất cao so với bình quân cả nước (cả nước: >10%, Nghệ An: 18,18%).

Bên cạnh đó, cơ cấu dân số có nhiều biến động, tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh đã và đang ở mức cao và diễn ra trên toàn tỉnh; đồng thời xuất hiện già hóa dân số trong điều kiện chất lượng dân số còn hạn chế.

Nghệ An là tỉnh có diện tích rộng, địa hình phức tạp nên việc tuyên truyền vận động và triển khai dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ còn gặp nhiều khó khăn, nhất là vùng giáo, vùng núi, vùng biển...

- Nguyên nhân: Quan niệm và tư tưởng phải có con trai vẫn còn khá nặng nề trong suy nghĩ của nhiều gia đình. Mặc dù Pháp lệnh Dân số đã ban hành 10 năm nhưng chưa có những quy định chế tài đồng bộ, cụ thể để xử lý những trường hợp vi phạm chính sách Dân số - KHHGĐ nên dẫn đến một số cán bộ, đảng viên chưa gương mẫu trong thực hiện, điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến phong trào vận động thực hiện chính sách dân số, thực hiện các mục tiêu Dân số - KHHGĐ trong cộng đồng.

Sự phát triển của khoa học công nghệ và phát triển  của công nghệ thông tin đem lại nhiều lợi ích cho người dân và sự phát triển xã hội nhưng có sự tác động trong việc người dân lạm dụng để lựa chọn giới tính thai nhi theo ý muốn. Các trang thông tin điện tử, blog, trang mạng cá nhân,.. có tác động thiếu lành mạnh, đã ảnh hưởng đến lối sống, chăm sóc SKSS vị thành niên, thanh niên.
 
Thứ 3: Một số kinh nghiệm của địa phương trong việc triển khai đưa Pháp lệnh Dân số vào cuộc sống.

- Điều kiện kiên quyết bảo đảm thành công cho công tác dân số là sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền. Phát huy sức mạnh các ban, ngành, đoàn thể lồng ghép nội dung dân số với các hoạt động chương trình khác của các ngành, các cấp và toàn thể xã hội có sự cam kết chính trị mạnh mẽ. Trong quá trình thực hiện chính sách DS-KHHGĐ cho thấy, ở đâu có sự quan tâm, ủng hộ và sự cam kết thực hiện của Đảng ủy, HĐND, UBND và các đoàn thể thì sẽ thành công.

- Xây dựng văn bản pháp luật cần thể hiện quyền và nghĩa vụ của người dân phải đi liền với nhau để tránh hiểu lầm. Các văn bản pháp luật và chủ trương của Đảng cần được ban hành thống nhất trong quan điểm và giải pháp thực thi; đảm bảo tính phù hợp với đặc thù công tác DS-KHHGĐ của địa phương. Khi Luật, Pháp lệnh được ban hành cần có hướng dẫn cụ thể, kịp thời để thực hiện đúng tinh thần nội dung văn bản đã ban hành. Đồng thời xây dựng chiến lược, kế hoạch tuyên truyền kịp thời tránh hiểu lầm của người dân và cán bộ, đảng viên, cũng như khó khăn, lúng túng trong xử lý, thực hiện đối với các cơ quan, đơn vị.

- Củng cố và xây dựng bộ máy, đội ngũ cán bộ dân số đủ mạnh cả về số lượng và chất lượng; quan tâm đào tạo lại và đào tạo mới để nâng cao trình độ cho đội ngũ làm công tác dân số từ tỉnh đến cơ sở.

- Quản lý công tác Dân số theo chương trình mục tiêu, kế hoạch hoạt động, phân bổ kinh phí cần được giao sớm từ đầu năm và giao trách nhiệm giữa tỉnh và huyện, huyện và xã; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá, sơ tổng kết rút kinh nghiệm kịp thời.

- Công tác DS-KHHGĐ phải được xã hội hoá. Đầu tư nguồn kinh phí đảm bảo và tập trung để thực hiện một cách hiệu quả cho công tác DS-KHHGĐ.
 
Thứ 4: Một số kiến nghị, đề xuất

- Kính đề nghị Quốc hội sớm ban hành Luật Dân số để điều chỉnh một cách toàn diện hơn về quản lý nhà nước lĩnh vực DS-KHHGĐ, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật của Nhà nước đáp ứng yêu cầu thời kỳ hội nhập và phát triển.

