Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bia hậu bằng đồng trắng duy nhất Việt Nam

Chủ nhật, 07:17 25/10/2009 | Xã hội

Giadinh.net - Cúng hậu – hiến đất nhà, tiền của để xây dựng đền chùa, miếu mạo, từ đường, cứu người... là một tập tục văn hóa tốt đẹp của người Việt, xuất hiện cách đây hơn 1.000 năm.

Nhờ tập tục này, một hệ thống bia hậu chứa đựng những giá trị lịch sử và văn hóa đã được lưu giữ và truyền lại nguyên vẹn cho tới ngày nay. Cách đây mấy năm, người ta phát hiện ra được một tấm bia hậu làm bằng đồng bạch hết sức quý giá và độc đáo trong tư gia của một gia đình dòng dõi thuộc dòng họ Nguyễn Xuân ở Mão Điền, Thuận Thành, Bắc Ninh. Đây được xem là tấm bia duy nhất khắc trên kim loại đồng trắng còn được giữ gìn nguyên vẹn cho đến ngày nay.
 
Ông Nguyễn Xuân Vàn - Tộc trưởng chi 3, ngành 3 bên bàn thờ gia tiên họ Nguyễn Xuân.
 
Tục dựng bia hậu

Theo nhà nghiên cứu Trần Thị Kim Anh – Viện Nghiên cứu Hán Nôm thì Việt Nam nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của văn hóa Hán nên có tục dựng bia ghi lại công đức (bia hậu) từ rất sớm, cách nay hơn 1.000 năm. Tập tục này còn được gọi là tục lập hậu, cúng hậu. Nó chính là sản phẩm tinh thần của cư dân thuộc nền nông nghiệp lúa nước, tồn tại khá lâu bền cho đến ngày nay.

Cúng hậu là hình thức cúng ruộng đất, tiền bạc, đồ thờ... cho dòng họ, cho làng xã hoặc đình, chùa... để được cúng giỗ lâu dài sau khi “trăm tuổi”. Những người có công với dân, với nước hoặc làm nhiều việc phúc thiện ở địa phương cũng có thể được dân làng nhớ ơn mà bầu hậu, thường là Hậu Thần. Còn những người chỉ góp tiền của, không có phẩm tước thường được bầu làm Hậu Phật. Thông thường, Hậu Thần được lập bia ở đình, đền, miếu mạo hoặc từ đường – lăng mộ của dòng họ, còn Hậu Phật thì lập bia ở chùa. Ngoài ra, theo khảo sát của các chuyên gia nghiên cứu Hán Nôm thì trong rất nhiều bia hậu ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ còn thấy nhắc đến các hình thức khác của bia Hậu như: Trung đình quan, Phúc thần, Á phúc thần, Ngũ lão, Đại phụ mẫu, Phật sống, Sĩ nhiêu, Sinh thần, bậc mậu đức, thờ sống... thậm chí có người còn được bầu làm Thành hoàng làng.

Số tiền cúng hậu (hoặc mua hậu) sẽ được dùng vào việc công như tu bổ đình, chùa, mua sắm vật dụng trong chùa... Ruộng thì sẽ được đem ra chia cho một số người hoặc các giáp cày cấy. Hoa lợi sẽ được dùng vào việc khánh tiết, giỗ chạp, cúng tế ở địa phương và tế tự cho người cúng hậu. Sau khi người cúng hậu qua đời, mỗi năm đến ngày giỗ dân làng hay bản tộc phải làm một lễ gồm gà hoặc thủ lợn, mâm xôi... theo như lệ định để cúng tế người đó. Theo tín ngưỡng của người Việt, đây là một vinh hạnh lớn lao cho bất kỳ ai và là điều đặc biệt may mắn đối với những người không vợ, không chồng hoặc không có con nối dõi.

Kể từ thế kỷ XVI, đặc biệt là vào các thế kỷ XVII - XIX, việc cúng hậu rất phổ biến và việc khắc bia ghi lại tên tuổi, công đức của những người cúng hậu cũng được tiến hành với số lượng lớn. Đến đầu thế kỷ XX, cùng với những biến động lớn của xã hội, đặc biệt sau Cách mạng Tháng Tám và cải cách ruộng đất, tục cúng hậu dường như không còn phù hợp với yêu cầu của xã hội đương thời nên nó tạm thời lắng xuống. Tuy nhiên, trong tâm thức người Việt, việc cúng giỗ tổ tiên, nương nhờ cửa Phật vẫn tồn tại, vì vậy tục lệ này vẫn được duy trì ở một chừng mực nhất định, nhưng đã được biến đổi đi nhiều.

