Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bí quyết cai sữa cho bé

Thứ sáu, 08:39 28/05/2010 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Cai sữa là một bước chuyển quan trọng trong sự phát triển những năm tháng đầu đời của bé. Nhưng không ít bà mẹ vô tình rơi vào tình cảnh “đối đầu” với bé do không biết lựa thời điểm và cách cai sữa...

Gian nan hành trình cai sữa

Đã 2 năm từ khi bé Bin bắt đầu cai sữa, nhưng mẹ bé - chị Phương (tổ 18B- Tân Mai, Hoàng Mai, Hà Nội) vẫn nhớ như in "chiến dịch" cai sữa cho bé. "Nếu chị của Bin chỉ mất 3 ngày gửi về bà nội để quên ti mẹ thì Bin mất đến nửa năm với 4 lần cai lên cai xuống!"- chị Phương hóm hỉnh nói: Bin được 18 tháng tuổi, rất "nghiện" ti mẹ. Do điều kiện hay phải đi công tác, sau khi tìm hiểu kinh nghiệm từ anh chị em đồng nghiệp, chị Phương quyết tâm cai sữa cho Bin. Bắt đầu là việc chị gửi Bin về bà ngoại 3 ngày "kiên quyết" không gặp. Đến ngày thứ 4, gặp lại mẹ, Bin gào khóc và đòi ti mẹ bằng được. Không cam lòng, chị Phương lại cho con bú.
 

Cai sữa không khoa học, có thể ảnh hưởng không tốt đến tâm lý trẻ (Ảnh: Vũ Hồng Quang).

2 lần tiếp theo, chị áp dụng "chiêu" bôi cloroxit, dầu cao hay dùng băng dính vào đầu ti nhưng vẫn không ăn thua vì đến ngày thứ 3, bé "bắt bài" và ăn vạ mẹ, gào khóc suốt đêm, mọi thứ lại như cũ. Hạ quyết tâm, đến lần thứ 4, đúng sinh nhật 2 tuổi của Bin, chị hóa trang lem luốc bầu ti. Mỗi lần bé lật áo mẹ đòi ti, chị lại "ra vẻ" nhăn nhó kêu đau, cùng cả nhà hô "đắng lắm, sợ lắm". Bin cũng thức giấc nhiều lần trong đêm, thương con, sữa mẹ về cương cứng cả ngực trong khi con thì khát sữa đòi lại không được bú. Con khóc, mẹ khóc nhưng nhất quyết không cho ti nữa. Cứ bế bé vỗ về, hát khe khẽ, xong bật điện lên cho bé nhìn thấy ti xanh thật, rồi cho bé uống ít nước. Sau 4 đêm, bé Bin thôi quấy khóc, không đòi ti mẹ, "chiến dịch cai sữa dài kỳ" kết thúc bằng một giấc ngủ trọn vẹn cho cả nhà!

Không chỉ mẹ Bin mà nhiều bà mẹ khác cũng gặp khó khăn khi cai sữa cho bé yêu. Chị Phương kể: Chị có người bạn cũng quyết định cai sữa cho con nên đã gửi bé 20 tháng về nhà ngoại một tuần. Chị làm theo lời mẹ dặn: Nhất định không được vắt sữa đi vì càng vắt càng ra sữa, sau hơn 1 ngày, chị căng tức bầu vú rồi lên cơn sốt. Chị phải xin nghỉ làm, mua thuốc giảm đau về uống nhưng vẫn không đỡ.

Theo bác sĩ sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung, Trung tâm Y tế lao động (Hà Nội), đây là những trường hợp do cai sữa không đúng cách, do đó, có thể bị tắc tuyến sữa, viêm, sưng đầu vú, hoặc bị áp xe vú, nhưng không phải là nguyên nhân gây ung thư vú như một số lời đồn thổi!

Chuẩn bị cho cả mẹ và bé

Không được tự  ý 
sử dụng thuốc
“Việc bôi một ít thuốc kháng sinh liều thấp thông thường không ảnh hưởng xấu đến trẻ, nhưng không được tự ý sử dụng các loại thuốc này. Với cách bôi dầu nóng hay cay cũng nên hạn chế, bởi da trẻ em rất mỏng, nhạy cảm, cần kiểm soát độ nóng, độ cay của thuốc tránh trường hợp bé bị bỏng”.
 