- Chính phủ cần tiếp tục duy trì quản lý công tác dân số theo Chương trình mục tiêu Quốc gia trong giai đoạn tới. Kinh phí Nhà nước đầu tư cho công tác dân số có chính sách ưu tiên phù hợp hơn cho các vùng có tính đặc thù: vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, mức sinh cao. Trong đó cần ưu tiên đầu tư các nguồn cho công tác truyền thông để nâng cao nhận thức và chuyển đổi hành vi nhân dân, đề cao trách nhiệm đối với việc thực hiện chính sách DS-KHHGĐ.
 
- Để thực hiện được mục tiêu trong Chiến lược DS-SKSS giai đoạn 2012 – 2020; Chính phủ nên phê duyệt Đề án Nâng cao chất lượng dân số, chất lượng giống nòi; Đề án Giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh (vì nội dung này muốn thực hiện được phải giao nhiệm vụ nhiều bộ, ngành tham gia, nhiều giải pháp đồng bộ);

         

kimvan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Dân số và phát triển - 17 giờ trước

Việc vệ sinh vùng kín của nam giới hàng ngày là điều cần thiết. Nhưng vệ sinh vùng kín cho nam đúng cách thế nào không hẳn ai cũng biết.

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Nhiều người đàn ông sợ biến chứng quai bị hay phải điều trị ung thư đã gửi tinh trùng vào ngân hàng, để sau này vẫn có thể thụ tinh trong ống nghiệm để sinh con.

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Các bệnh do nhiễm nấm Candida tuy gây ra các triệu chứng khó chịu nhưng thường dễ điều trị và ít khi đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, tình trạng sẽ nghiêm trọng khi nấm Candida xâm nhập vào máu gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Vòng tránh thai chui nhầm ổ bụng 2 người phụ nữ

Vòng tránh thai chui nhầm ổ bụng 2 người phụ nữ

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Các bác sĩ vừa xử trí cấp cứu 2 phụ nữ bị vòng tránh thai lạc chỗ trong ổ bụng.

Gặp ai cũng hỏi "sao mãi mà chưa có con", khi nhìn thấy tấm hình này mới thấu cảm giác bất lực của người mẹ

Gặp ai cũng hỏi "sao mãi mà chưa có con", khi nhìn thấy tấm hình này mới thấu cảm giác bất lực của người mẹ

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Có lẽ chỉ những người mẹ phải trải qua tình cảnh này mới có thể thấu hiểu được.

Mắc bệnh lậu nên ăn và nên tránh thực phẩm nào?

Mắc bệnh lậu nên ăn và nên tránh thực phẩm nào?

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Chế độ ăn uống ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Ăn thực phẩm lành mạnh, bổ dưỡng giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch, thúc đẩy quá trình điều trị bệnh lậu.

Hoàn Kiếm (Hà Nội) phát động chiến dịch truyền thông, vận động lồng ghép chăm sóc sức khỏe sinh sản

Hoàn Kiếm (Hà Nội) phát động chiến dịch truyền thông, vận động lồng ghép chăm sóc sức khỏe sinh sản

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH – Đây là một hoạt động thường niên nằm trong chuỗi những hoạt động cung cấp kiến thức, các dịch vụ chất lượng cao về chăm sóc sức khỏe sinh sản cho nam và nữ giới tại cộng đồng trên địa bàn quận Hoàn Kiếm.

5 dấu hiệu cảnh báo sớm rối loạn cương dương và cách cải thiện

5 dấu hiệu cảnh báo sớm rối loạn cương dương và cách cải thiện

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Rối loạn cương dương ảnh hưởng đến cuộc sống và mối quan hệ của cặp đôi. Nam giới có thể khắc phục được nếu không bỏ qua những dấu hiệu cảnh báo sớm và giải quyết ngay ở giai đoạn đầu.

5 biện pháp tự nhiên giúp hỗ trợ cân bằng nội tiết tố nữ

5 biện pháp tự nhiên giúp hỗ trợ cân bằng nội tiết tố nữ

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Suy giảm nội tiết tố là mối bận tâm lớn của phụ nữ tuổi trung niên vì nó kéo theo nhiều vấn đề sức khỏe. Thay vì cố tìm phương cách sử dụng các chất bổ sung để cân bằng nội tiết tố, trước tiên chị em nên điều chỉnh trong lối sống và chế độ ăn uống.

Bà mẹ 35 tuổi ở Hà Nội 'đẻ rớt' con 4kg ngay tại nhà gửi xe bệnh viện

Bà mẹ 35 tuổi ở Hà Nội 'đẻ rớt' con 4kg ngay tại nhà gửi xe bệnh viện

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH - Thai phụ chuyển dạ và hạ sinh ngay tại nhà gửi xe bệnh viện, may mắn được các bác sĩ cấp cứu kịp thời. Em bé nặng 4kg, hồng hào, khỏe mạnh.

Top