Báo cáo triển khai thực hiện Đề án 1816 và công tác đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn cho tuyến dưới tại Bệnh viện Bạch Mai
Giadinh.net - Là một Bệnh viện đa khoa hoàn chỉnh lớn nhất của cả nước, với bề dầy lịch sử gần 100 năm và đội ngũ thầy thuốc là các Giáo sư, Bác sỹ giàu kinh nghiệm, tâm huyết với nghề, Bệnh viện Bạch Mai luôn là địa chỉ tin cậy cho các cơ y tế trong cả nước lựa chọn để đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đáp ứng với nhu cầu dịch vụ y tế chuyên sâu phục vụ nhân dân từ khắp mọi miền của Tổ quốc.
Do vậy, công tác Đào tạo, Chỉ đạo tuyến nâng cao năng lực chuyên môn cho y tế tuyến cơ sở luụn là một trong những nhiệm vụ quan trọng gắn liền với sự phát triển và trưởng thành của bệnh viện trong nhiều năm qua.
Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, trước sự tác động của nền kinh tế thị trường, sự mất cân đối về nguồn nhân lực y tế tại các vùng miền đã dẫn tới tình trạng quá tải cho các bệnh viện tuyến trên do chưa đáp ứng được nhu cầu chăm súc sức khoẻ người dõn tại cỏc tuyến cơ sở, Bộ Trưởng Bộ Y tế đã ra Quyết định số 1816, ngày 26 tháng 5 năm 2008 về việc “Cử cán bộ chuyên môn từ các bệnh viện tuyến trên luân phiên về hỗ trợ các bệnh viện tuyến dưới nhằm nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh”.
Với Bệnh viện Bạch Mai, đây được coi là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng được Đảng uỷ - Ban Giám đốc quan tâm chỉ đạo thực hiện, đưa các cán bộ chuyên môn giàu kinh nghiệm, tõm huyết với nghề luân phiên về hỗ trợ tuyến dưới giỳp cho đồng bào tại cỏc vựng xa xụi được hưởng những dịch vụ y tế chuyờn sõu trong cụng tỏc chăm súc và bảo vệ sức khoẻ, từng bước tiến tới mục tiêu giảm tải bệnh viện. Thực hiện chủ trương đú, ngày 13 thỏng 02 năm 2009, Bệnh viện đó tổ chức Hội nghị Đào tạo - Chỉ đạo tuyến, triển khai Đề án 1816 giai đoạn 2008 - 2010 và ký kết hợp tác trỏch nhiệm với 11 tỉnh tham gia Đề án 1816 của Bệnh viện Bạch Mai.
Sau một năm triển khai thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng (từ quý 4/2008 đến quý 3/2009) với sự nỗ lực của toàn thể cán bộ viên chức, sự chỉ đạo chặt chẽ của Ban Giám đốc Bệnh viện, Trung tâm đào tạo - Chỉ đạo tuyến đã cùng với Ban chỉ đạo Đề án 1816 Bệnh viện tổ chức nhiều đoàn công tác đưa gần 100 cán bộ luân phiên về 18 bệnh viện của 11 tỉnh trong phạm vi Đề án - Với 2 nhóm đích: hỗ trợ nguồn nhân lực chất lượng cao cho các bệnh viện tỉnh miền núi phía Bắc (Yên Bái, Điện Biên, Lai Châu, Hà Giang, Lào Cai) và tăng cường chuyển giao kỹ thuật cho các bệnh viện có bán kính dưới 100km về Hà Nội để giảm tình trạng vượt tuyến (Hoà Bình, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Nam Định, Hưng Yên, Hà Nam). Mặc dù Đề án 1816 được triển khai trong giai đoạn bệnh viện bắt đầu thực hiện Nghị định 43 với nhiều biến động về đội ngũ Lãnh đạo chủ chốt bệnh viện, cũng như tình trạng quá tải của một bệnh viện đa khoa đầu ngành tuyến cuối nhưng các đồng chí trong Ban Giám đốc Bệnh viện đã luôn luôn dẫn đầu trong mỗi chuyến công tác đưa cán bộ trực tiếp về cơ sở. Sự quan tâm đó, vừa là sự chỉ đạo vừa là sự động viên đối với mỗi cán bộ luân phiên, đã khích lệ họ đem hết tâm huyết và trách nhiệm của mình, chủ động, sáng tạo, linh hoạt trong công tác, không chỉ ”làm thay” mà còn “làm thầy”, tư vấn, chỉ đạo, chia sẻ, chuyển giao kiến thức và kỹ năng chuyên môn cho các đồng nghiệp tuyến dưới.
