Báo cáo thực hiện Đề án 1816 và mô hình chuyển giao kỹ thuật của BV Hữu nghị Việt Đức từ 01/9/2008 đến 01/10/2009
Giadinh.net - Ngày 26/5/2008, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ký Quyết định số 1816/QĐ - BYT về việc phê duyệt Đề án "Cử cán bộ chuyên môn luân phiên từ bệnh viện tuyến trên về hỗ trợ các bệnh viện tuyến dưới nhằm nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh".
Đặt vấn đề
Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức là bệnh viện chuyên ngành Ngoại khoa, trực thuộc Bộ Y tế đã nhận thấy Đề án 1816 có 03 mục tiêu lớn nhằm góp phần cải cách chất lượng khám, chữa bệnh trong hệ thống y tế Việt Nam, đó là:
- Nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh của bệnh viện tuyến dưới, đặc biệt là miền núi, vùng sâu, vùng xa thiếu cán bộ y tế.
- Giảm tình trạng quá tải cho các bệnh viện tuyến trên, đặc biệt các bệnh viện tuyến trung ương.
- Chuyển giao công nghệ và đào tạo cán bộ tại chỗ nhằm nâng cao tay nghề cho cán bộ y tế tuyến dưới.
Thực hiện Đề án 1816, ngày 21/7/2008, Giám đốc bệnh viện HN Việt Đức đã ký Quyết định số 545/QĐ - VĐ về việc thành lập Tổ xây dựng kế hoạch cử cán bộ chuyên môn luân phiên đi hỗ trợ các bệnh viện tuyến tỉnh. Tổ xây dựng kế hoạch (Ban chỉ đạo Đề án 1816) bệnh viện Việt Đức trên cơ sở bám sát 3 mục tiêu chính của Đề án 1816 đã xây dựng Đề án "Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cử cán bộ chuyên môn luân phiên về hỗ trợ bệnh viện tuyến dưới nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh".
Bài viết này nhằm mục đích: đánh giá kết quả đạt được, những thuận lợi, khó khăn trong thực hiện Đề án 1816 tại bệnh viện Việt Đức từ 01/9/2008 đến 01/10/2009 và phương hướng thực hiện trong năm 2010.
II. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
1. Đối tượng nghiên cứu: Xác định các bệnh viện tuyến tỉnh cần giúp đỡ, đã giúp đỡ theo Đề án 1816 từ 01/9/2008 đến 01/10/2009.
Các cán bộ của bệnh viện Việt Đức bao gồm Phó Giáo sư, Tiến sỹ, Thạc sỹ, BSCKII, BSCKI, Bác sỹ, Điều dưỡng, Kỹ thuật viên được cử đi luân phiên theo Đề án 1816 từ 01/9/2008 đến 01/10/2009.
2. Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu, mô tả.
3. Tư liệu nghiên cứu:
- Các văn bản pháp quy của Bộ Y tế quy định liên quan đến Đề án 1816.
- Các văn bản của Bệnh viện Việt Đức quy định và thực hiện Đề án 1816.
- Các văn bản đề nghị hỗ trợ của Sở Y tế tỉnh và các bệnh viện tuyến tỉnh.
- Biên bản họp, hợp đồng giữa Bệnh viện Việt Đức với bệnh viện tỉnh nơi cán bộ được cử đến luân phiên.
- Các bản báo cáo (theo mẫu của Bộ Y tế, của Bệnh viện Việt Đức) của các cán bộ được cử luân phiên về hỗ trợ bệnh viện tuyến tỉnh.
- Phiếu đánh giá của lãnh đạo bệnh viện tuyến tỉnh đối với cán bộ được cử đi luân phiên.
4. Các dữ liệu nghiên cứu:
. Thông tin chung về bệnh viện.
. Xem xét lại việc thành lập Ban chỉ đạo Đề án 1816 của bệnh viện HN Việt Đức.
. Công tác tuyên truyền, phổ biến Đề án 1816 ra sao.
. Nội dung quán triệt cụ thể.
. Công tác khảo sát, đánh giá nhu cầu của bệnh viện tuyến tỉnh: số lần khảo sát, nội dung khảo sát, ...
. Lập kế hoạch thực hiện Đề án 1816 như thế nào.
. Triển khai thực hiện Đề án 1816 của bệnh viện Việt Đức ra sao.
. Công tác giám sát kiểm tra việc thực hiện Đề án 1816.
. Số bệnh viện nhận cán bộ đến luân phiên.
. Số cán bộ cử đi luân phiên: số lượng cán bộ đủ hay không đủ, thời gian cán bộ đi luân phiên có đảm bảo theo quy định của Bộ Y tế, chất lượng cán bộ cử đi, ...
. Số lĩnh vực chuyên môn hỗ trợ
. Số lớp tập huấn, số cán bộ y tế tuyến dưới được tập huấn chuyên môn
. Số kỹ thuật chuyển giao, kết quả chuyển giao kỹ thuật.
. Số bệnh nhân được khám (nội trú, ngoại trú), số bệnh nhân được điều trị, số ca phẫu thuật được thực hiện.
. Cá nhân có thành tích xuất sắc trong quá trình thực hiện Đề án.
. Đánh giá kết quả đạt được: mặt mạnh, mặt tồn tại.
. Khó khăn, thuận lợi trong thực hiện Đề án 1816.
. Đề xuất, kiến nghị.
. Mô hình chuyển giao kỹ thuật của bệnh viện Việt Đức cho một số bệnh viện tuyến tỉnh theo Đề án 1816 từ 01/9/2008 đến 01/10/2009.
III. Kết quả và bàn luận
Ngay từ những ngày đầu thực hiện, Đảng Uỷ, Ban Giám đốc bệnh viện Việt Đức đã xác định Đề án 1816 của Bộ trưởng Bộ Y tế là một đề án lớn, hiểu được mục tiêu của việc cử cán bộ chuyên môn luân phiên từ bệnh viện tuyến trên về hỗ trợ các bệnh viện tuyến dưới nhằm nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh có ý nghĩa quan trọng trong công tác bảo vệ chăm sóc, nâng cao sức khoẻ nhân dân tại cộng đồng, tiến tới sự công bằng trong công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân tại các vùng miền trong cả nước, đồng thời có tác dụng đào tạo nguồn cán bộ tại chỗ có trình độ chuyên môn để từng bước đáp ứng được nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân tại địa phương.
1. Thông tin chung về bệnh viện:
* Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức là bệnh viện hạng I chuyên khoa Ngoại, là bệnh viện có giường trực thuộc Bộ Y tế.
* Cơ cấu tổ chức của bệnh viện:
Ban lãnh đạo: 01 Giám đốc và 05 Phó Giám đốc
Các khoa phòng: . 09 phòng chức năng
. 08 khoa cận lâm sàng
. 18 khoa lâm sàng
. 03 Trung tâm
* Tổng số giường bệnh theo kế hoạch:
Từ 2004 đến 27/2/2009: 430 giường (Quyết định số 4749/QĐ - BYT ngày 28/12/2004 của Bộ trưởng Bộ Y tế).
Từ 27/2/2009 đến nay: 700 giường (Quyết định số 706/QĐ - BYT ngày 27/2/2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế).
Tổng số giường bệnh thực kê hiện nay: 891 giường.
Bảng 1: Tình hình nhân lực của bệnh viện năm 2008 - 2009
Phân loại cán bộ - công chức |
Năm 2008 |
Năm 2009 |
Giáo sư, Phó Giáo sư |
8 |
17 |
Tiến sỹ |
16 |
21 |
Thạc sỹ |
82 |
97 |
BSCKII |
7 |
7 |
BSCKI |
4 |
4 |
Bác sỹ |
33 |
72 |
Dược sỹ đại học |
6 |
6 |
Dược sỹ trung học |
8 |
10 |
Dược sơ học |
9 |
9 |
Điều dưỡng đại học |
50 |
58 |
Điều dưỡng cao đẳng |
32 |
40 |
Điều dưỡng trung học |
387 |
430 |
Điều dưỡng sơ học |
6 |
6 |
Kỹ thuật viên Y đại học |
3 |
4 |
KTV Y cao đẳng |
3 |
4 |
KTV Y trung học |
141 |
141 |
Hộ lý/Y công do bệnh viện trực tiếp quản lý |
142 |
141 |
Hộ lý/Y công do công ty vệ sinh quản lý |
129 |
110 |
Cán bộ khác có trình độ Đại học |
50 |
49 |
Cán bộ khác có trình độ Cao đẳng |
2 |
5 |
Cán bộ khác có trình độ Trung học |
48 |
49 |
Cán bộ khác có trình độ Sơ học |
77 |
95 |
2. Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức thành lập Ban chỉ đạo Đề án 1816
Ngày 16/6/2008, bệnh viện Hữu nghị Việt Đức nhận được Quyết định số 1816/QĐ - BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Ngày 16/7/2008, phòng Kế hoạch Tổng hợp đã soạn thảo Kế hoạch triển khai Đề án và trình Giám đốc bệnh viện [1].
Quán triệt tinh thần chỉ đạo thực hiện Đề án 1816 của Bộ trưởng Bộ Y tế, ngày 21/7/2008, Giám đốc bệnh viện Việt Đức đã ký Quyết định số 545/QĐ - VĐ thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Đề án 1816 của Bệnh viện Việt Đức [2].
Ban chỉ đạo thực hiện Đề án 1816 bệnh viện Việt Đức đã xây dựng chương trình triển khai thực hiện Đề án " Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cử cán bộ chuyên môn luân phiên về hỗ trợ bệnh viện tuyến dưới nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh"[3]
3. Công tác tuyên truyền, phổ biến Đề án 1816
Trên cơ sở xác định rõ mục tiêu của Đề án, Ban chỉ đạo Đề án 1816 bệnh viện Việt Đức đã thực hiện công tác quán triệt, phổ biến, tuyên truyền đến từng cán bộ công chức trong bệnh viện bằng các hình thức như: phổ biến trong giao ban bệnh viện, phổ biến đến từng trưởng, phó khoa - phòng để từ đó phổ biến cụ thể cho các cán bộ công chức trong khoa - phòng thông qua buổi giao ban khoa, phòng. Ngoài ra, Ban chỉ đạo còn tổ chức họp trực tiếp các cán bộ công chức được cử đi luân phiên để quán triệt tinh thần và phổ biến cụ thể, chi tiết kế hoạch, nội quy của cán bộ được cử đi tuyến.