Đi kèm với tục cúng hậu là tục lập bia hậu. Bia hậu được lập để ghi lại công đức của những người đã có công cúng hậu giúp làng xã, đền chùa, dòng họ... có được một khoản tiền hoặc ruộng đất để lo việc công. Về hình thức, bia hậu thường có kích thước khiêm tốn. Bia lớn hay nhỏ, đẹp hay xấu phụ thuộc vào ngôi vị trong xã hội của người được cúng hậu và số tiền của do người đó bỏ ra. Ở Việt Nam, cho đến giai đoạn đầu thế kỷ XX, đến bất cứ thôn làng nào, đặc biệt là ở Đồng bằng Bắc bộ, đều có thể bắt gặp những tấm bia hậu được dựng ở đình, chùa, đền, miếu, từ đường, lăng mộ... thậm chí trong các ngõ xóm, tư gia với kích thước và hình dáng khác nhau, tạo nên một vẻ đẹp cổ kính cho cảnh quan, toát lên một màu sắc văn hóa khá độc đáo.
 
Chị Ngô Thị Lý, cháu ngoại cụ Đám Khiêm bên cạnh tấm bia hậu bằng đồng trắng trước tư gia. 

Bia đồng đúc đức

Hiện ở tư gia của bà Nguyễn Thị San thuộc thôn Nội, xã Mão Điền, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh còn lưu giữ được một tấm bia hậu, làm bằng chất liệu đồng trắng, được lập vào năm 1946. Theo nhận định của Tiến sỹ Trần Đình Luyện – nguyên Giám đốc sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh thì đây là một dạng bia hậu cực kỳ hiếm có và độc đáo.

Theo ông Nguyễn Xuân Vàn, 75 tuổi, là tộc trưởng chi 3, ngành 3 dòng họ Nguyễn Xuân cho biết, tấm bia này là do cụ Nguyễn Xuân Khang hay còn gọi là cụ Đám Khiêm cho khắc. Người trực tiếp khắc tấm bia này chính là thân sinh của ông Vàn. “Thời đó, cha tôi là một trong những thợ chạm trổ kim loại có tiếng nhất vùng này nên cụ Đám Khiêm đã nhờ cha tôi khắc hộ cho cụ tấm bia vào năm 1946. Vì khắc trên đồng bạch nên để khắc được tấm bia này ông cụ nhà tôi phải tỉ mỉ từng con chữ trong một tuần lễ mới xong”.

Vào năm 1946, ông trưởng họ Nguyễn Xuân vì nghèo túng nên vay của một gia đình nọ mấy thúng thóc. Đến kỳ hạn mà thóc chưa có trả, vậy là người ta đến đuổi cả gia đình ra khỏi nhà đang ở vốn là nhà thờ họ rồi chiếm đoạt luôn. Cụ Đám Khiêm thấy thế, tức giận quá liền hiến 8 thước đất và một căn nhà để họ hàng có nơi thờ cúng tổ tiên. Khi hiến ông chỉ ôn tồn gọi mọi người đến và bảo: “Chiến tranh loạn lạc, người cũng điên đảo theo. Thôi thì là anh em với nhau, người ta có lòng tham như thế mà mình thì không nói lại được thì cũng đành chịu. Tôi xin hiến 8 thước đất và một căn nhà này để họ hàng mình có nơi mà thờ cúng tổ tiên cho đỡ tủi hộ vong linh tiền nhân...”.

Căn nhà đó do đích thân cụ Đám Khiêm làm, có ba gian rất chắc chắn. Ngoài ra, cụ Đám Khiêm còn công đức thêm một mẫu ruộng để họ hàng có “nguồn thu” mà trang trải mỗi lần giỗ chạp, cúng đơm. Người trong họ ai nấy đều cảm động trước nghĩa cử của cụ Đám Khiêm đối với họ hàng, dòng tộc nên đã bàn với cụ là nên làm một tấm bia để con cháu mai hậu còn biết công lao của cụ mà ghi nhớ. Bên cạnh đó, do cụ không có con trai (cụ có 2 bà vợ và 6 người con cả trai lẫn gái nhưng không may bị chết từ hồi còn trẻ, nay còn lại mỗi cô con gái út) nên lập bia để con cháu biết để còn lo giỗ chạp, cúng đơm.