Để giúp cho cán bộ phát huy tối đa những năng lực, sở trường của mình trong 3 tháng luân phiên, Trung tâm Đào tạo-Chỉ đạo tuyến Bệnh viện còn tổ chức các chuyến công tác đưa Lãnh đạo các chuyên ngành về cơ sở tiếp tục khảo sát, đánh giá, xác định những nhu cầu mới; tư vấn những giải pháp định hướng đầu tư và phát triển hiệu quả, phù hợp cho từng lĩnh vực cụ thể và cùng với các cán bộ luân phiên tổ chức được trên 60 khoá đào tạo liên tục - chuyển giao kỹ thuật, kỹ năng chuyên môn thiết thực trong công tác khám chữa bệnh cho 3000 lượt học viên (có mời cả các cán bộ y tế tuyến huyện tham dự). Thông qua các hoạt động đó, trong một năm qua cán bộ luân phiên của Bệnh viện Bạch Mai đã giúp cho các bệnh viện tuyến dưới đào tạo được nhiều bác sỹ định hướng chuyên sâu về một số chuyên ngành nội khoa: Hô hấp, Thận - tiết niệu, Thần kinh, Dự ứng-miễn dịch lâm sàng, Cơ xương khớp...; chuyển giao được hàng trăm kỹ thuật chuyên môn, cấp chứng chỉ cho các cán bộ được chuyển giao hoàn chỉnh các kỹ thuật tiêm khớp, nội soi thực quản - dạ dày - tá tràng, điện tim; thành lập mới và đưa vào hoạt động hiệu quả nhiều phòng kỹ thuật-thủ thuật: tiêm và chọc dò khớp, tư vấn hen, truyền máu, thắt trĩ ... và đã có hàng trăm ca bệnh hiểm nghèo được cán bộ y tế cơ sở cứu sống bằng những trang thiết bị hiện có ngay trên mảnh đất quê hương mình với sự tham gia cộng tác của các cán bộ luân phiên.
Ngoài ra, Trung tâm Đào tạo - Chỉ đạo tuyến cũng đã tổ chức được nhiều chuyến khảo sát, đánh giá thực trạng, xây dựng kế hoạch hỗ trợ cụ thể cho những lĩnh vực chuyên môn mang tính đặc thù: mỏng về nhân lực và yếu về kỹ năng thực hành như xét nghiệm vi sinh, giải phẫu bệnh,.. Sau những buổi làm việc đó, đoàn công tác đã tư vấn và thống nhất đề nghị Lãnh đạo các bệnh viện cần trang bị những thiết bị, vật tư tối thiểu phục vụ hiệu quả cho hoạt động chuyển giao kỹ thuật của các bộ khi về luân phiên. Một trong những điển hình đó là khoa Vi sinh bệnh viện tỉnh Hưng yên, khoa Vi sinh bệnh viện tỉnh Hà nam... Mô hình này tiếp tục được nhân rộng với việc đưa các cán bộ luân phiên của Trung tâm Giải phẫu bệnh - tế bào học về hỗ trợ cho bệnh viện tỉnh Hà Nam, Nam Định, Hoà Bình.... từ quý 4/2009.
Nhằm tăng cường sự gắn kết giữa Trung ương và địa phương trong việc triển khai đồng bộ Đề án 1816 theo chủ trương của Bộ Y tế, cán bộ luân phiên của Bệnh viện Bạch Mai còn cùng với cán bộ y tế của bệnh viện tuyến tỉnh tiến hành chuyển giao kỹ thuật mổ sản - phụ khoa, khám sàng lọc bệnh nhân, cấp phát thuốc miễn phí và tặng quà cho đồng bào các dân tộc vùng sâu, vùng xa tại tuyến huyện: Nghĩa Lộ, Mù Căng Chải (tỉnh Yên Bái) với sự kết hợp tham gia của Công đoàn và Đoàn Thanh niên Bệnh viện. Như vậy Đề án 1816 ở Bệnh viện Bạch Mai đã được Ban Giám đốc Bệnh viện quán triệt chỉ đạo và phát huy sức mạnh một cách sâu, rộng, toàn diện trên mọi lĩnh vực, tới mọi thành viên trong bệnh viện.