Bảng 2: Số lần họp phổ biến Đề án 1816
Thời gian |
Thành phần |
31/7/2008 |
Họp với lãnh đạo khoa PT Thần kinh |
01/8/2008 (8h) |
Họp với lãnh đạo khoa PT CTCH |
01/8/2008 (10h) |
Họp với Điều dưỡng trưởng BV |
01/8/2008 (15h20) |
Họp với lãnh đạo khoa GMHS |
06/8/2008 |
Họp với lãnh đạo khoa CĐHA |
7/8/2008 |
Họp với lãnh đạo BVĐK tỉnh Lạng Sơn |
14/8/2008 |
Họp với lãnh đạo BVĐK tỉnh Lai Châu |
18/8/2008 |
Họp với lãnh đạo BVĐK tỉnh Quảng Ninh |
22/8/2008 |
Họp với lãnh đạo khoa Tiết niệu |
25/8/2008 |
Họp với toàn bộ các cán bộ chuyên môn BVVĐ đi luân phiên đợt I |
14/11/2008 |
Họp với lãnh đạo chuyên khoa Tiêu hoá: khoa Điều trị tự nguyên, khoa PT Tiêu hoá, khoa PT cấp cứu bụng, khoa PT nhiễm khuẩn, khoa PT Gan mật |
18/11/2009 |
Họp với lãnh đạo khoa PT Tiết niệu, Gây mê Hồi sức, Điều dưỡng trưởng |
19/11/2009 |
Họp với lãnh đạo khoa PT Thần kinh, PT CTCH |
28/11/2008 |
Họp với các cán bộ chuyên môn BVVĐ đi luân phiên đợt II |
20/12/2008 |
Họp với lãnh đạo BVĐK tỉnh Lạng Sơn |
24/12/2008 |
Họp với lãnh đạo BVĐK tỉnh Cao Bằng |
25/12/2008 |
Họp với đại diện BVĐK tỉnh Hà Giang |
30/12/2008 |
Họp với đại diện BVĐK tỉnh Tuyên Quang |
02/1/2009 |
Họp với toàn thể bác sỹ bệnh viện |
02/1/2009 |
Họp với lãnh đạo BVĐK tỉnh Yên Bái |
09/1/2009 |
Họp với lãnh đạo BVĐK tỉnh Nam Định |
16/3/2009 |
Họp với các cán bộ chuyên môn BVVĐ đi luân phiên quý II.2009 với đại diện lãnh đạo BVĐK tỉnh Hà Giang, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lai Châu, Yên Bái, Điện Biên, Cao Bằng, Vĩnh Phúc. |
26/6/2009 |
Họp với các cán bộ chuyên môn BVVĐ đi luân phiên Quý III.2009 với đại diện lãnh đạo BVĐK tỉnh Tuyên Quang, Sơn La, Cao Bằng, Hà Giang, Quảng Ninh, Yên Bái, Lào Cai. |
6/7/2009 |
Họp với Viện chiến lược chính sách Y tế với các cán bộ chuyên môn BVVĐ đã và sẽ đi luân phiên theo ĐA 1816 |
4. Công tác khảo sát, đánh giá nhu cầu của bệnh viện tuyến tỉnh
Đồng thời, Ban chỉ đạo Đề án 1816 cũng tiến hành khảo sát nhu cầu, thực trạng của bệnh viện tuyến tỉnh. Cụ thể:
- Xây dựng phiếu điều tra thực trạng chuyên ngành Ngoại khoa, Chẩn đoán hình ảnh, Gây mê hồi sức [4] để đánh giá sơ bộ khả năng thực tế của bệnh viện tuyến tỉnh.
- Trao đổi trực tiếp với đại diện ban lãnh đạo bệnh viện tuyến tỉnh về thực trạng, nhu cầu hỗ trợ, hình thức hỗ trợ [5].
- Khảo sát thực tế tại một số bệnh viện đa khoa tỉnh như BVĐK tỉnh Lai Châu, BVĐK tỉnh Lạng Sơn.
Bảng 3: Nội dung đề xuất hỗ trợ của bệnh viện tuyến tỉnh đối với bệnh viện Việt Đức từ 01/8/2008 đến 01/10/2009.
Tên bệnh viện |
Nội dung đề xuất (Lĩnh vực chuyên môn và kỹ thuật chuyển giao) |
Sở Y tế tỉnh Nam Định |
- Phẫu thuật nội soi: U đầu tuỵ, túi mật, ruột thừa, u xơ tiền liệt tuyến, dạ dày .... - PT cấp cứu tim mạch, lồng ngực - PT thần kinh, CTSN, CTCS - Kỹ thuật GMHS cho PT lồng ngực, PT nhi * 1 kíp BS và điều dưỡng |
BVĐK tỉnh Ninh Bình |
VT ngực VT mạch máu Cầu nối TM để chạy thận nhân tạo chu kỳ * BS Ngoại, từ T1 - T6/2009 |
PT sọ não cấp cứu (các loại máu tụ nội sọ) * BS chấn thương, 02 năm (từ T3/2009) | |
PT thay chỏm xương đùi * BS chấn thương, 02 năm | |
Gây mê hồi sức về phẫu thuật thần kinh * BS và KTV GMHS, 02 tháng/2009. | |
Sở Y tế tỉnh ĐIện Biên đề nghị hỗ trợ BV Y học cổ truyền tỉnh Điện Biên |
- Điều trị trĩ bằng phương pháp Longo - Điều trị rò hậu môn - Nội soi hậu môn trực tràng * 02 BS, thời gian 3 tháng |
Sở Y tế tỉnh Điện Biên đề nghị hỗ trợ BVĐK tỉnh Điện Biên |
- PT tiêu hoá (01BS, 6 tháng) - PT sọ não (01BS, 6 tháng) - Chẩn đoán hình ảnh (02BS, 1 năm) |
BVĐK tỉnh Điện Biên |
* Ngoại khoa: - Các PT chuyên khoa tiêu hoá đặc biệt PT điều trị ung thư dạ dày, đại tràng - Các PT nội soi tiết niệu - Các PT thần kinh, lồng ngực * Chẩn đoán hình ảnh: Hiện tại BV chỉ có 01 BS chuyên khoa, BV xin tăng cường thêm 01 BS. |
Sở Y tế tỉnh Điện Biên đề nghị hỗ trợ BVĐK khu vực thị xã Mường Lay |
- PT tiêu hoá - Xử lý các loại chán thương xương, khớp * 02 BS, 1 năm. |
BVĐK tỉnh Tuyên Quang |
* Đào tạo tại BV tỉnh Tuyên Quang: - PT nội soi tiền liệt tuyến Mổ mở (3 tháng) - Chấn thương chỉnh hình: PT kết hợp xương bằng nẹp, đinh (3 tháng) - Gây mê hồi sức BN có bệnh nội tiết (3 tháng) - GMHS bệnh nhân tim mạch (3 tháng) - GMHS trẻ em (3 tháng) * Đào tạo tại BV Việt đức - Giải ép tuỷ trong CT cột sống (01BS) - Phẫu thuật lồng ngực (01BS, 01ĐD) - PT xuất huyết não ở người cao tuổi (01BS) |
BVĐK tỉnh Hà Giang |
- Ngoại tiết niệu - Ngoại gan mật - Ngoại tiêu hoá - Chấn thương chỉnh hình - Sọ não - Gây mê hồi sức Thời gian hỗ trợ mỗi chuyên ngành là 2 tháng |
BVĐK tỉnh Yên Bái |
- Ngoại khoa: PT nội soi tiết niệu, PT nội soi lồng ngực, PT nội soi tiêu hoá, PT cắt trĩ máy (Phương pháp Longo). - Chấn thương: PT kết hợp xương các loại, PT gãy cổ xương đùi, PT CTSN. - Gây mê hồi sức * 2 cán bộ/đợt/3-6 tháng theo từng chuyên ngành |
BVĐK tỉnh Lạng Sơn |
- 3 tháng đầu (T9 - T11): Chấn thương chỉnh hình - Tiếp theo là Nội soi tiêu hoá và Tiết niệu |
BVĐK tỉnh Cao Bằng |
* Ngoại khoa: - Chấn thương chỉnh hình: ưu tiên PT sọ não trước, sau đó là các CT khác. - Triển khai PT nội soi: Tiết niệu, Tiêu hoá - Một số PT đại phẫu như: Cắt thận bán phần lấy sỏi, nối mật - ruột, ... - Cập nhật một số kiến thức mới. 01 - 02 BS, Điều dưỡng, 2 - 3 tháng/đợt. * Chẩn đoán hình ảnh: - Chụp cắt lớp vi tính: củng cố, nâng cao kỹ thuật chụp, kỹ thuật chẩn đoán. - Siêu âm Doppler tim mạch 2 tháng/đợt x 2 đợt * Gây mê hồi sức: - Đào tạo về Gây mê trong mổ nội soi - Hỗ trợ trong việc sắp xếp lại buồng mổ, củng cố quy trình làm việc khoa học, hợp lý tại phòng mổ phù hợp với điều kiện thực tế của từng đơn vị Tối thiểu là 01 tháng. |
BVĐK tỉnh Sơn La |
01 kíp PT nội soi lên hỗ trợ và chuyển giao kỹ thuật cho BV tỉnh Sơn La gồm: 01PTV nội soi tiêu hoá, 01 tít dụng cụ nội soi, 01BS GMHS Thời gian 2 - 3 tháng. |
BVĐK tỉnh Quảng Ninh |
- PT lồng ngực, mạch máu - PT thần kinh, sọ não, cột sống - PT chỉnh hình phức tạp (thay khớp háng, ...) - GMHS, đặc biệt chăm sóc và điều trị sau mổ - Công tác y tá điều dưỡng chuẩn bị bệnh nhân mổ, chăm sóc sau mổ, công tác chống nhiễm khuẩn của toàn viện trong phòng mổ. - PT nội soi ổ bụng, tiết niệu - Nội soi can thiệp (thắt Variss thực quản, nội soi mật tuỵ ngược dòng) |
BVĐK tỉnh Bắc Giang |
* Ngoại khoa: - PT sọ não cấp cứu - PT cột sống, u màng não - Cắt khối tá tuỵ - PT lấy sỏi niệu quản qua nội soi - PT cắt thận qua nội soi 01BS/chuyên khoa * Gây mê hồi sức: - GMHS BN có bệnh tim mạch, suy gan, thận nặng, người cao tuổi, - GMHS người bệnh sốc nhiễm trùng, nhiễm độc nặng - Gây mê bằng Mask thanh quản - Hồi sức người bệnh sau mổ sọ não - Hồi sức người bệnh sau mổ tiêu hoá, tiết niệu nặng - Hồi sức người bệnh sau mổ có bệnh nội khoa 01BS và 01 KTV GMHS. |
BVĐK tỉnh Vĩnh Phúc |
- PT lồng ngực - PT nhi - PT gan mật phức tạp - PT u não - PT bệnh lý cột sống - PT mạch máu, vi phẫu - PT thay khớp háng - Nội soi tiêu hoá can thiệp - GMHS ngoại khoa Cầm tay chỉ việc/ theo ca bệnh |
BVĐK tỉnh Hà Nam |
* Chẩn đoán hình ảnh: - BS đọc phim XQ và đọc phim chụp CLVT - KTV sử dụng máy chụp CLVT - Siêu âm mạch máu |
BVĐK tỉnh Thái Bình |
