Sau phẫu thuật ung thư đại tràng, ăn thế nào?
Chế độ ăn uống của người bệnh sau khi phẫu thuật ung thư đại tràng là cực kỳ quan trọng có tác dụng làm tăng nhanh hoặc làm chậm quá trình điều trị.
Đối với người bệnh ung thư sau phẫu thuật đại tràng do không muốn ăn nên không có đủ dinh dưỡng, cơ thể suy yếu, việc chọn lựa thức ăn lại càng cần đặc biệt chú ý, thức ăn phải được coi trọng như việc dùng thuốc thậm chí còn phải được quan tâm và chú ý hơn. Lựa chọn thức ăn hợp lý là một cách bồi bổ chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Sau phẫu thuật, người bệnh ung thư đại tràng nên ăn lỏng, dễ tiêu và bổ sung các loại đậu đỗ như cháo nấu thịt cùng đậu Hà Lan.
Sau 2-3 ngày sau khi phẫu thuật cắt đoạn đại tràng nên nuôi dưỡng thông qua đường tĩnh mạch. Điều này rất có lợi cho thời gian để vết mổ cũng như miệng nối đại tràng liền tốt. Khi người bệnh bắt đầu ăn, sẽ bắt đầu với nước hầm thịt, nước trái cây và các loại thức ăn dễ tiêu hoá. Trong thực đơn hàng ngày có thể cần phải tránh một số loại thực phẩm có hại đồng thời cần cung cấp một số thực phẩm để cung cấp năng lượng.
Sau khi phẫu thuật đại tràng, khả năng của người bệnh để phân huỷ sữa có thể được tạm thời hoặc vĩnh viễn thay đổi. Trung tiện nhiều lần, chuột rút và tiêu chảy là một số biểu hiện thường gặp ở những người uống sữa sau mổ cắt đoạn đại tràng. Người bệnh có chế độ ăn uống kiêng có thể làm giảm hoặc mất hẳn các triệu chứng trên sau khi phẫu thuật ung thư đại tràng.
Khi người bệnh dần phục hồi, muốn duy trì cân bằng dinh dưỡng thường xuyên thì phải thông qua việc lựa chọn và kết hợp điều phối nhiều loại thức ăn, chứa nhiều calo, albumin và giàu vitamin như các loại cá, thịt nạc, sữa, nấm... và từ các loại rau xanh. Thức ăn nhiều đạm sẽ cung cấp cho người bệnh nhiều axit amin.
Thực phẩm nên dùng
Các loại axit amin có tác dụng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư, vì vậy cần ăn nhiều thức ăn chứa nhiều đạm như thịt nạc, trứng, các loại quả, hạt và đậu đỗ, dầu cá, các chế phẩm từ sữa. Mỗi ngày nên uống 1 - 2 cốc sữa.
Ăn các thức ăn dễ tiêu, lỏng, chia nhỏ bữa ăn trong ngày. Ăn phong phú các loại thực phẩm nhưng thức ăn phải được chế biến càng đơn giản càng tốt, chủ yếu là ăn món luộc, hấp. Thức ăn nên được nấu kỹ với các thực phẩm có xơ khó tiêu nên xay nhỏ, lọc bỏ bã, chế biến dưới dạng cháo, súp. Nên chia làm nhiều bữa nhỏ trong ngày (5-6 bữa/ngày), ăn nhẹ, tránh ăn quá no hoặc quá đói. Nghỉ ngơi sau khi ăn.
Đảm bảo đủ dinh dưỡng cho bữa ăn: glucid, protein, vitamin, khoáng chất để tăng cường sức khỏe và khả năng đề kháng của cơ thể. Trong mỗi bữa ăn nên có rau, nước ép hoa quả nhiều vitamin.