Bên cạnh Đề án 1816, từ năm 2005 đến nay, mỗi năm Bệnh viện Bạch Mai còn được Bộ Y tế giao chỉ tiêu đào tạo cho 10 -12 lớp với trên 200 lượt học viên thuộc khuôn khổ Đề án nâng cấp bệnh viện đa khoa tuyến huyện và liên huyện bằng nguồn vốn vay của Chính phủ. Đây là một trong những chương trình đào tạo gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình tổ chức do tình trạng thiếu nhân lực tại tuyến cơ sở, không đủ cán bộ để vừa hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn vừa đi học tập nâng cao trình độ ở tuyến trên. Để khắc phục bất cập này, Bệnh viện đã trình Bộ Y tế và Vụ Khoa học đào tạo phê duyệt chủ trương kết hợp tổ chức một số khoá đào tạo thuộc Đề án ngay tại các tỉnh có cán bộ về luân phiên: xét nghiệm hoá sinh tại BV tỉnh Hoà Binh, Xét nghiệm huyết học tại BV tỉnh Hưng Yên, Xét nghiệm Vi sinh tại BV tỉnh Hà Nam... Việc kết hợp linh hoạt này vừa phát huy được vai trò của cán bộ tuyến dưới trong công tác tự đào tạo, vừa tạo cơ hội thuận lợi, thu hút được nhiều học viên tham gia các khoá học.
Ngoài các chương trình đào tạo liên tục, chuyển giao kỹ thuật cho các bệnh viện tuyến dưới, Bệnh viện Bạch Mai còn là cơ sở thực hành, phối hợp với các trường Đại hoc, Trung học y - dược triển khai và quản lý các chương trình đào tạo chính quy với các trình độ và đối tượng khác nhau. Cùng với chiều dầy lịch sử, hoạt động đào tạo của Bệnh viện Bạch Mai ngày càng phát triển cả về quy mô tổ chức và chất lượng đào tạo đáp ứng yêu cầu thực tế, góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng và năng lực đội ngũ cán bộ y tế cho bệnh viện và các tuyến y tế cơ sở. Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 23 tháng 2 năm 2005 của Bộ Chính trị về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới và trong Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế Việt Nam giai đoạn từ năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 đã nhấn mạnh vấn đề phát triển nguồn nhân lực, trong đó đã đưa ra chỉ tiêu phấn đấu đạt trên 7 bác sĩ/10.000 dân vào năm 2010; trên 8 bác sĩ/10.000 dân vào năm 2020 và phát triển nguồn nhân tài, cán bộ y tế trên đại học cung cấp cho các cơ sở y tế. Để đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội, hệ thống đào tạo nhân lực y tế của nước ta đã từng bước thay đổi và tiếp cận với nền giáo dục y học Quốc tế. Tuy vậy, tính đến thời điểm này, nước ta mới có 9 trường đại học y, hàng năm cung cấp cho ngành khoảng gần 5000 nhân viên y tế bậc đại học mới. Trong khi đó con số đào tạo bác sĩ chuyên khoa cấp 1, bác sĩ chuyện khoa cấp 2 - những cán bộ chuyên y có trình độ thực hành cao, với mới chỉ đáp ứng được khoảng 20% nhu cầu cấp thiết cho ngành.