* Ngoại khoa: - Thay khớp háng bán phần, toàn phần - PTCS thắt lưng, lưng, PTCS cổ - PT thoát vị đĩa đệm - PT u tuỷ - Cắt khối tá tuỵ, cắt gan phải - PT lấy sỏi tuỵ - PT nội soi lồng ngực, PTNS cắt đại tràng - PT nội soi sau phúc mạc lấy sỏi niệu quản - Tán sỏi ngược dòng (Sỏi niệu quản 1/3 dưới) * GMHS: GMHS các loại PT trên |
BVĐK tỉnh Hoà Bình |
Hỗ trợ cán bộ để nâng cao trình độ cho cán bộ của BVĐK tỉnh Hoà Bình về CĐHA. |
BVĐK tỉnh Nghệ An |
* Ngoại khoa: - PT bệnh lý thực quản và lồng ngực (mổ mở và mổ nội soi) - PT cắt gan do ung thư gan (mổ mở và mổ nội soi) - PT nội soi khớp các loại * Gây mê hồi sức: Gây mê tróng PT thực quản và PT lồng ngực, PT cắt gan lớn. |
BVĐK tỉnh Nam Định |
- PT nội soi thận, tiết niệu - Tán sỏi - Phẫu thuật cột sống |
BV Lao và bệnh phổi Trung ương Phúc Yên |
- Đào tạo, giảng dạy, hội chẩn đồng thời kết hợp PT bệnh nhân chuyên ngành lao và bệnh phổi và PT các chuyên khoa khác - Gây mê Hồi sức |
BVĐK Phố Nối |
- Cấp cứu và điều trị chấn thương chỉnh hình |
BVĐK Lào Cai I |
- Chuyển giao kỹ thuật phẫu thuật nối động mạch - tĩnh mạch trong kỹ thuật chạy thận nhân tạo chu kỳ - Chuyển giao kỹ thuật PTNS các bệnh về đường tiết niệu - Chuyển giao kỹ thuật chụp mật, tuỵ ngược dòng (ERCP) - Đào tạo điều dưỡng chăm sóc bệnh nhân hậu phẫu |
5. Lập kế hoạch thực hiện Đề án 1816
Ban chỉ đạo Đề án 1816 tiến hành các cuộc họp với trưởng, phó khoa phòng của bệnh viện Việt Đức về nhân lực, thời gian, phương thức hỗ trợ bệnh viện tuyến tỉnh [6]. Từ đó, Ban chỉ đạo Đề án xây dựng quy định đối với cán bộ công chức được cử đi tuyến [7], mẫu báo cáo tổng kết sau đợt công tác của cán bộ [8], mẫu phiếu đánh giá của bệnh viện tỉnh được hỗ trợ đối với cán bộ được cử đi tuyến [9]. Ngoài ra, Ban chỉ đạo còn cho lập danh sách các bác sỹ trực lãnh đạo, trực tham vấn chuyên khoa, trực chuyên khoa Thần kinh và Chấn thương chỉnh hình, trực cột 1 cấp cứu ngoại, trực cột 1 Gây mê hồi sức của bệnh viện Việt Đức nhằm mục đích cán bộ được cử đi tuyến có thể liên lạc bất cứ lúc nào khi cần tư vấn hoặc hỗ trợ về chuyên môn.
6. Triển khai thực hiện Đề án 1816
Trên cơ sở xác định mục tiêu trước mắt là giúp đỡ 07 tỉnh biên giới miền núi phía Bắc, khảo sát thực trạng về ngoại khoa, chẩn đoán hình ảnh và gây mê hồi sức (về nhân lực và trang thiết bị, máy móc), nhu cầu cần hỗ trợ của bệnh viện tỉnh, từ 01/9/2008 đến 01/10/2009, bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã cử 69 cán bộ gồm 03 Phó Giáo sư, 11 Tiến sỹ, BSCK II, 44 Thạc sỹ, 5 Bác sỹ và 6 Điều dưỡng đi luân phiên hỗ trợ 11 bệnh viện tỉnh trong đó có 10 bệnh viện tỉnh thuộc biên giới và miền núi phía Bắc, chuyển giao cho hàng trăm kỹ thuật thuộc 07 lĩnh vực chuyên khoa Ngoại (PT Thần kinh Sọ não, PT Tim mạch và Lồng ngực, PT Nhi, PT Tiêu hoá, PT Chấn thương Chỉnh hình, PT Cột sống, PT Tiết niệu), chuyên khoa Chẩn đoán hình ảnh, Gây mê Hồi sức, Điều dưỡng vừa làm nhiệm vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện tuyến tỉnh, vừa chuyển giao kỹ thuật cho các cán bộ của bệnh viện địa phương bằng các hình thức như giảng dạy lý thuyết (mở lớp tập huấn) và thực hành tại chỗ (cầm tay chỉ việc).
7. Giám sát kiểm tra việc thực hiện Đề án 1816
Cán bộ đi luân phiên của bệnh viện HN Việt Đức thực hiện nhiệm vụ trong Đề án 1816 chủ yếu trên tinh thần tự nguyện và tự giác. Tuy nhiên, Ban chỉ đạo cũng đã tiến hành nhiều hình thức giám sát kiểm tra khác nhau như: Cử lãnh đạo chuyên khoa đi kiểm tra giám sát tại bệnh viện tỉnh nơi có cán bộ chuyên khoa của bệnh viện Việt Đức đi luân phiên trong thời gian 01 tuần; kết hợp với Ban lãnh đạo bệnh viện nhận cán bộ đến luân phiên thực hiện quản lý, theo dõi và đánh giá cán bộ của bệnh viện Việt Đức đến luân phiên thông qua Phiếu đánh giá theo mẫu của bệnh viện và mẫu báo cáo của Bộ Y tế dành cho cán bộ đi luân phiên. Họp giữa Ban chỉ đạo 1816 bệnh viện HN Việt Đức với Ban lãnh đạo bệnh viện tỉnh nơi cán bộ đến luân phiên. Ngoài ra, Trưởng ban Chỉ đạo 1816 của bệnh viện HN Việt Đức đã chỉ đạo 02 thư ký gọi điện thường xuyên 01 lần/tuần cho các cán bộ đi luân phiên nhưng 2 thư ký đã không hoàn thành nhiệm vụ.
8. Số bệnh viện nhận cán bộ đến luân phiên
Bảng 4: Số lượng, thời gian cán bộ được cử đi luân phiên tại các bệnh viện tuyến tỉnh từ 01/9/2008 đến 31/12/2009
TT |
BV nhận CB đến luân phiên |
Lĩnh vực CM hỗ trợ |
Số lượng, trình độ cán bộ được cử đi luân phiên |
Thời gian đi luân phiên | |||||
GS, PGS |
TS, CK2 |
Ths, CKI |
BS |
ĐD KTV |
Đến |
Về | |||
1. |
BVĐK tỉnh Lạng Sơn |
1. PT CTCH |
|
01 |
|
02 |
|
03.9.08 |
30.11.08 |
2. CĐHA |
|
|
01 |
|
|
06.1.09 |
06.4.09 | ||
3. PT Tiêu hoá |
|
|
01 |
|
|
01.4.09 |
01.7.09 | ||
4. PT Tiết niệu |
|
|
01 |
|
|
01.4.09 |
01.7.09 | ||
5. Điều dưỡng |
|
|
|
|
01 |
03.9.08 |
30.9.08 | ||
2. |
BVĐK tỉnh Lai Châu |
1. PT Tiêu hoá |
01 |
01 |
04 |
|
|
03.9.08 |
31.3.09 |
2. GMHS |
|
01 |
03 |
|
|
|
| ||
3. CĐHA |
|
|
01 |
|
|
03.9.08 |
30.9.08 | ||
4. Điều dưỡng |
|
|
|
|
02 |
03.9.08 |
30.9.08 | ||
5. PT CTCH |
|
|
01 |
|
|
01.4.09 |
01.7.09 | ||
3. |
BVĐK tỉnh Quảng Ninh |
1. PT T. kinh |
|
03 |
02 |
01 |
01 |
03.9.08 |
01.7.09 |
2. GMHS |
01 |
|
01 |
|
|
03.9.08 |
30.9.08 | ||
3. CĐHA |
01 |
|
01 |
|
|
01.10.08 |
31.10.08 | ||
4. TM & LN |
|
|
01 |
|
|
01.4.09 |
01.7.09 | ||
5. PT Tiết niệu |
|
|
01 |
|
|
01.4.09 |
01.7.09 | ||
6. PT Tiêu hoá |
|
01 |
|
|
|
01.7.09 |
01.10.09 | ||
4. |
BVĐK tỉnh Tuyên Quang |
1. PT Tiết niệu |
|
01 |
04 |
|
|
03.9.08 |
31.12.08 |
2. PT Tiêu hoá |
|
|
01 |
|
|
12.1.09 |
12.4.09 | ||
3. PT Cột sống |
|
|
01 |
|
|
12.1.09 |
12.4.09 | ||
4. PT T. kinh |
|
|
01 |
|
|
01.7.09 |
01.10.09 | ||
5. GMHS |
|
|
01 |
|
|
01.7.09 |
01.9.09 | ||
5. |
BVĐK tỉnh Hà Giang |
1. PT CTCH |
|
01 |
01 |
|
|
1.12.08 |
31.12.08 |
2. PT Nhi |
|
|
01 |
|
|
5.1.09 |
5.4.09 | ||
3. PT Tiêu hoá |
|
|
01 |
|
|
01.4.09 |
01.7.09 | ||
3. GMHS |
|
|
01 |
|
|
01.4.09 |
01.7.09 | ||
4. CĐHA |
|
|
01 |
|
|
01.7.09 |
01.10.09 | ||
6. |
BVĐK tỉnh Cao Bằng |
1. PT Tiêu hoá |
|
01 |
|
|
|
10.12.08 |
31.12.08 |
2. PT Tiết niệu |
|
|
01 |
|
|
8.1.09 |
8.4.09 | ||
3. CĐHA |
|
|
01 |
|
|
01.4.09 |
01.7.09 | ||
4. PT Cột sống |
|
|
|
01 |
|
01.4.09 |
01.7.09 | ||
5. Điều dưỡng |
|
|
|
|
01 |
01.4.09 |
01.7.09 | ||
6. PT Nhi |
|
|
01 |
|
|
01.7.09 |
01.10.09 | ||
7. |
BVĐK tỉnh Yên Bái |
1. GMHS |
|
|
01 |
|
|
07.1.09 |
07.4.09 |
2. Điều dưỡng |
|
|
|
|
01 |
07.1.09 |
07.4.09 | ||
3. PT Tiêu hoá |
|
|
01 |
|
|
01.4.09 |
01.7.09 | ||
4. PT CTCH |
|
|
01 |
|
|
01.7.09 |
01.10.09 | ||
8. |
BVĐK tỉnh Sơn La |
1. PT Tiêu hoá |
|
|
01 |
|
|
01.4.09 |
01.7.09 |
2. PT CTCH |
|
|
01 |
|
|
01.7.09 |
01.10.09 | ||
9. |
BVĐK tỉnh Điện Biên |
1. PT Tiêu hoá |
|
|
01 |
|
|
01.4.09 |
01.7.09 |
2. PT Nhi |
|
|
01 |
|
|
01.4.09 |
01.7.09 | ||
10. |
BVĐK tỉnh Nam Định |
1. PT CTCH |
|
|
01 |
|
|
12.1.09 |
12.4.09 |
2. PT TM & LN |
|
|
01 |
|
|
12.1.09 |
12.4.09 | ||
3. PT Tiêu hoá |
|
01 |
|
|
|
12.1.09 |
12.4.09 | ||
11. |
BVĐK tỉnh Lào Cai I |
1. PT Tiết niệu |
|
|
|
01 |
|
01.7.09 |
01.10.09 |
|
|
Cộng |
03 |
11 |
44 |
05 |
06 |
|
|
Như vậy, trong thời gian 1 năm (từ 01/9/2008 đến 01/10/2009), bệnh viện HN Việt Đức đã cử cán bộ đi luân phiên hỗ trợ 11 bệnh viện tỉnh trong đó có 10 bệnh viện tỉnh biên giới và miền núi phía Bắc.
