Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bệnh viên Đa khoa khu vực Ngọc Lặc: Tất cả vì bệnh nhân nghèo

Thứ tư, 08:25 29/02/2012 | Từ nhà đến viện

GiadinhNet - Tại đây "Y đức - niềm tin" là nền tảng cơ bản dưới bàn tay chèo lái của người thầy thuốc từng một thời "xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước".

Bệnh viện Đa khoa khu vực Ngọc Lặc

 
Bệnh viện Đa khoa khu vực Ngọc Lặc (BVĐKKVNL) là trung tâm của 11 huyện miền núi phía Tây Thanh Hoá, đảm đương khám chữa bệnh cho hơn 1 triệu dân, phần lớn là dân tộc thiểu số và đồng bào biên giới Việt - Lào. Trong những năm qua, BV đã từng bước khắc phục khó khăn vươn lên. Tại đây "Y đức - niềm tin" là nền tảng cơ bản dưới bàn tay chèo lái của người thầy thuốc từng một thời "xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước".

BVĐKKVNL là Bệnh viện hạng II, tuyến 2 thuộc Sở Y tế Thanh Hoá, với 500 cán bộ công nhân viên, trong đó 1/4 Đại học và trên Đại học. Được thành lập năm 2004 trên cơ sở Trung tâm y tế huyện Ngọc Lặc. Vượt qua những khó khăn ban đầu, đến nay bệnh viện đã từng bước kiên cố về cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế hiện đại, trình độ cán bộ không ngừng được nâng cao cả về số lượng và chất lượng. Ban Giám đốc thường xuyên phối hợp với các đoàn thể triển khai và thực hiện tốt các quy chế, chế độ chuyên môn, quán triệt Đề án của Bộ Y tế "Nêu cao tinh thần giảm phiền hà cho người bệnh", thực hiện nghiêm túc 12 điều quy định về y đức nên nhiều năm liền bệnh viện không có đơn thư khiếu nại, được người dân tin yêu.
 
5 năm liền (2005 - 2009) được Bộ Y tế tặng Bằng khen Bệnh viện xuất sắc toàn diện và nhận nhiều huân huy chương cao quý khác của Đảng và Nhà nước trao tặng. Bệnh viện thường xuyên trang bị các phương tiện máy móc hiện đại: máy siêu âm 4D, máy City Scanner, máy chạy thận nhân tạo...đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh, hạn chế bệnh nhân chuyển lên tuyến trên. Kết quả khám, chữa bệnh đều đạt và vượt mức chỉ tiêu. Công tác củng cố mạng lưới y tế cơ sở và chỉ đạo tuyến mang lại hiệu quả cao. Hàng năm đều xây dựng kế hoạch chỉ đạo chuyên môn tuyến cơ sở, đưa trang thiết bị, tập huấn kỹ thuật, phân công bác sĩ có kinh nghiệm, chuyên môn cao đi chỉ đạo tuyến ở các bệnh viện tuyến huyện vùng cao như: Quan Hoá, Quan Sơn, Mường Lát...theo đề án 1816...

Có được bước tiến như ngày hôm nay, từng giường bệnh, từng căn phòng đều in đậm dấu ấn của bác sĩ Phạm Văn Xuân - Giám đốc Bệnh viện. BS Xuân đã tình nguyện rời xa xứ Huế thơ mộng gắn bó trọn đời mình vì sức khoẻ của bệnh nhân ở mảnh đất này. Trong căn phòng ấm cúng giữa cái lạnh tê tái của núi rừng, chúng tôi cảm nhận được sự đôn hậu, ân cần từ ông. Sau khi tốt nghiệp Đại học Y khoa (1982) từ đó tới nay ông đã dày công cống hiến cho sự nghiệp y tế vùng cao. Nhớ lại thời kỳ đầu, ông trầm ngâm hồi lâu, chậm rãi: "Những ngày đầu y tế Ngọc Lặc còn non trẻ, khó khăn chồng chất, cơ sở hạ tầng yếu kém, trang thiết bị y tế còn thiếu thốn.
 

Ông Phạm Văn Xuân - Giám đốc bệnh viện

 
Đội ngũ cán bộ thiếu về số lượng, yếu về chuyên môn, thậm chí y tế xã không có bác sĩ và nữ hộ sinh. Bệnh viện huyện có vài Bác sĩ vừa làm chuyên môn vừa làm quản lý. Nhà làm việc chủ yếu là cấp 4 dột nát, bệnh nhân phải điều trị tại nhà tranh và sạp luồng, đường sá đi lại khó khăn, người dân bị bệnh tật nhiều trong đó mắc các bệnh truyền nhiễm như: sốt rét, viêm gan virut... Những lúc đó tôi cảm thấy nỗi đau, sự nghèo khó của bà con như là nỗi đau của chính bản thân mình. Tôi luôn trăn trở, phải làm gì để chia sẻ cùng bà con. Nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của người lãnh đạo, bản thân tôi luôn tìm tòi, học hỏi để nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, đề cao y đức với cán bộ y tế... Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm đến sự nghiệp y tế, đã có những chủ trương chính sách đúng, kịp thời, tạo tiền đề cho sự phát triển vượt bậc về chất lượng đối với ngành y tế, trong đó có y tế miền núi...".

