Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bệnh than phát tán, dân thờ ơ

Thứ hai, 11:08 15/08/2011 | Xã hội

GiadinhNet - Hiện nay, ở một số tỉnh miền núi phía Bắc như Điện Biên, Lai Châu, Hà Giang..., số người mắc bệnh than đang có xu hướng gia tăng.

Điều đáng lo ngại là bất chấp cảnh báo dịch, nhiều người dân vẫn ăn thịt gia súc mắc bệnh.

Người dân thờ ơ

Tại Lai Châu, bà Trần Thị Liên - Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh cho biết, trong vòng 2 tháng qua, bệnh than (nhiệt thán) đã tái xuất hiện tại 4 xã là Ta Gia, Khoen On, Mường Than, Phúc Than và thị trấn Than Uyên (huyện Than Uyên) làm 25 người nhiễm bệnh, trong đó 1 người đã tử vong. Bệnh nhân nhỏ tuổi nhất là một cháu bé 3 tuổi; có gia đình cả 3 mẹ con đều bị nhiễm bệnh.
 

Bệnh nhân Hà Thị Pang, 38 tuổi ở xã Khoen On đang được bác sĩ điều trị bệnh than. Ảnh: T.G

Theo báo cáo của Trung tâm Y tế huyện Tuần Giáo (Điện Biên), trong hơn 1 tháng qua, đã tiếp nhận và điều trị cho 27 trường hợp ở bản Nậm Mu, Noong Luông và bản Bon A, xã Phình Sáng mắc bệnh than. Nguyên nhân do chủ hộ có trâu nhiễm bệnh đã mổ thịt 2 con và chia cho bà con trong bản cùng ăn;  sau đó bán 9 con đã mắc bệnh cho các lái trâu mổ thịt, bán ra thị trường.

Các trường hợp mắc ở Điện Biên cũng như ở Lai Châu đều là những trường hợp tiếp xúc, giết mổ và có ăn thịt trâu mắc bệnh chết. Trao đổi với chúng tôi, ông Trần Văn Viên, Trưởng Trạm thú y huyện Than Uyên cho biết, bệnh than đã xuất hiện tại địa phương hàng chục năm về trước. Gần đây, dịch bệnh đã xuất hiện trở lại ở xã Ta Gia, Khoen On với diễn biến phức tạp, có thể bùng phát thành dịch lớn. Do kiến thức phòng chống bệnh than của nhân dân còn hạn chế, chưa tự giác chấp hành việc khai báo, tiêu hủy súc vật mắc bệnh chết; việc xử lý môi trường ô nhiễm mầm bệnh, xác súc vật chết gặp nhiều khó khăn trong khi bào tử bệnh than đã phát tán, lưu hành nhiều năm trong môi trường là cơ hội để bệnh than phát tán.

Điều đáng lo ngại là bất chấp cảnh báo, bà con ở bản Hỳ (xã Ta Gia) và bản On (xã Khoen On) vẫn mổ trâu chết để bán và ăn. Một số cơ sở giết mổ, kinh doanh và hộ gia đình vẫn tiếp tục giết mổ, vận chuyển, kinh doanh, tiêu thụ, chế biến và ăn thịt súc vật ốm hoặc chết. Mới đây, ngày 10/8 con trâu của gia đình anh Hà Văn Liến ở bản Mùi 1 cũng bị chết.  Anh Liến đã cùng với 25 người trực tiếp mổ trâu và  91 người ở trong bản đến ăn.

Sau khi phát hiện các gia đình vẫn giết mổ gia súc, Trạm Thú y và Trung tâm Y tế huyện đã cử cán bộ xuống cơ sở theo dõi tình hình dịch bệnh. Đồng thời tiến hành khoanh vùng, phun hóa chất xử lý môi trường tại khu vực mổ và chế biến gia súc, nơi nghi ngờ ổ nhiễm mầm bệnh. Để chủ động phòng chống dịch bệnh, Trạm Thú y huyện Than Uyên đã tổ chức tiêm phòng 3.000 liều vaccine nhiệt thán cho đàn trâu bò ở các xã Ta Gia, Khoen On, Mường Than và thị trấn Than Uyên.  

Mầm bệnh sống 20 - 30 năm

Các chuyên gia khuyến cáo, người dân không được tiếp xúc, giết mổ và ăn thịt gia súc mắc bệnh. Đối với những gia súc có trực khuẩn than nên đốt hoặc chôn thật sâu kèm theo có dùng các hóa chất để tiêu diệt những con virus trực khuẩn than.

GS.TS Trịnh Quân Huấn, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, việc tái xuất bệnh than ở một số địa phương hiện nay có thể do trước đây những con trâu, bò mắc bệnh than chôn chưa kỹ nên trực khuẩn gây bệnh còn vương vãi trên cỏ, khi trâu, bò ăn phải sẽ bị mắc bệnh. Đây là một loại trực khuẩn khá nguy hiểm, vì chúng tồn tại lâu nhất ở nhiệt độ thường. Ngay cả trong điều kiện thời tiết rất khắc nghiệt thì trực khuẩn than vẫn có thể sống 20 - 30 năm trong đất. Bệnh không chỉ xảy ra ở vùng núi mà vùng đồng bằng cũng mắc nếu các biện pháp tiêu diệt trực khuẩn than trước đó không triệt để. Cách đây 3 - 4 năm, tại Gia Lâm (Hà Nội) cũng đã có nhiều trường hợp bị bệnh than. 