9. Số cán bộ cử đi luân phiên
Ban chỉ đạo Đề án 1816 bệnh viện Việt Đức căn cứ vào yêu cầu của Bộ Y tế, kết hợp với khả năng thực tế của bệnh viện Việt Đức, nhu cầu hỗ trợ của bệnh viện tuyến tỉnh, những ngày đầu thực hiện Đề án 1816 (01/9/2008 đến 31/12/2008) đã cử đoàn cán bộ đi công tác luân phiên gồm 34 cán bộ, trong đó có 24 cán bộ đi công tác luân phiên 01 tháng/đợt thực hiện các nhiệm vụ chính mà Đề án 1816 quy định và 10 cán bộ đi công tác luân phiên 01 tuần/đợt chủ yếu thực hiện công tác giảng dạy. Những ngày đầu thực hiện mặc dù có nhiều khó khăn nhưng đều được Sở Y tế, Ban lãnh đạo bệnh viện tỉnh nơi cán bộ đến luân phiên đánh giá rất cao đoàn cán bộ của bệnh viện Việt Đức đến thực hiện công tác luân phiên theo Đề án 1816, đặc biệt là tỉnh Lai Châu.
Bảng 5: Số lượng cử cán bộ đi tuyến theo thời gian từ 01/9/2008 đến 01/10/2009
Thời gian (giai đoạn) |
Số cán bộ đi luân phiên |
Thời gian đi luân phiên |
Đợt I : Từ 01/9/2008 đến 31/12/2008 |
24 |
01 tháng |
|
10 |
01 tuần |
Quý I.2009: Từ 01/1/2009 đến 01/4/2009 |
12 |
03 tháng |
Quý II.2009: Từ 01/4/2009 đến 01/7/2009 |
15 |
03 tháng |
Quý III. 2009: Từ 01/7/2009 đến 01/10/2009 |
08 |
03 tháng |
Trong Quý I và Quý II năm 2009 cử cán bộ đi luân phiên, bệnh viện Việt Đức đã đảm bảo số lượng, thời gian luân phiên do Bộ Y tế yêu cầu theo Quyết định số 4149/QĐ - BYT ngày 22/10/2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế. Tuy nhiên thời gian đi luân phiên 3 tháng là khá dài, rất khó cho Ban Giám đốc, Ban chỉ đạo Đề án 1816 lựa chọn cán bộ cử đi luân phiên cho phù hợp, cụ thể: cán bộ lãnh đạo của bệnh viện không thể vắng mặt trong thời gian dài, sẽ ảnh hưởng đến công tác quản lý của bệnh viện Việt Đức, còn công chức trẻ mới tuyển dụng, trình độ còn hạn chế cần phải trau dồi kinh nghiệm mới có thể chuyển giao công nghệ cho tuyến dưới. Cán bộ có tay nghề, kinh nghiệm thì bệnh viện Việt Đức chỉ có thể cử ở một lượng nhất định để vẫn đảm bảo công tác khám chữa bệnh cho nhân dân, bởi vì bệnh viện Việt Đức là bệnh viện chuyên ngành Ngoại khoa tuyến cuối cùng nên luôn trong tình trạng quá tải bệnh nhân. Ngoài việc cử cán bộ luân phiên thực hiện Đề án 1816, bệnh viện Việt Đức là tuyến trung ương nên còn phải cử cán bộ đi tuyến theo chương trình chỉ đạo tuyến và Dự án các bệnh viện vệ tinh , là một bệnh viện mang đặc thù của một viện trường đại học nên bệnh viện Việt Đức còn phải đảm bảo số cán bộ giảng dạy cho các lớp học được tổ chức tại bệnh viện. Đặc biệt, trong thời gian Quý III.2009, bệnh viện Việt Đức còn chi viện cho Trung tâm Phẫu thuật Tim Quốc gia 20 cán bộ nhân viên của bệnh viện.
10. Số lĩnh vực chuyên môn hỗ trợ
Bảng 6: Lĩnh vực chuyên môn bệnh viện Việt Đức có khả năng hỗ trợ và số cán bộ chuyên môn đã được cử đi luân phiên từ 01/9/2008 đến 01/10/2009.
Lĩnh vực chuyên môn |
Số cán bộ chuyên môn đã được cử đi luân phiên |
Phẫu thuật Thần kinh Sọ não |
03 Tiến sỹ 04 Thạc sỹ 01 Bác sỹ |
Phẫu thuật Tim mạch và Lồng ngực |
02 Thạc sỹ |
Phẫu thuật Nhi |
03 Thạc sỹ |
Phẫu thuật Tiêu hoá |
01 Phó Giáo sư 03 Tiến sỹ 01 BSCKII 10 Thạc sỹ |
Phẫu thuật Tiết niệu |
01 Tiến sỹ 07 Thạc sỹ 01 Bác sỹ |
Phẫu thuật Cột sống |
01 Thạc sỹ 01 Bác sỹ |
Phẫu thuật Chấn thương Chỉnh hình |
02 Tiến sỹ 05 Thạc sỹ 02 Bác sỹ |
Gây mê Hồi sức |
01 Phó Giáo sư 01 Tiến sỹ 07 Thạc sỹ |
Chẩn đoán hình ảnh |
01 Phó Giáo sư 05 Thạc sỹ |
Điều dưỡng |
05 Điều dưỡng trưởng 01 KTV |
11. Số lớp tập huấn, số cán bộ y tế tuyến dưới được tập huấn chuyên môn; số bệnh nhân được khám (nội trú, ngoại trú), số bệnh nhân được điều trị, số ca phẫu thuật được thực hiện
Bảng 7: Số lớp tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn và đánh giá kết quả chuyên môn tại bệnh viện tỉnh được hỗ trợ
TT |
BV cử CB đến luân phiên |
Tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn |
Đánh giá kết quả chuyên môn | |||||
Tên lớp |
Số lớp |
Số lượt CB được TH |
Số Bn được chẩn đoán, điều trị tại viện | |||||
Khám bệnh |
Nội trú |
BN được PT |
Giảm tỷ lệ BN chuyển tuyến (%) | |||||
1 |
BVĐK tỉnh Lạng Sơn |
PT CTCH |
01 |
09HV/5ngày |
80BN/1 tuần |
|
46BN/ tuần |
|
CĐHA |
|
BS các huyện thuộc tỉnh |
Tham gia CĐHA trong KB |
|
|
| ||
PT Tiết niệu |
01 |
180 giờ |
52 BN |
|
53 BN |
| ||
PT Tiêu hoá |
01 |
180 giờ |
44 BN |
|
50 BN |
| ||
2 |
BVĐK tỉnh Lai Châu |
PT Tiêu hoá |
02 |
147 HV và ĐT được 01 PTV NS |
Tham gia KB hàng ngày |
|
252 BN |
|
GMHS |
01 |
102 HV |
|
|
GM cho 127 BN |
| ||
CĐHA |
01 |
|
668 |
|
|
| ||
Điều dưỡng |
01 |
04 dụng cụ viên NS |
|
|
T.gia mổ 40 ca mổ trong đó 20 ca NS |
| ||
CTCH |
01 |
48 giờ |
166 BN |
102 |
28 BN |
| ||
3 |
BVĐK tỉnh Quảng Ninh |
PTTK |
05 |
398 HV |
342 BN |
|
107 BN |
|
GMHS |
01 |
120 HV |
|
|
GM cho 55 BN |
| ||
CĐHA |
01 |
120 HV |
72 BN |
|
|
| ||
Điều dưỡng |
01 |
300 HV |
|
10BN |
|
| ||
PT Tiết niệu |
01 |
30 HV |
165 BN |
|
68 BN |
| ||
TM & LN |
01 |
65 HV |
118 BN |
|
23 BN |
| ||
PT Tiêu hoá |
01 |
40 HV |
50 BN |
|
20 BN |
| ||
4 |
BVĐK tỉnh Tuyên Quang |
PT Tiết niệu |
03 |
181 HV |
187 BN |
|
46 BN |
|
PT Tiêu hoá |
01 |
160 giờ |
120BN |
100 |
20 BN |
| ||
PT Cột sống |
01 |
102 giờ |
168 |
168 |
|
| ||
PT T. kinh |
01 |
70 HV |
100 BN |
|
10 BN |
| ||
GMHS |
01 |
30 HV |
31 BN |
31 |
|
| ||
5 |
BVĐK tỉnh Hà Giang |
CTCH |
01 |
15 HV |
40 BN |
|
15 BN |
|
Nhi |
01 |
46 HV |
KB hàng ngày |
|
12 BN |
| ||
Thần kinh |
01 |
115 HV |
225 BN |
|
16 BN |
| ||
PT Tiêu hoá |
01 |
50 HV |
470 BN |
417 |
50 BN |
| ||
GMHS |
|
|
26 BN |
38 |
44 BN |
| ||
CĐHA |
01 |
90 HV |
KB hàng ngày |
|
|
| ||
6 |
BVĐK tỉnh Cao Bằng |
PT Tiêu hoá |
01 |
21 HV |
17 BN |
|
08 BN |
|
PT Tiết niệu |
01 |
09 HV |
92 BN |
|
47 BN |
| ||
PT Cột sống |
|
|
1000 BN |
|
70 BN |
| ||
CĐHA |
01 |
66 HV |
250 BN |
|
|
| ||
Điều dưỡng |
01 |
403 HV |
|
CSBN tại K. Ngoại |
|
| ||
PT Nhi |
01 |
36 tiết |
80 |
10 |
50 |
| ||
7 |
BVĐK tỉnh Nam Định |
PT Tiêu hoá |
|
|
91 BN |
|
18 BN |
|
PT Tim mạch và LN |
|
|
438 Bn |
|
14 BN |
| ||
PT CTCH |
01 |
66 HV |
77 BN |
|
15 BN |
| ||
8 |
BVĐK tỉnh Yên Bái |
GMHS |
01 |
12 giờ |
487 BN |
487 |
|
|
Điều dưỡng |
10 |
Các ĐD B VĐK tỉnh |
|
|
|
| ||
PT Tiêu hoá |
01 |
62 HV |
85 BN |
14 |
32 BN |
| ||
PT CTCH |
01 |
100 HV |
100 |
87 |
35 |
| ||
9 |
BVĐK tỉnh Điện Biên |
PT Tiêu hoá |
|
|
821 BN |
634 |
187 BN |
|
PT Nhi |
|
|
60 BN |
80 |
47 BN |
| ||
10 |
BVĐK tỉnh Sơn La |
PT Tiêu hoá |
01 |
11 HV |
104 BN |
|
36 BN |
|
PT CTCH |
01 |
54 HV |
100 BN |
|
35 BN |
| ||
11 |
BVĐK tỉnh Lào Cai I |
PT Tiết niệu |
01 |
15 giờ |
80 BN |
60 |
15 BN |
|
12. Số kỹ thuật chuyển giao, kết quả chuyển giao kỹ thuật
Bảng 8: Kỹ thuật chuyển giao theo Đề án 1816 của bệnh viện Việt Đức từ 01/9/2008 đến 01/10/2009.