Trước thực trạng thiếu nhân lực y tế phục vụ cho các cơ sở khám chữa bệnh, đặc biệt là các cán bộ có trình độ chuyên môn và kỹ năng chuyên sâu về thực hành lâm sàng, Bộ Y tế đã phê duyệt Đề án đào tạo chính quy sau đại học của Bệnh viện Bạch Mai với các mục tiêu căn bản: Xây dựng và phát triển các hệ đào tạo chính quy mang y hiệu Bệnh viện Bạch Mai (BS nội trú, BSCK1, BSCK2) thuộc các chuyên ngành mũi nhọn; Đào tạo khoảng 100 BS nội trú, 800 BSCK1, 400 BSCK2 đến năm 2015, có năng lực làm việc tốt tại các cơ sở y tế; Xây dựng mô hình đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nhân rộng đến nhiều bệnh viện đầu ngành và các trường đào tạo y dược của hệ thống giáo dục đào tạo y học trong nước. Với vai trò và nhiệm vụ mới được Bộ Y tế giao phó, Bệnh viện Bạch Mai sẽ là một trong những đơn vị tiên phong trong hoạt động đào tạo chính quy sau đại học. Vì vậy, việc xây dựng, hoàn thiện và chuẩn hoá các chương trình - tài liệu đào tạo liên tục, mở các mã ngành đào tạo chính quy, liên thông các loại hình đào tạo, phối hợp với các hoạt động chỉ đạo tuyến, xây dựng hệ thống các bệnh viên vệ tinh và luân phiên cán bộ là niềm vinh dự, tự hào của đội ngũ cán bộ viên chức bệnh viện nhưng cũng là một trong những nhiệm vụ hết sức nặng nề được Ban Lãnh đạo Bệnh viện Bạch Mai xác định trong những năm tới.
Cũng trong năm 2009, Bệnh viện Bạch Mai còn được Bộ Y tế chính thức phê duyệt Đề án bệnh viện vệ tinh với mục tiêu nâng cao năng lực chuyên môn và quản lý cho cán bộ y tế, mở rộng, phát triển, tăng cường chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại các bệnh viện tuyến tỉnh một cách bền vững, đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu phục vụ người bệnh ngay tại cơ sở, rút ngắn khoảng cách về chất lượng dịch vụ y tế giữa Trung ương và địa phương, góp phần giảm tải cho Bệnh viện Bạch Mai và các bệnh viện tuyến trên. Đáp ứng các tiêu chí ưu tiên của Bộ Y tế, 8 bệnh viện đã được lựa chọn trong Đề án xây dựng hệ thống các Bệnh viện vệ tinh của Bệnh viện Bạch Mai (giai đoạn 2009 – 2013) gồm: Bệnh viện tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Sơn La, Nam Định, Nghệ An, Bệnh viện Lào Cai II, Bệnh viện Hà Đông (Hà Nội) và Bệnh viện Phố nối (Hưng Yên).
Với những trải nghiệm sau hơn một năm hoạt động, có thể nói luân phiên cán bộ thực hiện Đề án 1816 đến nay đã được khẳng định là một giải pháp hữu hiệu phù hợp với tình hình thực tiễn, tạm thời khắc phục những khó khăn trước mắt cho ngành về thực trạng thiếu hụt nguồn nhân lực kết hợp với mục tiêu đưa các dịch vụ y tế chuyên sâu về tận cơ sở. Bên cạnh đó, liên thông đào tạo, giao quyền cho các bệnh viện hạng đặc biệt, hạng I có đủ năng lực được triển khai các loại hình đào tạo chính quy sau đại học, xây dựng hệ thống các bệnh viện vệ tinh được Bộ Y tế coi là những giải pháp chiến lược và bền vững nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và các dịch vụ y tế, đảm bảo tính công bằng trong công tác chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân và giảm tải bệnh viện.
Với quan điểm chỉ đạo đó, hiện nay Bệnh viện Bạch Mai đang được Bộ Y tế giao nhiệm vụ triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao năng lực y tế tuyến cơ sở song song với việc xây dựng hoàn thiện một mô hình Trung tâm y học hàng đầu trong cả nước, vừa đảm đương công tác khám chữa bệnh chuyên sâu tuyến cuối vừa là một địa chỉ đào tạo tin cậy cung cấp nguồn nhân lực y tế có chất lượng cao đưa ngành y tế nước nhà từng bước hội nhập với các nước trong khu vực và trên Thế giới.
Ngôi nhà thứ hai của ngư dân
Y tế - 10 năm trướcGiadinhNet - Từ mô hình "Quỹ y tế" cùng với tập thể y, bác sỹ đầy tâm huyết đã đưa một xã nghèo ven biển trở thành điểm sáng về chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân- Đó là trạm y tế xã Diễn Vạn, huyện Diễn Châu – Nghệ An- đơn vị đầu tiên tại địa phương đạt chuẩn quốc gia về y tế, được vinh dự đón nhận danh hiệu Anh hùng lao động năm 2009.