Từ một bệnh viện tuyến huyện, nghèo nàn với quy mô 70 giường bệnh (1985), đến nay BVĐKKV Ngọc Lặc có quy mô 350 giường. Trải qua gần 30 năm phấn đấu cho sự nghiệp y tế xứ Thanh, người thầy thuốc tóc đã điểm bạc vẫn tràn trề bầu nhiệt huyết, luôn đau đáu với từng đường dao, mũi khâu của từng bệnh nhân, vẫn nỗ lực phấn đấu không ngừng với mong mỏi về ngành "Vững tuyến xã, mạnh tuyến huyện, giỏi tuyến tỉnh", tạo mọi điều kiện tốt nhất để bệnh nhân yên tâm điều trị. Phát huy bản chất “Bộ đội Cụ Hồ” - Bác sĩ Phạm Văn Xuân không chỉ là niềm tự hào của Ngọc Lặc và 11 huyện miền núi mà còn là tấm gương sáng cho ngành y cả nước noi theo. Ông thật xứng đáng với danh hiệu "Thầy thuốc Nhân dân Phạm Văn Xuân".

Lường Thi - Ngọc Hưng
thuctap
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Trẻ bỗng dưng sốt - cần cho đi cấp cứu ngay khi có các dấu hiệu này

Trẻ bỗng dưng sốt - cần cho đi cấp cứu ngay khi có các dấu hiệu này

Y tế - 5 năm trước

GiadinhNet – Theo các bác sĩ, sốt ở trẻ em cũng giống nhiều triệu chứng khác như ho, chảy mũi, đau họng,... và mức độ sốt không tỷ lệ thuận với độ nặng của bệnh.

Cụ bà mang khối u hình thù quái dị ở sau gáy

Cụ bà mang khối u hình thù quái dị ở sau gáy

Y tế - 8 năm trước

Khối bướu sợi thần kinh mọc từ gáy dài xuống quá thắt lưng đã khiến người phụ nữ 61 tuổi ở Thanh Hóa không thể ngủ nằm.

Nam sinh Hải Phòng chết thảm khi dự tiệc nhạc bikini

Nam sinh Hải Phòng chết thảm khi dự tiệc nhạc bikini

Xã hội - 9 năm trước

GiadinhNet- Hâm mộ DJ biểu diễn, một nam sinh chạy lên chụp ảnh kỷ niệm đã bị điện ở khu vực sân khấu giật tử vong ngay tại chỗ.

Nguy cơ tử vong vì dùng dầu gió sai cách

Nguy cơ tử vong vì dùng dầu gió sai cách

Y tế - 10 năm trước

Dầu gió vốn được coi là “vật bất ly thân” đối với không ít người. Tuy nhiên, sử dụng dầu gió tùy tiện có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí gây tử vong.

Chăm sóc trẻ sốt đúng cách tại nhà

Chăm sóc trẻ sốt đúng cách tại nhà

Y tế - 10 năm trước

Cha mẹ có thể nhận ra trẻ đang bị sốt bằng cách sờ ở bụng hoặc nách của trẻ thấy nóng. Nhìn thấy môi và má trẻ đỏ hơn bình thường. Mắt trẻ không còn linh hoạt, cử chỉ lừ đừ, trẻ có thể bị lạnh run, tăng tiết mồ hôi...

Phát hiện và xử trí khi người thân bị đột quỵ

Phát hiện và xử trí khi người thân bị đột quỵ

Y tế - 10 năm trước

Để bệnh nhân nằm yên, đầu nâng cao 30 độ. Nếu bệnh nhân ói mửa, đặt đầu nghiêng sang một bên, dùng tay lấy các chất ói mửa từ mũi và miệng người bệnh.

Phòng bệnh viêm xoang, viêm mũi lúc giao mùa

Phòng bệnh viêm xoang, viêm mũi lúc giao mùa

Y tế - 10 năm trước

Vào cuối thu đầu đông, thời tiết thay đổi, ngày nắng, hanh khô, tối hôm trước trời còn nóng nực nhưng đến sáng hôm sau đã có thể trở lạnh. Sự thay đổi thời tiết thất thường là điều kiện làm gia tăng các bệnh về tai mũi họng, trong đó phải kể đến bệnh viêm mũi, viêm xoang.

Sau phẫu thuật ung thư đại tràng, ăn thế nào?

Sau phẫu thuật ung thư đại tràng, ăn thế nào?

Y tế - 10 năm trước

Chế độ ăn uống của người bệnh sau khi phẫu thuật ung thư đại tràng là cực kỳ quan trọng có tác dụng làm tăng nhanh hoặc làm chậm quá trình điều trị.

Phòng viêm mũi dị ứng lúc giao mùa

Phòng viêm mũi dị ứng lúc giao mùa

Y tế - 10 năm trước

Khi thời tiết thay đổi, bệnh viêm mũi dị ứng rất dễ tái phát hoặc xuất hiện. Những biểu hiện của viêm mũi dị ứng là sự thể hiện phản ứng của cơ thể khi có vật lạ xâm nhập vào.

Sơ cứu khi bị trầy xước giác mạc

Sơ cứu khi bị trầy xước giác mạc

Y tế - 10 năm trước

Giác mạc mỏng là phần dễ bị tổn thương nhất ở vùng mắt. Chỉ cần tiếp xúc với bụi, đất, cát thậm chí mép một tờ giấy có thể gây trầy xước hoặc rách giác mạc.

Top