Lĩnh vực chuyên môn |
Kỹ thuật chuyển giao |
1. Phẫu thuật Thần kinh sọ não |
1. Tai biến mạch máu não 2. Máu tụ DMC Dập não 3. Nhấc lún sọ trẻ em 3. U não 4.Xử trí CTSN nặng, nhẹ. VTSN, vỡ nền sọ 5. Tư vấn về trang thiết bị và dụng cụ mổ sọ não, cột sống 6. Dẫn lưu não thất ổ bụng 7. Tạo hình hộp sọ bằng titan 8. Chẩn đoán và xử trí CTCS, thoát vị đĩa đệm. 9. PT nẹp vis CS cổ đường trước. 10. Cách pha dung dịch chuẩn gây tê trước mổ sọ não (Adrenalin 1/200.000) |
2. Phẫu thuật Tim mạch & Lồng ngực |
1. Dẫn lưu màng phổi 2. Mổ ngực cấp cứu 3. Nối, ghép mạch |
3. Phẫu thuật Nhi |
1. Dị tật bẩm sinh đường tiêu hoá 2. Lồng ruột cấp tính ở trẻ em 3. Kỹ thuật tháo lồng bằng hơi 4. Kỹ thuật thay băng |
4. Phẫu thuật Tiêu hoá |
I. PT ổ bụng: 1. Kỹ thuật phẫu tích bảo tồn lách. 2. PT Longo điều trị trĩ 3. Nứt kẽ hậu môn, đường bụng và tấng sinh môn. 4. Kỹ thuật mổ nang rốn nhiễm trùng 5. Cắt thận chấn thương. 6. Làm HMNT, Sinh thiết trực tràng 7. PT cắt tử cung toàn bộ đường bụng và tầng sinh môn. 8. Mổ thoát vị bẹn. 9. Cơ chế và điều trị rò hậu môn. 10. Kỹ thuật cắt, nối, khâu ruột. 11. Chăm sóc theo dõi các dẫn lưu. 12. Thái độ xử trí VT ngực, VT ngực bụng. 13. Điều trị sa trực tràng ở TE. 14. Nguyên tắc săn sóc hậu phẫu SM PTNS ổ bụng. 15. PT cắt đoạn dạ dày. 16. Nạo vét hạch, điều trị K dạ dày, đại trực tràng. 17. PT cắt cụt trực tràng đường bụng và đường tầng sinh môn. 18. KT phục hồi thành bụng theo phương pháp Bassini, Shouldice 19. PT cắt lách bệnh lý II. PT Gan mật: 1. Kỹ thuật mổ mở lấy sỏi OMC trong gan, sỏi mật. 2. KT mổ mở lấy sỏi OMC, trong gan. 3. Xử trí vỡ khối tá tuỵ theo pp Jordan. 4. Viêm tuỵ cấp, sốc NT đường mật. 5. Cắt nang OMC. 6. Chọc hút áp xe gan bằng Catheter dưới sự hướng dẫn của siêu âm. 7. KT giải phóng gan trong PT gan. III. PT nội soi ổ bụng: 1. Cắt RT, cắt TM, cắt u nang BT, cắt tử cung. 2. Viêm phúc mạc RT, viêm phúc mạc phần phụ. 3. Khâu lỗ thủng HTT. |
Lĩnh vực chuyên môn |
Kỹ thuật chuyển giao |
5. Phẫu thuật Tiết niệu |
1. Chiến lược chẩn đoán và điều trị tăng sản lành tính TTL 2. Chỉ định mổ trong CT thận 3. Vỡ BQ, đứt niệu đạo. 4. KT soi bàng quang chẩn đoán. 5. KT làm UPR. 6. Bóc u TLT phương pháp Millin các thủ thuật. 7. Cắt u PĐ K TLT nội soi 8. Cắt bán phần thận lấy sỏi 9. PTNS sau PM. 10. Lấy sỏi NQ trên. 11. ĐT sỏi tiết niệu bằng các phương pháp ít sang chấn. 12. Soi BQ đặt sonde JJ. 13. Tán sỏi NQ nội soi ngược dòng. 14. PTNS cắt thận, PTNS sỏi NQ, PTNS U PĐ TLT. 15. PT cắt BQ toàn bộ. |
6. Phẫu thuật Cột sống |
1. Chỉ định trong CTCS 2. Các bệnh lý CS 3. Cấp cứu ban đầu trong CT |
7. Phẫu thuật Chấn thương chỉnh hình |
1. Chỉnh trục chi trên (vẹo khuỷu) 2. Gãy phức tạp đầu dưới xg đùi. 3. Xử trí VT bàn tay cấp cứu. 4. Gãy xg đùi, LMC xg đùi. 5. Gãy 2 xg cẳng chân, cẳng tay. 6. Gãy trật khớp cổ tay. 7. Xử trí VT phần mềm. 8. Hội chứng chèn ép khoang. 9. Tổn thương gân gấp, gân duỗi. 10. Gẫy thân xg đùi. 11. Xử trí gãy xg hở, CT cột sống. 12. Nẹp vis, giải phóng chèn ép tuỷ trong CT cột sống. 13. Kết hợp xg đòn bằng đinh nội tuỷ. 14. Xử lý viêm xg, tuỷ xg. 15. Khâu VT thần kinh ngoại biên. 16. Cắt cụt chi. 17. Kéo dài gân Achillle 18. Chuyển vạt cơ sinh đôi. 19. Thay khớp háng toàn bộ, thay khớp háng đinh xg chày. 20. Gãy ổ cối. 21. Vá da mỏng. Vá da dày cho vùng thương tổn mắt da. |
Lĩnh vực chuyên môn |
Kỹ thuật chuyển giao |
8. Gây mê hồi sức |
1. Đặt mask thanh quản gây mê dùng Isofluras. 2. Monitoring trong, sau mổ CTSN: ETCO, HA đm xâm lấn, nhiệt độ, M, HA, SpO2, PTC. 3. Hồi sức CTSN. 4. Nhiễm khuẩn bụng. 5. Sử dụng kháng sinh. 6. Thông khí cơ học cơ bản. 7. Thông khí cơ học trong hồi sức CTSN. 8. Chuẩn bị trước gây mê. 9. Gây mê cho BN đa CT, BN có bệnh tim mạch, bệnh hô hấp kèm theo, BN dạ dày đầy, sock mất máu, BN PTNS, BN CT hàm mặt. 10. Gây tê tuỷ sống để PT bệnh lý hệ tiết niệu sinh dục. 11. Hồi sức BN nặng trước, trong và sau mổ. 12. Cấp cứu ngừng tim. 13. Kỹ thuật đặt NKQ mò qua mũi cho BN CT hàm mặt (BN tỉnh, tự thở). 14. Kỹ thuật gây tê tuỷ sống L1L2 để mổ sỏi thận, sỏi NQ 1/3 trên. 15. KT gây tê tuỷ sống liều Marcain liều thấp để mổ trĩ phương pháp Longo. 16. Gây tê tuỷ sống ở trẻ em và người lớn. 17. Gây mê HS cho BN sốc CT. 18. Nội khí quản khó 19. Gây tê đám rối TK liên cơ bậc thang, trên đòn, nách. 20. Gây tê Caudal. 21. Làm vein TW cảnh trong. |
9. Chẩn đoán hình ảnh |
1. Xây dựng các protocol cho máy chụp cắt lớp vi tính: Chụp cắt lớp vi tính trong CTSN, sọ não bệnh lý khác, CTCS, thoái hoá cột sống - đĩa đệm, ổ bụng nói chung, gan mật tuỵ, hệ tiết niệu, lồng ngực và trong các trường hợp đặc biệt như đo thể tích gan, nhồi máu phổi ... 2. Cách mở cửa sổ quan sát thích hợp, chách in phim cắt lớp vi tính 3. Kỹ thuật thực hiện các lớp cắt cơ bản trên siêu âm. 4. Nguyên lý tạo ảnh và chỉ định chụp cắt lớp vi tính toàn thân. 5. CĐHA cấp cứu bụng. 6. CĐHA CTSN. 7. CĐHA u sọ não, u gan 8. Nguyên lý CT Scanner 9. Chụp CLVT sọ não, CTSN 10. Sinh thiết phổi dưới siêu âm. 11. Siêu âm ổ bụng. |
10. Điều dưỡng |
1. Nhận định, xử lý, ghi chép hồ sơ theo dõi BN cấp cứu chấn thương. 2. Hướng dẫn lắp và chăm sóc BN có dẫn lưu màng phổi. 3. Hướng dẫn chăm sóc BN mở khí quản. 4. Hướng dẫn lại quy trình tiêm và thay băng (nhận định BN, kỹ thuật thay băng cho BN bỏng và chấn thương). 5. Hướng dẫn về lý thuyết chăm sóc BN phẫu thuật chấn thương, theo dõi chăm sóc BN có tổn thương mạch máu, thần kinh (Hội chứng khoang). 6. Theo dõi và chăm sóc BN CTSN, CT Cột sống. 7. Theo dõi và chăm sóc sau mổ và chuẩn bị BN mổ phiên. 8. Thay băng BN sau mổ sọ não. 9. Hút đờm dãi BN mở khí quản. 10. Tắm tại giường cho BN liệt CTSN. 11. Sắp xếp 1 xe tiêm xe băng theo đúng quy trình 12. Sắp xếp phòng dụng cụ sạch phục vụ cho điều dưỡng tiêm, băng .. 13. Đào tạo điều dưỡng các khoa PT và khoa GMHS 14. Xây dựng nội quy, quy trình kỹ thuật phòng mổ, phòng điều dưỡng. 15. Hồ sơ y tá. 16. Quy trình thay băng, tiêm, đặt Sonde tiểu. 17. Hướng dẫn cấp cứu ban đầu. 18. Công tác chăm sóc người bệnh. 19. Công tác chống nhiễm khuẩn. 20. Công tác quản lý và NCKH của điều dưỡng. |
13. Cá nhân có thành tích xuất sắc trong quá trình thực hiện Đề án
Căn cứ tiêu chuẩn xét cá nhân có thành tích xuất sắc trong quá trình thực hiện Đề án 1816 theo công văn số 7647/BYT - PC ngày 3/11/2009 về việc khen thưởng thực hiện Đề án 1816 của Bộ Y tế, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã tiến hành họp Hội đồng thi đua khen thưởng của bệnh viện xét thành tích và nhất trí đề nghị Bộ Y tế xét tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Y tế cho 32/69 cán bộ viên chức đạt tiêu chuẩn theo quy định [10].
