Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bí ẩn mó nước Ngọc Lâu

Thứ bảy, 07:30 10/01/2009 | Xã hội

Giadinh.net - Giữa vùng núi đá cao, khô cằn thuộc xã Ngọc Lâu, Lạc Sơn, Hòa Bình bỗng xuất hiện một giếng nước (người dân ở đây gọi là mó nước). Đặc biệt, ở bên dưới mó nước có một gốc cây mà mỗi lần bị đưa lên bờ thì mất nước. Còn nếu để nguyên thì nước luôn tràn trề, dân mấy bản dùng thả cửa vẫn không cạn, cho dù vào mùa hạn ruộng nương xung quanh đều nứt nẻ.

Mạch nước... thánh

Cụ Đinh Văn Chủn năm nay đã 76 tuổi, nhà ở gần “mó nước thần” này cũng không thể lý giải nổi cái bí ẩn của nguồn nước và gốc cây ngâm dưới đáy. Cụ Chủn bảo: “Tôi sinh ra và lớn lên đã có mó nước ấy và gốc cây ấy, chẳng biết nó có từ khi nào và tại sao nước nhiều và lại trong vắt khác thường đến thế”. Lạ thật! Ở cái đỉnh cao nhất của huyện Lạc Sơn, toàn núi đá, thế mà xã Ngọc Lâu lại có nước ngầm, mà chỉ có duy nhất ở “mó nước thần” này thôi. Sự khác biệt đến kỳ lạ. Phía dưới chân núi của xã Ngọc Lâu thì ruộng nương cứ khô nứt khô nẻ, khoan đào cách nào cũng không hề được giọt nước để ăn. Nhưng mó nước ở xã Ngọc Lâu thì nước cứ phun lên đầy tràn, đầy trề. Lạ hơn, cứ nhấc gốc cây dưới đáy mó lên bờ thì nước cạn kiệt dần rồi ngừng chảy. Đặt gốc cây xuống thì nước lại phun lên đầy tràn...
 

Mó nước giữa muôn trùng đá núi nhưng chưa một ngày bị cạn nước.

 
Tôi chưa có điều kiện kiểm chứng hết những lời kể của người dân ở đây nhưng quả thật nhìn bằng mắt thường thì thấy cái mó nước của Ngọc Lâu có khác lạ so với những mó nước khác đã từng gặp ở tỉnh miền núi Hòa Bình. Nước trong leo lẻo, rộng chừng chục mét vuông nhưng 4 bản với hàng nghìn nhân khẩu dùng ngày đêm, lại múc tưới cho rau nữa mà vẫn chưa lúc nào cạn. Nó lạ đến mức nhìn thấy đáy, nhưng lấy cái gậy dài đo thử thì thấy mất hút, chẳng chạm đáy. Càng cắm, càng mất hút. Chị Đinh Thị Thơm ở bản Khum vừa giặt quần áo vừa thủng thẳng nói câu được câu chăng: “Làm như thế thì không tốt đâu. Mấy thằng trẻ trâu tinh nghịch thọc sào xuống để đuổi cá bị ngã xuống suýt chết đấy. Đây là cái nguồn sống của bản mà, nếu làm điều không tốt, mai bản sẽ không có nước để ăn”.
 

Trên đỉnh cao núi Ngọc Lâu. chỉ có duy nhất mó nước này có nước.

 
Ông Bùi Tư Thiện - một thầy cúng có tiếng ở Lạc Sơn cho biết: Người bản xa, bản gần đến lấy nước, không ai dám động đến cái gốc cây dưới đáy mó. Năm 2004, Chương trình quốc gia nước sạch ở các huyện vùng cao đã bị phen hú vía. Đưa máy múc vục xuống đáy ngoàm gốc cây lên để xây thành và nạo vét. Máy múc thò cái lưỡi thép xuống đáy được lúc cứ gầm rú, khục khặc, khói phun mù mịt như bị ai đó kéo lưỡi. Cuối cùng, anh kỹ sư người Hải Dương có tên Nguyễn Ba Huy phải bỏ cuộc. Máy múc mua trên một tỷ đồng, cố kiết gẫy cái cần múc thì coi như làm công không cả vài chục năm cũng không đủ đền.
 

Bà con 4 bản cao chon von trên đỉnh núi ngày ngày tha hồ sinh hoạt tắm giặt.

 
Ông Đinh Văn Chính, Phó chủ tịch UBND xã Ngọc Lâu nói: “Bằng mọi giá vớt cái khúc gỗ đưới đáy lên. Chứ để lưu cữu ở đấy bao lâu rồi, chả có tác dụng gì, chỉ thêm vướng thôi”. Nhân tiện máy ủi đang làm đường Chương trình 135 vào bản, ông Chính phóng xe ra nhờ công nhân lái máy ủi vào trợ giúp. Cả máy ủi, máy múc, lục khục nửa buổi sáng mới kéo được khúc gỗ dưới đáy mó lên bờ. Người dân thi nhau ra ngó nghiêng một cách lạ lẫm. Một mế đã còng lưng, móm mém bảo: “Nom thế này mà nước ở đâu ra lắm thế, ăn mãi không hết”.
 
