Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bệnh da mùa hè: Dị ứng với ánh nắng

Thứ hai, 10:49 07/05/2012 | Sống khỏe

GiadinhNet - Theo BS. Bích Ngọc, chuyên khoa da liễu (Trung tâm Trung tâm tư vấn sức khỏe UCARE- Hà Nội), dị ứng ánh nắng thường xuất hiện khoảng 24h sau khi chúng ta tiếp xúc với ánh nắng.

 
Thương tổn bắt đầu ở vùng hở sau đó có thể lan ra khắp người. Nếu không chữa trị dứt điểm, bệnh có thể tiến triển thành mạn tính.
 
Nhiều bệnh lý vì tiếp xúc với nắng hè

Cũng theo BS. Bích Ngọc, biểu hiện của dị ứng ánh nắng là những thương tổn da có thể là chàm cấp tính, sẩn ngứa, mề đay với những tổn thương cơ bản là các bọng nước, sẩn, mụn nước. Nguyên nhân là bởi mồ hôi túa ra làm phần vải cọ xát da (như cạp quần, áo chíp) bị mẩn đỏ từng mảng lớn, ngứa ngáy rất khó chịu. Nếu gãi, chà chỗ ngứa thì mảng ngứa dễ lan rộng và có thể nổi mụn nước li ti. Bệnh rất khó chịu vì ngứa ngáy, nặng hơn có thể gây khó thở (do phù nề niêm mạc đường hô hấp).

Nhiễm độc ánh sáng cũng là một trong những bệnh lý cần lưu ý khi tiếp xúc với nắng hè. Theo TS. Nguyễn Văn Thường, Bộ môn Da liễu – ĐH Y Hà Nội, ai cũng có thể bị nhiễm độc ánh sáng dưới tác dụng trực tiếp của ánh nắng trên da. Tùy màu da mà mức độ cảm ứng ánh nắng khác nhau: Người trẻ cảm ứng ánh sáng là 100%, trẻ em 5%, từ 60 – 90 tuổi là 65%. Tác nhân gây ra nhiễm độc ánh nắng là các hoá chất sử dụng tại chỗ hoặc toàn thân như: Xuất hiện sau khi dùng nước hoa, hoặc thuốc mầu, một số thuốc chống ung thư… Phơi da dưới nắng gặp tia UVB còn làm khởi phát một số bệnh da do nhạy cảm ánh sáng như: Đợt tái phát của bệnh hekpes môi, mụn trứng cá, bệnh trứng cá đỏ, sạm da… Tia UVB trong ánh nắng còn làm gia tăng sinh sản các tế bào sừng của da, làm dày lớp thượng bì - đặc biệt là lớp sừng. Với người bị mụn trứng cá, hiện tượng tăng sừng rất tai hại vì nó làm tăng thêm sự ứ đọng chất bã, làm tăng các cồi mụn và làm xuất hiện những sang thương viêm nhiều hơn vài tuần sau khi phơi nắng.

Chứng hồng ban (đỏ da) hay xuất hiện sau khi phơi nắng, đi nắng nhiều. Hay gặp nữa là tạo ra sắc tố chậm làm nâu da, gây sạm da, màu đồng do tăng sức chứa hắc tố melanine trong da - một phản ứng của da khi phơi mình dưới ánh nắng. Nâu da thường xảy ra khoảng 2 ngày sau khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời và tác dụng tối đa vào khoảng ngày thứ 20 sau đó dần biến mất dần nếu không phơi nắng lại.
 
Phòng ngừa

BS. Bích Ngọc cho rằng, mùa nắng nóng cần giữ da sạch khô ở các vùng quần áo hay bị cọ xát. Khi mắc các chứng bệnh mẩn ngứa da, mề đay… nên để vùng da bị ngứa đỏ đó thoáng (như thay, hoặc nới lỏng quần áo rồi lau khô mồ hôi). Trước khi ra nắng nên lau khô các vùng da dễ bị cọ xát, rồi bôi kem Nizoral (2 lần/ngày) để vùng da đó thoáng khô, se lại, bị cọ xát sẽ ít bị tổn thương. Nên mặc quần áo thấm mồ hôi, tránh loại vải cứng. Có nhiều biệt dược khác nhau và rất hữu hiệu để khu trú vùng da tổn thương, nhưng khi sử dụng cần phải có chỉ định của bác sĩ.

Để giảm thiểu mắc các bệnh về da, mùa hè nên hạn chế ra nắng, nhất là khoảng thời gian từ 10 – 16 giờ (lúc nắng đứng bóng và nóng đỉnh điểm trong ngày). Nếu ra đường nhớ mặc áo quần dài, dùng các biện pháp bảo vệ da như mặc áo chống nắng, đeo kính râm, đội nón, mũ rộng vành…

Kem chống nắng giúp bảo vệ da trước những tia cực tím độc hại nên thoa 30 phút trước khi đi nắng và phải thoa dày toàn thân nếu đi tắm biển, phơi nắng. Tuy nhiên, cũng không nên coi kem chống nắng là cách duy nhất bảo vệ da bởi liên tục thoa kem chống nắng (dù hệ số SPF 8 -thấp nhất) cũng ngăn cản tổng hợp vitamin D cho da.