Theo bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó Trưởng khoa Cấp cứu (BV Bệnh Nhiệt đới T.Ư), tại một số vùng sâu vùng xa, vùng khó khăn nhận thức về bệnh và việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm vẫn còn kém; tình trạng trâu, bò, ngựa... chết vẫn xả thịt để ăn diễn ra khá phổ biến.

Trong khi đó, bệnh than là một bệnh nhiễm trùng lây lan cao phần lớn qua đường hô hấp, tiêu hoá, gây nên những tổn thương ngoài da, tổn thương viêm loét hệ tiêu hoá và cả hệ hô hấp. Nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như suy hô hấp, nhiễm khuẩn huyết, mất máu, thủng ruột, tổn thương não. Triệu chứng thường gặp là khó thở, da bị loét, sốt cao, nhiễm trùng máu, thậm chí còn bị viêm phổi nặng, cơ thể rét run dẫn đến suy hô hấp. Nặng có thể người bệnh tử vong trong vòng 1-3 ngày.
 
P. Thuận - Ly Ly
baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Một học sinh lớp 6 rơi lầu chung cư sau tin nhắn “con tự tử”

Một học sinh lớp 6 rơi lầu chung cư sau tin nhắn “con tự tử”

Xã hội - 9 phút trước

Ngày 7-5, lãnh đạo phường Hòa Thọ Đông (quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) xác nhận vừa có vụ việc học sinh lớp 6 rơi lầu trên địa bàn.

Kênh mương Kẻ Khế ở Hà Nội tràn ngập rác, nguồn nước đen kịt tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh

Kênh mương Kẻ Khế ở Hà Nội tràn ngập rác, nguồn nước đen kịt tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh

Đời sống - 39 phút trước

GĐXH - Dự án cống hóa mương Kẻ Khế chảy qua phường Đội Cấn và Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội dù đã được phê duyệt từ năm 2008 nhưng đến nay vẫn "án binh bất động", trở thành nơi tập kết rác thải sinh hoạt, nguồn nước đục ngầu gây ô nhiễm môi trường, tiềm ẩn nguy cơ bệnh tật.

Sau cú điện thoại, người phụ nữ cao tuổi mất 15 tỷ đồng

Sau cú điện thoại, người phụ nữ cao tuổi mất 15 tỷ đồng

Pháp luật - 54 phút trước

GĐXH - Nhận cuộc gọi từ người tự xưng là công an, bà P bị đưa vào “bẫy” và mất 15 tỷ đồng.

Bảng lương của giáo viên có gì thay đổi từ ngày 1/7/2024?

Bảng lương của giáo viên có gì thay đổi từ ngày 1/7/2024?

Thời sự - 1 giờ trước

GĐXH - Theo chính sách cải cách tiền lương, bảng lương của giáo viên có sự thay đổi theo quy định. Vậy bảng lương của giáo viên thay đổi thế nào từ ngày 1/7/2024?

Chuyên gia nói gì về việc sổ đỏ có thể in mã QR trong thời gian tới?

Chuyên gia nói gì về việc sổ đỏ có thể in mã QR trong thời gian tới?

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Theo chuyên gia, đề xuất in mã QR vào sổ đỏ là một xu thế tất yếu của chuyển đổi số và phù hợp với công nghệ 4.0. Từ đó, giúp giải quyết được nhiều vấn đề trong công tác quản lý đất đai của cơ quan Nhà nước.

Đổi vỏ sữa lấy sen đá: Cách giới trẻ lan tỏa lối sống xanh

Đổi vỏ sữa lấy sen đá: Cách giới trẻ lan tỏa lối sống xanh

Xã hội - 2 giờ trước

GĐXH - "Đổi chai nhựa, vỏ sữa lấy sen đá" là hoạt động thường niên được tổ chức nhằm nâng cao nhận thức người dân về thói quen phân loại rác tại nguồn, hạn chế rác thải ra môi trường.

 Hà Nội đẹp ngỡ ngàng mùa hoa bằng lăng tím

Hà Nội đẹp ngỡ ngàng mùa hoa bằng lăng tím

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Những ngày này, phố phường Hà Nội lại khoác lên mình sắc tím mộng mơ khi hoa bằng lăng nở rộ. Màu hoa tím dưới nắng đầu mùa phủ khắp nhiều tuyến phố tạo nên vẻ đẹp lãng mạn, thơ mộng.

Lịch cắt điện Hải Dương tuần này (từ 6 - 12/5/2024): Nắng nóng quay trở lại, hàng loạt khu dân cư nằm trong danh sách mất điện

Lịch cắt điện Hải Dương tuần này (từ 6 - 12/5/2024): Nắng nóng quay trở lại, hàng loạt khu dân cư nằm trong danh sách mất điện

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH - Theo lịch cắt điện của Công ty Điện lực Hải Dương, tuần này một số khu vực mất điện liên tục gồm có: TP. Hải Dương, Chí Linh, Thị xã Kinh Môn, huyện Bình Giang, Ninh Giang, Cẩm Giàng, Kim Thành…

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Ba ngày 7/5/2024

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Ba ngày 7/5/2024

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Ba ngày 7/5/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

5 công việc cực kỳ nguy hiểm nhưng lại có mức lương rất cao

5 công việc cực kỳ nguy hiểm nhưng lại có mức lương rất cao

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH - Với tính chất nguy hiểm, nhưng có một số ngành nghề vẫn được ưa chuộng và có số lượng ứng viên đăng ký ứng tuyển cao.

Top