Còn các anh thi công tưởng thế là coi như xong. Đến khi công trình xong, thì nước không có đến nửa giọt. Sau đó 3 đêm mưa rừng nước ầm ào xối xả nhưng mó vẫn trơ đáy. Lúc này, các cụ già trong bản cho anh chủ tịch xã một trận chửi té tát. Ông Chính là người xuôi lên làm kinh tế và được tín nhiệm làm lãnh đạo xã. Anh không tin những chuyện mê tín nhưng thực sự thì không để cái gốc cây xuống thì không có nước sạch cho bà con dùng.

“Cá thần” nơi đáy mó nước

Thế là bao công lao nạo vét thành uổng phí. Ông Chính phải xin lỗi bà con và nhờ bà con nhặt những gì vớt từ đáy mó nước lên bờ, giờ nhặt trả lại chỗ cũ. Lần này, ông không nhờ được máy ủi để đưa gốc cây xuống mó nữa mà phải đi từng nhà của 4 bản để xin một buổi sáng ra khiêng “cụ gốc cây” trả lại chỗ cũ. Vừa bực, vừa cần nước, bà con bảo nhau bằng mọi giá để có nước dùng, thôi thì bỏ qua cho anh cán bộ xã ấy.
 

Bà con dân bản giữ mó nước một cách nghiêm ngặt bằng những quy ước do thôn bản để ra.

 
Sáng sớm, bà con đến đông nghịt vây quanh mó nước xã Ngọc Lâu, người mang đòn tay, dây thừng, đòn bẩy, con lăn, đà để đưa “cụ gốc cây” xuống mó. Qua một đêm, sáng hôm sau, người dân không thể ngờ được, mó nước trong veo, đầy tràn. Những con cá dưới đáy thì không ai cho ăn hay chăm sóc gì nhưng cứ lớn như được bơm thuốc tăng trọng. Chẳng ai dám bắt cá thịt. Hiện nay, cá dưới mó nhiều lắm, con to cũng chừng 4 kg.
 
Chẳng biết đó có phải chuyện thật hay là lời thề giữ nước của dân bản vùng cao. Nhưng lạ thật, cái gốc cây ngâm dưới mó nước bao năm vậy mà không hề bị ruỗng hỏng hay làm sao, vẫn cứng như thép thì đã là điều lạ rồi. Theo lý giải của anh Bùi Dị Phan - người xưa kia có nghề sơn tràng đầy mình kinh nghiệm về gỗ lạt thì, gỗ tốt nhất là gỗ lim, gỗ nghiến nhưng ngâm xuống nước cũng sẽ bị mọt nước làm cho mùn theo thời gian. Là gỗ gì đi chăng nữa nếu ngâm lâu mà vớt phơi nắng sẽ bị ải, gỗ không bền được nữa. Nhưng thân gỗ dưới mó nước kia, vớt lên vẫn cứng như thép, chặt vào mẻ cả rìu.
 

Cụ Đinh Công Sòn kể về sự tích "mó nước thần".

Còn cụ Đinh Công Sòn, 79 tuổi ở bản Khum, Ngọc Lâu lại cho biết: “Cây dưới đáy giếng là gỗ nhội. Đó chỉ là phần cành thôi. Ngày tôi lớn lên, cụ tôi kể cây nhội đại thụ có gốc ở mãi đỉnh Ngọc Lâu, cách đây gần một cây số. Lối thân cây bị đổ là con đường xã Ngọc Lâu ngày nay. Nó bị sét đánh, chết khô hết, chỉ còn lại duy nhất một cành cắm xuống mó nước là còn tươi. Rừng Ngọc Lâu có nhiều gỗ nhưng đa phần là gỗ nghiến và sến. Nhưng cây nhội đã làm “chủ” rừng ở đỉnh Ngọc Lâu. Xa xưa, lúc cây nhội còn, người dân bản coi đó như cái cột mốc. Lạc rừng, người ta cứ nhìn vào gốc cây nhội đại thụ trên đỉnh núi là về bản được”.

Chuyện về mó nước xã Ngọc Lâu không biết thực hư, nhưng qua nhiều năm người dân vẫn cứ tin là như vậy. Đời truyền đời, nhắc nhau giữ gìn mó nước cẩn thận, không thì cả bản sẽ chết... khát. Không biết, đó có phải là vật thiêng liêng của bản để làm minh chứng cho lời thề giữ nguồn nước không thì không ai lý giải được. Cho đến bây giờ, cán bộ xã Ngọc Lâu phải ra “nghị quyết” riêng của mình. Rồi viết lên bức tường gần đó “Nước là nguồn tài nguyên thiên nhiên quý, không biết giữ nguồn nước sẽ bị thần núi phạt”.
 