Theo BS. Võ Thị Bạch Sương, Bộ môn Da liễu, Trường ĐH Y Dược TP Hồ Chí Minh, nếu bị mề đay, ngứa mẩn lâu và nhiều lần cần phải đi khám làm các xét nghiệm và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa ở các bệnh viện da liễu, hoặc các phòng khám có chuyên khoa về da để tìm nguyên nhân chữa trị dứt điểm. Không nên tự ý dùng các loại thuốc, kể cả thuốc nam khi chưa có chỉ dẫn của bác sĩ. Tuỳ thuộc vào từng tình trạng bệnh cụ thể mà bác sĩ sẽ quyết định đường dùng thuốc cho người bệnh như uống, tiêm, truyền…
Đeo kính râm, đội nón mũ rộng vành khi ra nắng sẽ giúp bạn bảo vệ làn da.
 
Trà Giang
baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Y tế - 5 giờ trước

GĐXH – Bệnh nhân được đưa vào viện trong tình trạng rất nặng, sốt cao 41 độ, mụn nước và nhiều mụn mủ toàn thân, loét miệng họng, ý thức chậm…

9 thói quen tốt đánh bại chứng mất ngủ

9 thói quen tốt đánh bại chứng mất ngủ

Sống khỏe - 6 giờ trước

Mất ngủ là rối loạn được đặc trưng bởi việc khó đi vào giấc ngủ. Người bị mất ngủ thường cảm thấy mệt mỏi khi thức dậy. Mất ngủ không chỉ làm suy giảm năng lượng và cảm xúc, mà còn gây tổn hại cho cả sức khỏe, công việc và chất lượng cuộc sống.

Loại củ được ví như nhân sâm trắng, giúp giải độc gan tự nhiên, rẻ tiền và được bán đầy chợ Việt

Loại củ được ví như nhân sâm trắng, giúp giải độc gan tự nhiên, rẻ tiền và được bán đầy chợ Việt

Sống khỏe - 9 giờ trước

GĐXH - Giải độc gan bằng thực phẩm tự nhiên là phương thuốc tốt nhất để hỗ trợ quá trình chữa bệnh của gan, trong đó phải kể đến của cải trắng.

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Y tế - 10 giờ trước

GĐXH - Sau khi bị thương, người bệnh đã được người nhà nhai lá cây và tự ý đắp vào tổn thương theo kinh nghiệm dân gian khiến cho vết thương tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử gây nguy hiểm cho người bệnh.

Trẻ viêm tiểu phế quản có nên dùng thuốc kháng sinh?

Trẻ viêm tiểu phế quản có nên dùng thuốc kháng sinh?

Mẹ và bé - 11 giờ trước

Trẻ bị viêm tiểu phế quản sẽ xuất hiện các biểu hiện như khó thở, thở khò khè, có thể gây suy hô hấp. Vậy khi trẻ bị viêm tiểu phế quản cha mẹ cần làm gì, chăm sóc như thế nào và có nên dùng thuốc kháng sinh?

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Y tế - 11 giờ trước

GĐXH – Khi thấy con có biểu hiện đau đầu kéo dài, tăng dần cả cường độ và tần suất trong thời gian dài, gia đình quyết định đưa con đi khám và phát hiện bệnh.

Chuyên gia Bộ Y tế nói gì về thông tin vaccine AstraZeneca COVID-19 có thể dẫn đến nguy cơ đông máu?

Chuyên gia Bộ Y tế nói gì về thông tin vaccine AstraZeneca COVID-19 có thể dẫn đến nguy cơ đông máu?

Sống khỏe - 13 giờ trước

Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê: Ban đầu khi triển khai tiêm vaccine COVID-19, chúng ta rất thận trọng, Bộ Y tế đã xây dựng quy trình tiêm chủng, người tiêm phải đo huyết áp, khám sàng lọc trước khi tiêm, theo dõi sau tiêm tại điểm tiêm.

Vì sao cần bổ sung vitamin D khi bị viêm khớp dạng thấp?

Vì sao cần bổ sung vitamin D khi bị viêm khớp dạng thấp?

Sống khỏe - 14 giờ trước

Viêm khớp dạng thấp khiến người bệnh bị đau khớp, mệt mỏi, yếu cơ, giảm chuyển động khớp… Việc bổ sung đủ lượng vitamin D cần thiết có thể giúp người bệnh giảm các triệu chứng này và hạn chế nguy cơ biến chứng của bệnh.

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Y tế - 17 giờ trước

GĐXH - Cả hai cháu nhập viện trong tình trạng bị suy hô hấp, sốc nhiễm trùng đường tiêu hóa. Trong đó, 1 cháu có thời điểm bị ngưng tim, ngưng thở nhưng đã được các bác sĩ tiến hành hồi sức và tim cháu đã đập trở lại.

Phụ nữ nên biết 7 nguyên nhân gây ung thư buồng trứng

Phụ nữ nên biết 7 nguyên nhân gây ung thư buồng trứng

Bệnh thường gặp - 18 giờ trước

Ung thư buồng trứng là một trong những căn bệnh ung thư phổ biến ở nữ giới, sau ung thư vú và ung thư cổ tử cung. Biết các yếu tố nguy cơ có thể giúp phụ nữ phát hiện các triệu chứng ung thư buồng trứng dễ bị bỏ qua.

Top