Hồ Chí Minh với quan điểm về sức khỏe, y tế và đạo đức của người thầy thuốc
Y tế - 10 năm trướcGiadinhNet - Hướng tới Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2) báo Gia đình & Xã hội xin trân trọng trích giới thiệu tài liệu viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh với quan điểm sức khỏe, y tế và đạo đức của người thầy thuốc trong cuốn sách “Một số vấn đề xây dựng ngành y tế phát triển ở Việt Nam” của Cố Giáo sư - TS Đỗ Nguyên Phương, Nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương khẳng định mũi nhọn khi có Đề án 1816
Y tế - 10 năm trướcNăm 2011, thực hiện chương trình hợp tác với Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương đã có nhiều khởi sắc, đặc biệt trong lĩnh vực ngoại khoa.

Lợi ích kép với người bệnh và bệnh viện
Y tế - 10 năm trướcNgày 6/6/2014 là ngày ghi dấu đặc biệt khi lần đầu tiên Bệnh viện Nhi đồng - Đồng Nai thực hiện thành công phẫu thuật chấn thương sọ não với sự hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật của Bệnh viện Nhi đồng 2 (thành phố Hồ Chí Minh).

Người dân hưởng lợi khi bệnh viện nâng cao chuyên môn
Y tế - 10 năm trướcTừ khi tái thành lập vào năm 2007 đến nay, bằng việc tập trung đầu tư về con người, trang thiết bị và không ngừng áp dụng các kỹ thuật cao, Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ ngày càng khẳng định vị thế của bệnh viện hạng I cấp thành phố trực thuộc Trung ương. Nhiều trường hợp bệnh thay vì phải chuyển viện lên thành phố Hồ Chí Minh, nay đã được điều trị ngay tại địa phương.

Cải tiến quy trình khám chữa bệnh: Người bệnh đã giảm thời gian chờ đợi
Y tế - 10 năm trướcCải tiến quy trình khám, chữa bệnh, cải cách thủ tục hành chính trong khám, chữa bệnh là một trong những mục tiêu quan trọng của ngành Y tế nhằm giảm thời gian chờ đợi, nâng cao sự hài lòng của người dân khi đến khám và điều trị tại các cơ sở khám, chữa bệnh.

Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí Quảng Ninh tích cực hỗ trợ chuyên môn cho các đơn vị
Y tế - 10 năm trướcThực hiện Đề án 1816 của Bộ Y tế, từ nhiều năm qua Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí Quảng Ninh đã luôn duy trì hoạt động tổ chức các đợt tập huấn, chuyển giao kỹ thuật cho bệnh viện tuyến huyện trong tỉnh và nhiều bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện các tỉnh lân cận.

Đắc Nông: Ban hành chính sách đãi ngộ bác sỹ
Y tế - 10 năm trướcVừa qua, Hội đồng Nhân dân tỉnh Đắc Nông đã thông qua Nghị quyết quy định chính sách thu hút, đãi ngộ đối với bác sỹ, dược sỹ đại học và sau đại học về công tác tại các cơ quan, đơn vị y tế công lập trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2015-2020.

Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn triển khai hoạt động Phòng khám vệ tinh Chấn thương chỉnh hình
Y tế - 10 năm trướcNgày 6/10, Bệnh viện Đa khoa sài Gòn phối hợp với bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình chính thức triển khai hoạt động Phòng khám vệ tinh chuyên khoa cột sống, chỉnh hình, cơ xương khớp. Hoạt động Phòng khám vệ tinh do bác sĩ của Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình trực tiếp khám, tư vấn và điều trị bệnh nhân.

Ứng dụng khoa học công nghệ trong khám chữa bệnh: Giảm vượt tuyến, nâng nội lực
Y tế - 10 năm trướcNhững năm qua, với việc đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ KHCN vào công tác khám chữa bệnh đã góp phần nâng tỷ lệ những ca điều trị thành công, giảm chi phí và thời gian khám chữa bệnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân.

Cải tiến quy trình khám chữa bệnh: Người bệnh đã giảm thời gian chờ đợi
Y tếCải tiến quy trình khám, chữa bệnh, cải cách thủ tục hành chính trong khám, chữa bệnh là một trong những mục tiêu quan trọng của ngành Y tế nhằm giảm thời gian chờ đợi, nâng cao sự hài lòng của người dân khi đến khám và điều trị tại các cơ sở khám, chữa bệnh.