BS Lê Thị Kim Dung
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm - Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia: Cùng với việc bổ sung dinh dưỡng cho trẻ, việc chuẩn bị tâm lý trong thời kỳ cai sữa cũng đóng một vai trò quan trọng. Bú mẹ, bé không chỉ nhận được nguồn dinh dưỡng dồi dào, mà còn là sợi dây vô hình gắn kết mẹ và bé. Bé cảm nhận sự ấm áp, an toàn trong vòng tay mẹ. Nếu đột ngột cai sữa, bé không thích ứng được, sẽ có những biểu hiện như khóc lóc, tỉnh giấc ban đêm, chán ăn, quấy phá... Do đó, cần cai sữa từ từ, bằng cách giãn dần các lần bú, ví dụ bình thường bé bú 7-8 lần/ngày, nay có thể giảm xuống còn 3-4 lần. Thay vào đó là tăng dần các bữa ăn dặm trong ngày cho bé, đồng thời kết hợp cho bé ăn ngoài bằng các loại sữa thay thế thông thường như sữa bột, sữa hộp, sữa đặc hay sữa bò. Với sữa, nên cho bé tập ăn bằng thìa.

Cai sữa không khoa học không chỉ ảnh hưởng đến nhịp sinh học, mà còn có thể phát sinh những ảnh hưởng không tốt cho tâm lý trẻ. Điều này càng đáng lưu ý với những trẻ có thời gian bú mẹ lâu và không được bổ sung những thức ăn phụ kịp thời. Cần phải tạo cho bé niềm tin rằng: Cai sữa chứ không "cai mẹ". Khi bé đã quen với hơi mẹ ngày đêm, việc cách ly mẹ (do gửi người thân, hoặc không ngủ cùng bé) rất dễ khiến cho bé cảm giác hụt hẫng, cô đơn, sợ hãi. "Do đó, theo tôi, thay vì "trốn tạm thời", mẹ vẫn nên gần gũi bé nhưng không được cho bé sờ ti, hay cho con bú mà hãy thay thế bằng các loại thức ăn bé khoái khẩu, hoặc hướng bé đến các thú vui khác"- BS Dung chia sẻ.

Từ trước đến nay, nhiều biện pháp cai sữa được "truyền khẩu" trong dân gian và hiện tại nhiều người áp dụng là bôi những vị thuốc đắng hoặc cay lên đầu núm vú, "hoá trang" các màu, dán băng keo... để đánh lạc hướng hay làm giảm dần thói quen bú sữa mẹ của bé. Mỗi phương pháp có thể hiệu quả với bé này nhưng lại vô hiệu với bé kia. Tuỳ từng bé để áp dụng bởi trong nhiều trường hợp, những bé yếu bóng vía, nhạy cảm, hoá trang không khéo có thể làm bé bị tổn thương, sốc, sợ hãi... hoặc phản ứng tiêu cực. Có bé không chỉ sợ ti mẹ mà còn sợ luôn cả mẹ, xa cách mẹ.

Các chuyên gia y khoa đều khẳng định: Không có thời điểm nào cố định cho "sự kiện trọng đại" này, cũng như dấu hiệu để cai sữa cho bé. Ngành y tế khuyến cáo: Nếu mẹ khỏe, không có bệnh tật truyền nhiễm thì nên cho trẻ bú mẹ từ lúc sinh ra đến khi 24 tháng tuổi; Bắt đầu từ tháng thứ 6, cho bé ăn dặm. Không nên cai sữa quá sớm (trước 1 tuổi) ngoại trừ những trường hợp bà mẹ bị các bệnh mãn tính, bị lao, phổi hay HIV... Không cai sữa cho trẻ trong thời kỳ nắng nóng hay thời tiết khắc nghiệt, chuyển mùa. Không cai khi bé đang có vấn đề về sức khoẻ, nhiễm khuẩn, hay suy dinh dưỡng...

Cai sữa đối với một số bé rất dễ, nhưng nếu gặp phải trường hợp "khó bảo", bà mẹ trẻ cũng phải xác định tâm lý kiên trì, nhẫn nại và quyết tâm. Những ngày đầu khi mới bắt đầu cai, bé rất hay quấy khóc, không nên chỉ vì xót con khóc mà lại cho bé sờ ti hay bú lại. Điều này rất dễ gây nên tình trạng "tái nghiện" và rất khó cai cho lần khác.

Nếu bé có những phản ứng quá tiêu cực, hoặc mẹ nhận thấy biện pháp không thích hợp, nên dừng ngay và để dành lần sau. Trong một số trường hợp, nếu bà mẹ khi cai sữa cho con thấy cương tức ngực quá, có thể băng ngực hoặc dùng thuốc nội tiết làm giảm tiết sữa. Tuyệt đối không được tự tiện dùng thuốc giảm đau mà cần có ý kiến của bác sĩ. Có thể nặn sữa, nhưng không được nặn hết và không nặn thường xuyên bởi càng nặn, càng thông thì sữa càng ra.