Nguyễn Tuấn
lehuong
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Một học sinh lớp 6 rơi lầu chung cư sau tin nhắn “con tự tử”

Một học sinh lớp 6 rơi lầu chung cư sau tin nhắn “con tự tử”

Xã hội - 1 giờ trước

Ngày 7-5, lãnh đạo phường Hòa Thọ Đông (quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) xác nhận vừa có vụ việc học sinh lớp 6 rơi lầu trên địa bàn.

Kênh mương Kẻ Khế ở Hà Nội tràn ngập rác, nguồn nước đen kịt tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh

Kênh mương Kẻ Khế ở Hà Nội tràn ngập rác, nguồn nước đen kịt tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Dự án cống hóa mương Kẻ Khế chảy qua phường Đội Cấn và Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội dù đã được phê duyệt từ năm 2008 nhưng đến nay vẫn "án binh bất động", trở thành nơi tập kết rác thải sinh hoạt, nguồn nước đục ngầu gây ô nhiễm môi trường, tiềm ẩn nguy cơ bệnh tật.

Sau cú điện thoại, người phụ nữ cao tuổi mất 15 tỷ đồng

Sau cú điện thoại, người phụ nữ cao tuổi mất 15 tỷ đồng

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Nhận cuộc gọi từ người tự xưng là công an, bà P bị đưa vào “bẫy” và mất 15 tỷ đồng.

Bảng lương của giáo viên có gì thay đổi từ ngày 1/7/2024?

Bảng lương của giáo viên có gì thay đổi từ ngày 1/7/2024?

Thời sự - 3 giờ trước

GĐXH - Theo chính sách cải cách tiền lương, bảng lương của giáo viên có sự thay đổi theo quy định. Vậy bảng lương của giáo viên thay đổi thế nào từ ngày 1/7/2024?

Chuyên gia nói gì về việc sổ đỏ có thể in mã QR trong thời gian tới?

Chuyên gia nói gì về việc sổ đỏ có thể in mã QR trong thời gian tới?

Pháp luật - 4 giờ trước

GĐXH - Theo chuyên gia, đề xuất in mã QR vào sổ đỏ là một xu thế tất yếu của chuyển đổi số và phù hợp với công nghệ 4.0. Từ đó, giúp giải quyết được nhiều vấn đề trong công tác quản lý đất đai của cơ quan Nhà nước.

Đổi vỏ sữa lấy sen đá: Cách giới trẻ lan tỏa lối sống xanh

Đổi vỏ sữa lấy sen đá: Cách giới trẻ lan tỏa lối sống xanh

Xã hội - 4 giờ trước

GĐXH - "Đổi chai nhựa, vỏ sữa lấy sen đá" là hoạt động thường niên được tổ chức nhằm nâng cao nhận thức người dân về thói quen phân loại rác tại nguồn, hạn chế rác thải ra môi trường.

 Hà Nội đẹp ngỡ ngàng mùa hoa bằng lăng tím

Hà Nội đẹp ngỡ ngàng mùa hoa bằng lăng tím

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH - Những ngày này, phố phường Hà Nội lại khoác lên mình sắc tím mộng mơ khi hoa bằng lăng nở rộ. Màu hoa tím dưới nắng đầu mùa phủ khắp nhiều tuyến phố tạo nên vẻ đẹp lãng mạn, thơ mộng.

Lịch cắt điện Hải Dương tuần này (từ 6 - 12/5/2024): Nắng nóng quay trở lại, hàng loạt khu dân cư nằm trong danh sách mất điện

Lịch cắt điện Hải Dương tuần này (từ 6 - 12/5/2024): Nắng nóng quay trở lại, hàng loạt khu dân cư nằm trong danh sách mất điện

Đời sống - 6 giờ trước

GĐXH - Theo lịch cắt điện của Công ty Điện lực Hải Dương, tuần này một số khu vực mất điện liên tục gồm có: TP. Hải Dương, Chí Linh, Thị xã Kinh Môn, huyện Bình Giang, Ninh Giang, Cẩm Giàng, Kim Thành…

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Ba ngày 7/5/2024

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Ba ngày 7/5/2024

Đời sống - 6 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Ba ngày 7/5/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

5 công việc cực kỳ nguy hiểm nhưng lại có mức lương rất cao

5 công việc cực kỳ nguy hiểm nhưng lại có mức lương rất cao

Đời sống - 6 giờ trước

GĐXH - Với tính chất nguy hiểm, nhưng có một số ngành nghề vẫn được ưa chuộng và có số lượng ứng viên đăng ký ứng tuyển cao.

Top