Thực phẩm cần tránh
Tránh các loại quả chua, dưa chua, gia vị cay nóng, các chất kích thích vì gây kích thích vết loét. Tránh ăn các thức ăn khô, cứng.
Không nên ăn những món rán, quay, nướng hoặc những thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, thịt hun khói, những thức ăn sinh hơi như đậu, bắp cải, dưa hấu, mít hoặc những thức uống có gas...
Theo SKĐS

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm
Y tế - 16 giờ trướcBộ Y tế yêu cầu khẩn trương điều tra, xác minh nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm, cảnh báo cộng đồng

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Cả 6 người sau khi uống cùng 1 loại rượu trái cây đều có biểu hiện đau bụng, nôn ói thậm chí lơ mơ…

Cứu sống du khách nước ngoài bị nhồi máu cơ tim cấp khi đang đi bộ
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng nguy kịch, huyết áp tụt, suy hô hấp nặng phải đặt ống nội khí quản, thở máy xâm nhập.

Chủ quan với đau răng, người đàn ông bị sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Sau khi tự uống thuốc giảm đau và kháng sinh tại nhà để điều trị đau răng, bệnh nhân thấy tổn thương ngày càng lan rộng. Đến khi khối áp xe chèn ép đường thở, bệnh nhân mới đến viện điều trị.

Trường Đại học Y Dược ký thỏa thuận hợp tác với Bệnh viện Mắt Trung ương
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Trường ĐH Y Dược vừa ký kết thỏa thuận hợp tác với Bệnh viện mắt Trung ương. Đây là sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng trong mối quan hệ hợp tác giữa hai đơn vị.

4 giai đoạn diễn biến của sởi cần biết để tránh bệnh trở nặng
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Dịch sởi liên tục có những diễn biến phức tạp cùng với sự gia tăng số ca bệnh trên cả nước. Bộ Y tế đã có công văn hỏa tốc, chỉ đạo khẩn tới các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và ban hành tài liệu chuyên môn hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh sởi.

Xuất hiện virus lạ gây triệu chứng ho ra máu ở Nga
Y tế - 1 ngày trướcTheo phóng viên TTXVN tại Moskva, một loại virus chưa rõ nguồn gốc đã xuất hiện ở Nga, với các triệu chứng bao gồm ho ra máu và sốt cao, trong khi xét nghiệm COVID-19 và cúm đều cho kết quả âm tính.

Bộ Y tế hoả tốc yêu cầu tăng cường phân luồng, kiểm soát lây nhiễm sởi trong cơ sở khám, chữa bệnh
Y tế - 2 ngày trướcBộ Y tế đề nghị các địa phương chuẩn bị thuốc, vật tư, thiết bị y tế để thực hiện công tác khám, chữa bệnh sởi, kiểm soát nhiễm khuẩn; Phân luồng và bố trí khu khám riêng trong khoa khám bệnh cho người nghi mắc sởi và người bệnh sởi...

Phát động chiến dịch truyền thông toàn quốc nâng cao nhận thức, phòng ngừa ung thư do HPV
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH – Chiến dịch truyền thông toàn quốc ‘Vì một Việt Nam không gánh nặng bởi HPV’ đã được Bộ Y tế phát động vào sáng ngày 29/3. HPV là một loại vi rút có thể gây ra các bệnh lý nguy hiểm bao gồm ung thư cổ tử cung, ung thư hậu môn, ung thư âm hộ, ung thư âm đạo…

Triển lãm công nghệ AI: "Vì một Việt Nam không gánh nặng bệnh tật bởi HPV"
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Sáng ngày 29/3, tại phố đi bộ Hồ Hoàn Kiếm - Hà Nội đã diễn ra lễ phát động chiến dịch truyền thông toàn quốc "Vì một Việt Nam không gánh nặng bởi HPV" thu hút hàng chục nghìn người tham dự.

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol
Y tếGĐXH - Cả 6 người sau khi uống cùng 1 loại rượu trái cây đều có biểu hiện đau bụng, nôn ói thậm chí lơ mơ…