Đối với các bà mẹ sau khi cai sữa cho con, muốn lấy lại vóc dáng, không gì hơn là tăng tiêu hao năng lượng trong một ngày. Dinh dưỡng cho mẹ bây giờ không còn ảnh hưởng đến bé, do đó bà mẹ nên giảm lượng ăn trong ngày, tăng cường luyện tập, đặc biệt với những bà mẹ có công việc ít phải di chuyển. Mỗi khi tắm, bạn cũng nên dùng vòi sen phun nước lạnh lên ngực hàng ngày trong vài phút để giúp làm săn chắc các mô ngực. Nên thường xuyên mặc áo nâng ngực, ngay cả khi tập luyện thể dục thể thao.
 
Quỳnh An
thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bị thủy đậu khi mang thai nguy hiểm thế nào?

Bị thủy đậu khi mang thai nguy hiểm thế nào?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Tỷ lệ phụ nữ mang thai mắc thủy đậu không cao hơn so với mặt bằng chung tỷ lệ mắc bệnh thủy đậu ở người lớn, tuy nhiên mức độ nghiêm trọng của bệnh thường nặng nề hơn.

Nghệ An tổ chức Hội thi 'Người cao tuổi sống vui, sống khoẻ'

Nghệ An tổ chức Hội thi 'Người cao tuổi sống vui, sống khoẻ'

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH - Hội thi là hoạt động thiết thực nhằm nâng cao vai trò trách nhiệm cho cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân về chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về người cao tuổi. Đồng thời, khẳng định vai trò, sự cống hiến của người cao tuổi đối với mọi mặt của đời sống...

Ung thư buồng trứng có chữa được không?

Ung thư buồng trứng có chữa được không?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Ung thư buồng trứng là căn bệnh thường tiến triển âm thầm và triệu chứng không rõ ràng khiến nhiều người chủ quan, khi đi khám đã ở giai đoạn muộn. Vậy ung thư buồng trứng có chữa được không, làm thế nào để phát hiện sớm?

Có phải trẻ béo phì dễ dậy thì sớm?

Có phải trẻ béo phì dễ dậy thì sớm?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Trẻ béo phì có nguy cơ cao dậy thì sớm hơn so với trẻ có cân nặng bình thường. Vậy nguyên nhân tại sao trẻ béo phì lại dễ bị dậy thì sớm và có thể phòng ngừa được không?

Phụ nữ mang thai bị đa ối nên điều chỉnh chế độ ăn như thế nào?

Phụ nữ mang thai bị đa ối nên điều chỉnh chế độ ăn như thế nào?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Đa ối là khi lượng nước ối vượt quá mức bình thường ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ và bé. Mặc dù chế độ ăn không phải là yếu tố quyết định duy nhất nhưng việc điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng này.

Giảm nguy cơ sinh non khi bà mẹ được quản lý thai nghén đầy đủ

Giảm nguy cơ sinh non khi bà mẹ được quản lý thai nghén đầy đủ

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Nguy cơ sinh non sẽ được giảm thiểu tối đa nếu thai phụ được khám thai và thực hiện sinh tại cơ sở y tế có đầy đủ phương tiện kỹ thuật cùng đội ngũ y bác sỹ trợ giúp.

Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng

Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH - Với phương châm "đưa chính sách đến gần dân," xã Hùng Tiến, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng (chăm sức khỏe sinh sản, hỗ trợ người cao tuổi) và phát huy vai trò của đội ngũ cộng tác viên dân số.

Bổ ích hội thi rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về dân số và chăm sóc sức khoẻ sinh sản

Bổ ích hội thi rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về dân số và chăm sóc sức khoẻ sinh sản

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH - Hội thi giúp cho học sinh nâng cao những kỹ năng hoạt động, kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên. Đồng thời, tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích để học sinh thể hiện tài năng, trí tuệ, sự sáng tạo.

Gần 150.000 em bé chào đời nhờ kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm

Gần 150.000 em bé chào đời nhờ kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Sau 25 năm, Việt Nam có gần 300.000 chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm được thực hiện, 147.000 em bé ra đời khoẻ mạnh. Trong đó, có gần 3.000 trẻ được chào đời tại Bệnh viện Hùng Vương nhờ kỹ thuật IVF.

5 biểu hiện cho thấy bạn đã mắc hội chứng ống cổ tay

5 biểu hiện cho thấy bạn đã mắc hội chứng ống cổ tay

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Hội chứng ống cổ tay là tình trạng phổ biến trong cộng đồng. Hiện số người mắc hội chứng này ngày càng tăng do liên quan đến công việc có sử dụng nhiều tới độ linh hoạt, tỉ mỉ và lặp đi lặp lại của cổ tay.

Top