Tuy nhiên trên thực tế có một số cán bộ khác không đảm bảo đủ tiêu chuẩn về thời gian đi luân phiên 03 tháng/đợt công tác mà chỉ đi 01 tháng theo cử của Ban chỉ đạo 1816 trong giai đoạn 1 thực hiện Đề án (từ 01/9/2008 đến 31/12/2008) vẫn đạt kết quả tốt và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, được đồng nghiệp và Ban lãnh đạo bệnh viện tỉnh nơi được cử đến luân phiên đánh giá cao.
14. Đánh giá kết quả đạt được
Qua 1 năm (từ 01/9/2008 đến 01/10/2009) thực hiện Đề án 1816, bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã tiến hành cử cán bộ chuyên môn luân phiên về hỗ trợ bệnh viện tuyến tỉnh theo Đề án 1816 đã đạt được một số kết quả như sau:
- Đã thành lập Ban chỉ đạo Đề án 1816 theo đúng yêu cầu của Bộ Y tế
- Đã thực hiện công tác tuyên truyền, quán triệt tư tưởng cho cán bộ viên chức của bệnh viện về thực hiện nhiệm vụ luân phiên theo Đề án 1816 của Bộ trưởng Bộ Y tế bằng nhiều hình thức khác nhau.
- Đã tiến hành khảo sát, đánh giá nhu cầu tuyến dưới.
- Lập kế hoạch cụ thể và có giám sát, kiểm tra thực hiện.
- Cử 69 cán bộ chuyên môn luân phiên về hỗ trợ 11 bệnh viện tỉnh chủ yếu là các bệnh viện tỉnh biên giới miền núi phía Bắc. Đó là các bệnh viện còn thiếu về nhân lực và trang thiết bị, trình độ chuyên môn của các cán bộ chuyên ngành Ngoại khoa còn yếu. Lĩnh vực chuyên môn hỗ trợ chủ yếu của bệnh viện Việt Đức là Ngoại khoa: 07 chuyên khoa phẫu thuật (Thần kinh sọ não, Tim mạch và Lồng Ngực, Nhi, Tiêu hoá, Tiết niệu, Cột sống, Chấn thương chỉnh hình), ngoài ra bệnh viện cũng cử cán bộ chuyên ngành Gây mê Hồi sức, Chẩn đoán hình ảnh, Điều dưỡng về hỗ trợ các bệnh viện tuyến tỉnh với mục đích có thể tạo được một êkíp cho phẫu thuật làm việc có hiệu quả tại bệnh viện tỉnh.
Hơn nữa, cán bộ của bệnh viện Việt Đức đã thực hiện giảng cho hàng nghìn học viên/54 lớp tập huấn, đã thực hiện khám bệnh cho hơn 7000 bệnh nhân (chưa kể một số cán bộ thuộc lĩnh vực chẩn đoán hình ảnh, gây mê hồi sức, điều dưỡng tham gia khám chữa bệnh hàng ngày không thống kê số lượng bệnh nhân cụ thể); phẫu thuật cho 1500 bệnh nhân, cán bộ chuyên khoa Gây mê hồi sức đã gây mê cho hơn 200 bệnh nhân, điều dưỡng, kỹ thuật viên đã tham gia 40 ca mổ trong đó có 20 ca mổ nội soi hoặc tham gia chăm sóc bệnh nhân tại khoa Ngoại bệnh viện Đa khoa tỉnh.
Nhìn chung, mỗi cán bộ của bệnh viện Việt Đức đi luân phiên theo Đề án 1816 đều phát huy thế mạnh của mình trên tinh thần tự nguyện, tự giác nên đã tạo được lòng tin của Ban lãnh đạo và đồng nghiệp tại cơ sở đến luân phiên.
15. Khó khăn, thuận lợi trong thực hiện Đề án 1816
Trong một năm thực hiện Đề án 1816, cán bộ bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã đi luân phiên hỗ trợ 11 bệnh viện Đa khoa tuyến tỉnh trong đó có 10 bệnh viện tỉnh thuộc biên giới và miền núi phía Bắc nên cũng có những khó khăn và thuận lợi riêng.
Bảng 10: Khó khăn, thuận lợi trong thực hiện Đề án 1816 từ 01/9/2008 đến 01/10/2009
|
Nội dung |
N/tổng số |
Thuận lợi |
Lãnh đạo bệnh viện tỉnh quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ thực hiện công tác |
49/63 (77,8%) |
Cán bộ bệnh viện tuyến tỉnh ham học hỏi, cầu thị |
29/63 (46%) | |
Có máy móc, trang thiết bị, cơ sở hạ tầng để thực hiện chuyển giao công nghệ |
22/63 (35%) | |
Nhân lực có trình độ chuyên môn tốt |
11/63 | |
Lãnh đạo BVVĐ quan tâm, tạo điều kiện thực hiện công tác |
6/63 | |
Khả năng đáp ứng của bệnh viện cho phẫu thuật tốt |
3/63 | |
Mặt bệnh đa dạng, có thể triển khai nhiều kỹ thuật |
3/63 | |
Có kế hoạch rõ ràng, mục tiêu cụ thể nên thực hiện được tốt |
2/63 | |
Có bệnh nhân để thực hiện triển khai chuyên môn |
2/63 | |
Thường xuyên tổ chức các buổi toạ đàm về công tác chuyên môn giữa BS của BV tỉnh với BS tăng cường |
1/63 | |
Khó khăn |
Thiếu cơ sở vật chất, dụng cụ, trang thiết bị thiết yếu (hay thiết bị thiếu đồng bộ) |
49/63 (77,8%) |
Nhân sự thiếu |
11/63 (17,5%) | |
Trình độ cán bộ còn hạn chế |
8/63 (12,6%) | |
Không có khó khăn gì đặc biệt |
5/63 | |
Trình độ cán bộ không đồng đều |
4/63 | |
Việc phân công công việc chưa hợp lý |
4/63 | |
Điều kiện kinh tế của người dân còn khó khăn nên hạn chế trong điều trị bệnh |
4/63 | |
|
Số lượng bệnh nhân ít, khó khăn cho việc chuyển giao |
3/63 |
Trình độ dân trí tại địa phương thấp, khó khăn trong khám và điều trị bệnh |
3/63 | |
Công tác điều dưỡng chưa được quan tâm |
2/63 | |
Đi lại xa |
2/63 | |
Số lượng bệnh nhân tăng gấp nhiều lần khi có cán bộ tuyến trên về công tác |
2/63 | |
Thủ tục hành chính rườm rà |
2/63 | |
Xa gia đình |
2/63 | |
Khó khăn về ngôn ngữ |
1/63 | |
Thời gian công tác ngắn, trình độ nhận thức có giới hạn nên không thể chuyển tải hết chuyên môn cho tuyến dưới (CB đi 1 tháng) |
1/63 | |
Nề nếp, tác phong làm việc chưa đổi mới |
1/63 | |
Cận lâm sàng (Xét nghiệm, CĐHA) tổ chức chưa có hệ thống |
1/63 | |
Bố trí các công việc của cơ quan khó |
1/63 | |
Khó bố trí giảng bài vì BS tham gia còn ít vì còn tham gia hoạt động chuyên môn |
1/63 | |
Chưa tổ chức thường xuyên được các hoạt động SHKH, thảo luận chuyên môn |
1/63 | |
Không có ý kiến |
6/69 |
Qua tổng kết báo cáo tổng kết của các cán bộ đi luân phiên theo Đề án 1816 cho thấy: 100% (69/69) cán bộ nộp báo cáo tổng kết sau đợt công tác, 6 cán bộ không có ý kiến gì về khó khăn và thuận lợi ở bệnh viện nơi đến luân phiên.
Đánh giá về mặt thuận lợi có 49/63 (77,8%) ý kiến cho rằng lãnh đạo bệnh viện tỉnh quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho thực hiện công tác, cán bộ bệnh viện tỉnh ham học hỏi cầu thị chiếm 46% ý kiến và 35% ý kiến của cán bộ đi luân phiên cho rằng bệnh viện nơi đến luân phiên có máy móc, trang thiết bị, cơ sở hạ tầng để thực hiện chuyển giao công nghệ.
Đánh giá về mặt khó khăn: chiếm tỷ lệ cao nhất (77,8%) cho rằng bệnh viện tỉnh nơi cán bộ đến luân phiên thiếu cơ sở vật chất, dụng cụ, trang thiết bị thiết yếu (hay thiết bị thiếu đồng bộ), thứ hai là nhân sự thiếu (17,5%), trình độ cán bộ bệnh viện tỉnh còn hạn chế (12,6%).
16. Mô hình chuyển giao kỹ thuật của bệnh viện Việt Đức cho một số bệnh viện tuyến tỉnh theo Đề án 1816 từ 01/9/2008 đến 01/10/2009.
- Khảo sát, đánh giá thực trạng và nhu cầu hỗ trợ của bệnh viện tuyến tỉnh.
- Căn cứ vào khả năng thực tế của bệnh viện Việt Đức có thể hỗ trợ cho bệnh viện tuyến tỉnh.
- Lập kế hoạch và cử cán bộ chuyên môn đi luân phiên.
- Phương thức chuyển giao kỹ thuật của cán bộ chuyên môn được cử đi luân phiên:
Giảng dạy lý thuyết
Thực hành tại chỗ (cầm tay chỉ việc)
Qua một năm thực hiện Đề án 1816, với 69 cán bộ được cử đi luân phiên đã tiến hành giảng dạy lý thuyết cho hàng nghìn học viên với 54 lớp tập huấn. Tuy nhiên trên thực tế cán bộ bệnh viện Việt Đức đã chuyển giao kỹ thuật chủ yếu là giảng bài trong khi thực hành cho các cán bộ của bệnh viện tuyến tỉnh quan tâm và học hỏi đồng thời lựa chọn 01 cán bộ trẻ có khả năng để truyền thụ kinh nghiệm.
Đối với một số chuyên khoa chuyên sâu như Phẫu thuật Thần kinh, Phẫu thuật Tim mạch và Lồng ngực nếu bệnh viện tuyến tỉnh có rất ít hoặc không có bệnh nhân trong thời gian đi luân phiên thì cán bộ được cử đi luân phiên lựa chọn 01 cán bộ có khả năng của bệnh viện tỉnh về bệnh viện Việt Đức học thực hành (nơi đang có nhiều bệnh nhân chờ được phẫu thuật) và vẫn đảm bảo khám, chữa bệnh chuyên khoa đó tại bệnh viện tuyến tỉnh (kết hợp công tác ở cả bệnh viện Việt Đức và bệnh viện tỉnh nơi đến luân phiên).
Mỗi cán bộ đi tuyến chỉ nên tập trung chuyển giao 01 hoặc 02 kỹ thuật, đảm bảo cho cán bộ bệnh viện tuyến tỉnh thực hiện tốt được kỹ thuật đó. Do vậy, trước mỗi đợt cử cán bộ đi tuyến, Ban chỉ đạo 1816 bệnh viện Việt Đức đều cho họp giữa cán bộ đi luân phiên với Đại diện lãnh đạo bệnh viện, đại diện lãnh đạo khoa thuộc chuyên khoa cán bộ đến luân phiên và Ban chỉ đạo 1816 thống nhất ngoài việc thực hiện nhiệm vụ như một cán bộ của bệnh viện tuyến tỉnh còn chuyển giao kỹ thuật gì cho bệnh viện tuyến dưới. Khi kết thúc đợt công tác, cán bộ đi luân phiên phải viết protocol về kỹ thuật chuyển giao đó, có xác nhận của Ban lãnh đạo bệnh viện tỉnh nơi đến luân phiên.
Căn cứ vào thời gian cử cán bộ đi tuyến theo Đề án 1816 tại bệnh viện Hữu nghị Việt Đức có thể chia ra làm 2 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Từ 01/9/2008 đến 31/12/2008 cán bộ luân phiên đi 01 tháng và cán bộ lãnh đạo chuyên khoa đi 01 tuần.
- Giai đoạn 2: Từ 01/1/2009 đến 01/10/2009 cán bộ luân phiên đi 03 tháng/đợt.
Kết quả cho thấy không nhất thiết cán bộ đi 3 tháng/đợt mới đạt hiệu quả mà ngược lại việc hỗ trợ cho bệnh viện tuyến tỉnh trong giai đoạn 1 của bệnh viện Việt Đức đã được bệnh viện tuyến dưới đánh giá rất cao, đặc biệt như ở bệnh viện đa khoa tỉnh Lai Châu. Cụ thể từ 01/9/2008 đến 30/9/2008, bệnh viện Việt Đức đã cử 04 cán bộ gồm: 01 BS PT chuyên khoa Tiêu hoá, 01BS chuyên khoa Chẩn đoán hình ảnh, 01 KTV nhà mổ và 01 Phó Giáo sư chuyên khoa Phẫu thuật Tiêu hoá. Kết quả đạt được trong thời gian 01 tháng:
* Khám chữa bệnh: hàng ngày khám ngoại trú, khám hội chẩn; khám siêu âm cho 596 bệnh nhân, chụp và đọc kết quả cắt lớp vi tính cho 72 bệnh nhân; tham gia chuẩn bị mổ cho các ca mổ
* Điều trị: hàng ngày điều trị cho 4 -8 giường hậu phẫu tiêu hoá, tiết niệu ..., điều trị phẫu thuật cho 32 trường hợp; điều dưỡng tham gia chăm sóc bệnh nhân hậu phẫu, tham gia 40 ca mổ trong đó có 20 ca mổ nội soi.
* Chuyển giao 12 kỹ thuật/32 bệnh nhân và đã đào tạo được 01PTV mổ nội soi, có thể thực hiện: nội soi chẩn đoán, cắt ruột thừa và 04 dụng cụ viên nội soi; không có bệnh nhân nào phải chuyển lên bệnh viện Việt Đức hay các bệnh viện khác để thực hiện các kỹ thuật siêu âm hay chụp cắt lớp vi tính.
Riêng đối với cán bộ lãnh đạo chuyên khoa, chỉ trong 01 tuần, ngoài việc đi kiểm tra cán bộ thực hiện nhiệm vụ luân phiên còn khám bệnh cho 50 bệnh nhân, khám hội chẩn 10 trường hợp, điều trị phẫu thuật cho 35 trường hợp, đào tạo và chuyển giao một số kỹ thuật về phẫu thuật tiêu hoá cho bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu [11].
Để đạt được kết quả như trên, các cán bộ khi đến thực hiện luân phiên tại bệnh viện đa khoa tỉnh Lai Châu đã tiến hành khảo sát thực trạng chuyên khoa hỗ trợ về nhân lực, khả năng, cơ sở vật chất của bệnh viện để từ đó có phương án hỗ trợ tốt nhất đồng thời được lãnh đạo quan tâm, đáp ứng các đề nghị chuyên môn, khả năng đáp ứng của bệnh viện về kỹ thuật tốt, cán bộ của bệnh viện Lai Châu ham học hỏi, cầu thị. Khi kết thúc đợt công tác, cán bộ đi luân phiên xây dựng mẫu bệnh án nghiên cứu phẫu thuật nội soi, quy trình kỹ thuật chuyển giao (hướng dẫn bơm rửa Kehr, chuẩn bị bệnh nhân mổ phiên; quy trình chụp cắt lớp vi tính gan mật tuỵ, đo thể tích gan trên máy 8 slices của GE, chụp cắt lớp vi tính sọ não, cột sống, lồng ngực, hệ tiết niệu, ống tiêu hoá; quy trình lau rửa, bảo quản dụng cụ nội soi, quy trình vệ sinh phòng mổ, quy trình chuẩn bị và thực hiện phẫu thuật nội soi, kỹ thuật đặt sonde bàng quang).
Qua thực hiện Đề án 1816 một lần nữa khẳng định chuyển giao kỹ thuật tốt nhất cho bệnh viện tuyến dưới là bằng hình thức cầm tay chỉ việc. Tuy nhiên, để đạt kết quả tốt nhất đòi hỏi phải có kế hoạch (cần tập trung hỗ trợ kỹ thuật gì: trang thiết bị có thể đảm bảo được, số lượng bệnh nhân ...) cũng như con người (trẻ, ham học hỏi, tâm huyết với nghề, với bệnh viện), ngoài ra cán bộ được cử đi luân phiên cũng phải đảm bảo về chất lượng, trình độ.
17. Kiến nghị, đề xuất
Đề án 1816 của Bộ Y tế có ý nghĩa hết sức to lớn trong cải cách hệ thống Y tế Việt Nam cũng như hướng tới mục tiêu công bằng trong khám chữa bệnh. Tuy nhiên cách thức triển khai yêu cầu quá nguyên tắc. Quy định cán bộ cử đi luân phiên theo giường bệnh và thời gian đi luân phiên 3 tháng/đợt/01 cán bộ là khá cứng nhắc đối với một bệnh viện có nhiều nét đặc thù như bệnh viện Hữu nghị Việt Đức - bệnh viện chuyên ngành Ngoại khoa tuyến trung ương, tuyến cuối cùng trong hệ thống Y tế Việt Nam, vì vậy bệnh viện luôn trong tình trạng quá tải bệnh nhân.
Để đảm bảo không ảnh hưởng đến công tác khám chữa bệnh của bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, kính đề nghị Bộ Y tế xem xét cho phép bệnh viện được chủ động trong việc cử số lượng cán bộ luân phiên và thời gian đi luân phiên của cán bộ. Nên chăng, vẫn là thực hiện Đề án 1816, nhưng Bộ Y tế giao khoán cho bệnh viện Việt Đức số lượng và chất lượng kỹ thuật chuyển giao cho những bệnh viện tỉnh nào và trong thời gian bao lâu. Như vậy, vừa đảm bảo chất lượng cán bộ đi luân phiên cũng như kỹ thuật được chuyển giao sẽ thành công hơn, khi đó chính là nâng cao chất lượng trong khám chữa bệnh cho nhân dân. Khi bệnh viện tỉnh thực hiện thành công một số kỹ thuật do bệnh viện tuyến trung ương chuyển giao sẽ tạo niềm tin cho người bệnh, từ đó sẽ giải quyết được một phần tình trạng quá tải tại bệnh viện tuyến trung ương, cụ thể là bệnh viện Việt Đức.
Qua đánh giá kết quả đạt được trong thời gian thực hiện Đề án 1816 và mô hình chuyển giao kỹ thuật mà bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã tiến hành hỗ trợ bệnh viện tuyến dưới cho thấynên cử 01 êkíp gồm Bác sỹ phẫu thuật, Bác sỹ gây mê, chẩn đoán hình ảnh và điều dưỡng để đào tạo đồng thời, đồng bộ cho bệnh viện tuyến tỉnh.
Về thực hiện chế độ cho cán bộ đi luân phiên, Bộ Y tế đã chỉ đạo cụ thể và bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã thực hiện rất tốt. Tuy nhiên trong quá trình triển khai vẫn còn gặp một vài vướng mắc nhỏ trong thanh toán tiền đi lại cho các cán bộ đi luân phiên. Theo quy định tại điểm 4, mục 3 của Công văn số 8595/BYT-KH-TC ngày 19/12/2008 của Bộ Y tế: "Hỗ trợ thanh toán tiền đi lại tối đa 04 kỳ/tháng theo chế độ công tác phí hiện hành, trường hợp đi bằng xe cơ quan đưa đón thì không thanh toán" nên quy định thanh toán khoán cụ thể theo km giữa Hà nội với tỉnh đến luân phiên và không trừ vào tiền bồi dưỡng hay tiền công tác phí của cán bộ đi luân phiên nhằm mục đích động viên, khuyến khích cán bộ đi tuyến.
IV. Kết luận
Tóm lại, qua 1 năm thực hiện công tác cử cán bộ chuyên môn luân phiên về hỗ trợ bệnh viện tuyến dưới theo Đề án 1816 của Bộ trưởng Bộ Y tế (từ 01/9/2008 đến 01/10/2009), Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Cụ thể, dưới sự chỉ đạo của Đảng uỷ - Ban Giám đốc, Ban chỉ đạo 1816 bệnh viện Việt Đức đã cử 69 cán bộ chuyên môn gồm 03 Phó Giáo sư, 11 Tiến sỹ, BSCK II, 44 Thạc sỹ, 5 Bác sỹ và 6 Điều dưỡng đi luân phiên hỗ trợ 11 bệnh viện tỉnh trong đó có 10 bệnh viện tỉnh thuộc biên giới và miền núi phía Bắc, chuyển giao cho hàng trăm kỹ thuật thuộc 07 lĩnh vực chuyên khoa Ngoại (PT Thần kinh Sọ não, PT Tim mạch và Lồng ngực, PT Nhi, PT Tiêu hoá, PT Chấn thương Chỉnh hình, PT Cột sống, PT Tiết niệu), chuyên khoa Chẩn đoán hình ảnh, Gây mê Hồi sức, Điều dưỡng theo phương thức giảng dạy lý thuyết và thực hành tại chỗ. Cán bộ bệnh viện Việt Đức đi luân phiên đã tận tình khám, chữa bệnh nội trú, ngoại trú cho bệnh nhân địa phương, phẫu thuật cho 1500 bệnh nhân, ... được Ban lãnh đạo, đồng nghiệp bệnh viện nơi đến luân phiên đánh giá cao.
Thực hiện Đề án 1816, Ban lãnh đạo bệnh viện Việt Đức, Ban lãnh đạo bệnh viện tỉnh nơi cán bộ đến luân phiên quan tâm tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ đi luân phiên hoàn thành tốt nhiệm vụ và cán bộ của bệnh viên tỉnh rất cầu thị, ham học hỏi và hợp tác trong chuyên môn. 35% ý kiến cán bộ đã đi luân phiên cho rằng bệnh viện nơi đến luân phiên có máy móc, trang thiết bị, cơ sở hạ tầng để thực hiện chuyển giao công nghệ cho thấy công tác khảo sát thực trạng, lên kế hoạch và phân bổ cán bộ luân phiên về hỗ trợ bệnh viện tuyến dưới của Ban chỉ đạo là hợp lý. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi còn có nhiều khó khăn khác như thiếu cơ sở vật chất, dụng cụ, trang thiết bị thiết yếu hay thiết bị thiếu đồng bộ, nhân lực thiếu, trình độ cán bộ bệnh viện tỉnh còn hạn chế.
Năm 2010, bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ cử cán bộ chuyên môn luân phiên về hỗ trợ bệnh viện tuyến dưới theo Đề án 1816 trên cơ sở đề xuất của Bệnh viện Việt Đức được Bộ Y tế đồng ý cho phép thực hiện là được chủ động trong việc cử số lượng cán bộ luân phiên và thời gian đi luân phiên của cán bộ mà vẫn đảm bảo số lượng và chất lượng kỹ thuật chuyển giao cho những bệnh viện tỉnh trong khoảng thời gian nhất định.
Tài liệu tham khảo
1. Kế hoạch triển khai Đề án
2. Quyết định số 545/QĐ - VĐ thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Đề án 1816 của Bệnh viện Việt Đức
3. Chương trình triển khai Đề án " Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cử cán bộ chuyên môn luân phiên về hỗ trợ bệnh viện tuyến dưới nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh"
4. Phiếu điều tra thực trạng chuyên ngành Ngoại khoa, Chẩn đoán hình ảnh, Gây mê hồi sức
5. Biên bản họp (Bản cam kết, Hợp đồng) với đại diện của bệnh viện tuyến tỉnh.
6. Biên bản họp với lãnh đạo khoa (phòng) của bệnh viện Việt Đức.
7. Quy định đối với cán bộ công chức được cử đi tuyến
8. Mẫu báo cáo tổng kết đợt công tác tại bệnh viện tỉnh đối với cán bộ chuyên môn luân phiên thực hiện Đề án 1816.
9. Mẫu phiếu đánh giá của bệnh viện tỉnh được hỗ trợ đối với cán bộ được cử đi tuyến
10. Bảng danh sách cán bộ thực hiện luân phiên theo Đề án 1816 của bệnh viện Hữu nghị Việt Đức từ 01/9/2008 đến 01/10/2009 đề nghị xét tặng bằng khen của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Ngôi nhà thứ hai của ngư dân
Y tế - 10 năm trướcGiadinhNet - Từ mô hình "Quỹ y tế" cùng với tập thể y, bác sỹ đầy tâm huyết đã đưa một xã nghèo ven biển trở thành điểm sáng về chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân- Đó là trạm y tế xã Diễn Vạn, huyện Diễn Châu – Nghệ An- đơn vị đầu tiên tại địa phương đạt chuẩn quốc gia về y tế, được vinh dự đón nhận danh hiệu Anh hùng lao động năm 2009.
Hồ Chí Minh với quan điểm về sức khỏe, y tế và đạo đức của người thầy thuốc
Y tế - 10 năm trướcGiadinhNet - Hướng tới Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2) báo Gia đình & Xã hội xin trân trọng trích giới thiệu tài liệu viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh với quan điểm sức khỏe, y tế và đạo đức của người thầy thuốc trong cuốn sách “Một số vấn đề xây dựng ngành y tế phát triển ở Việt Nam” của Cố Giáo sư - TS Đỗ Nguyên Phương, Nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương khẳng định mũi nhọn khi có Đề án 1816
Y tế - 10 năm trướcNăm 2011, thực hiện chương trình hợp tác với Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương đã có nhiều khởi sắc, đặc biệt trong lĩnh vực ngoại khoa.

Lợi ích kép với người bệnh và bệnh viện
Y tế - 10 năm trướcNgày 6/6/2014 là ngày ghi dấu đặc biệt khi lần đầu tiên Bệnh viện Nhi đồng - Đồng Nai thực hiện thành công phẫu thuật chấn thương sọ não với sự hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật của Bệnh viện Nhi đồng 2 (thành phố Hồ Chí Minh).

Người dân hưởng lợi khi bệnh viện nâng cao chuyên môn
Y tế - 10 năm trướcTừ khi tái thành lập vào năm 2007 đến nay, bằng việc tập trung đầu tư về con người, trang thiết bị và không ngừng áp dụng các kỹ thuật cao, Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ ngày càng khẳng định vị thế của bệnh viện hạng I cấp thành phố trực thuộc Trung ương. Nhiều trường hợp bệnh thay vì phải chuyển viện lên thành phố Hồ Chí Minh, nay đã được điều trị ngay tại địa phương.

Cải tiến quy trình khám chữa bệnh: Người bệnh đã giảm thời gian chờ đợi
Y tế - 10 năm trướcCải tiến quy trình khám, chữa bệnh, cải cách thủ tục hành chính trong khám, chữa bệnh là một trong những mục tiêu quan trọng của ngành Y tế nhằm giảm thời gian chờ đợi, nâng cao sự hài lòng của người dân khi đến khám và điều trị tại các cơ sở khám, chữa bệnh.

Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí Quảng Ninh tích cực hỗ trợ chuyên môn cho các đơn vị
Y tế - 10 năm trướcThực hiện Đề án 1816 của Bộ Y tế, từ nhiều năm qua Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí Quảng Ninh đã luôn duy trì hoạt động tổ chức các đợt tập huấn, chuyển giao kỹ thuật cho bệnh viện tuyến huyện trong tỉnh và nhiều bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện các tỉnh lân cận.

Đắc Nông: Ban hành chính sách đãi ngộ bác sỹ
Y tế - 10 năm trướcVừa qua, Hội đồng Nhân dân tỉnh Đắc Nông đã thông qua Nghị quyết quy định chính sách thu hút, đãi ngộ đối với bác sỹ, dược sỹ đại học và sau đại học về công tác tại các cơ quan, đơn vị y tế công lập trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2015-2020.

Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn triển khai hoạt động Phòng khám vệ tinh Chấn thương chỉnh hình
Y tế - 10 năm trướcNgày 6/10, Bệnh viện Đa khoa sài Gòn phối hợp với bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình chính thức triển khai hoạt động Phòng khám vệ tinh chuyên khoa cột sống, chỉnh hình, cơ xương khớp. Hoạt động Phòng khám vệ tinh do bác sĩ của Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình trực tiếp khám, tư vấn và điều trị bệnh nhân.

Ứng dụng khoa học công nghệ trong khám chữa bệnh: Giảm vượt tuyến, nâng nội lực
Y tế - 10 năm trướcNhững năm qua, với việc đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ KHCN vào công tác khám chữa bệnh đã góp phần nâng tỷ lệ những ca điều trị thành công, giảm chi phí và thời gian khám chữa bệnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân.

Cải tiến quy trình khám chữa bệnh: Người bệnh đã giảm thời gian chờ đợi
Y tếCải tiến quy trình khám, chữa bệnh, cải cách thủ tục hành chính trong khám, chữa bệnh là một trong những mục tiêu quan trọng của ngành Y tế nhằm giảm thời gian chờ đợi, nâng cao sự hài lòng của người dân khi đến khám và điều trị tại các cơ sở khám, chữa bệnh.