Tấm bia này hiện được lắp chìm trong một bức tường hình cánh dơi, đặt ngay giữa trung tâm tư gia bà Nguyễn Thị San là con gái út duy nhất còn lại của cụ Đám Khiêm. Mặt bia hướng chính diện vào bàn thờ gia tiên. Quan sát, thấy tấm bia đã ngả màu xám dù bên ngoài được bảo vệ bởi một tấm kính dày. Kích thước chiều dài của bia khoảng 40cm, ngang 30cm. Bia được khắc bằng chữ Hán, nét chữ khá rõ ràng và khuôn thước. Nội dung trên tấm bia cho biết, bia được dựng vào “Việt Nam dân chủ cộng hoà nhị niên” nghĩa là khi dựng bia đã thuộc về chính quyền cách mạng. Về mặt hành chính cho biết xã Mão Điền đã tách làm hai, xóm Nội thuộc xã Mão Điền Đông, tổng Thượng Mão, phủ Thuận Thành. Người có lòng thiện là Nguyễn Xuân Khang cùng vợ là Nguyễn Thị Guột đã hiến tiền và đất làm nhà thờ họ, thờ cúng tiên tổ.

Ông Vàn cho biết, ngày xưa trong làng có 3 người làm bia hậu nhưng 2 người kia làm bằng bia đá nên sau chiến tranh loạn lạc, thời gian, bia cũng bị thất lạc nay chỉ có tấm bia này là còn giữ nguyên vẹn cho đến tận bây giờ. Dù tấm bia đã ngả màu xám nhưng nếu lau lại thì nó vẫn lộ rõ màu trắng của loại đồng quý hiếm này.
 
Hà Tùng Long
nguyenquyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hàng triệu người Việt cần đáp ứng điều kiện này để được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội

Hàng triệu người Việt cần đáp ứng điều kiện này để được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội

Pháp luật - 10 phút trước

GĐXH - Sở hữu nhà ở là giấc mơ của hàng triệu người Việt. Luật Nhà ở 2023 (sắp có hiệu lực) đã mở ra “cơ hội vàng” cho nhiều đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội.

5 khoản tiền mà người lao động sẽ được nhận khi nghỉ việc nên biết để đảm bảo quyền lợi của mình

5 khoản tiền mà người lao động sẽ được nhận khi nghỉ việc nên biết để đảm bảo quyền lợi của mình

Xã hội - 1 giờ trước

GĐXH - Ngoài các thủ tục để hoàn tất quá trình xin nghỉ việc, người lao động cũng cần phải nắm được 5 khoản tiền sẽ được nhận.

Vụ đánh con gái ruột 9 tháng tuổi tử vong: Mức hình phạt cao nhất là tử hình

Vụ đánh con gái ruột 9 tháng tuổi tử vong: Mức hình phạt cao nhất là tử hình

Pháp luật - 1 giờ trước

Với cáo buộc ban đầu của Viện kiểm sát, việc đánh con gái ruột 9 tháng tuổi dẫn đến tử vong, người bố có thể bị xử lý hình sự về tội giết người theo quy định tại khoản 1 Điều 123 của Bộ luật hình sự với tình tiết định khung là giết người dưới 16 tuổi. Mức hình phạt là phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.

Hà Nội: Thông xe cầu vượt thép Mai Dịch, các phương tiện di chuyển ra sao?

Hà Nội: Thông xe cầu vượt thép Mai Dịch, các phương tiện di chuyển ra sao?

Thời sự - 1 giờ trước

GĐXH - Cầu vượt thép Mai Dịch (Cầu Giấy, Hà Nội) dự kiến sẽ được thông xe vào ngày 6/5. Sở Giao thông Vận tải Hà Nội mới đây đã đưa ra phương án phân làn, tổ chức giao thông cho các phương tiện khi đi qua nút giao Mai Dịch.

Công an truy tìm con gái của Lê Tùng Vân, điều tra tội loạn luân

Công an truy tìm con gái của Lê Tùng Vân, điều tra tội loạn luân

Pháp luật - 1 giờ trước

Công an tỉnh Long An phát thông báo truy tìm Lê Thanh Kỳ Duyên, để làm rõ nghi vấn người phụ nữ này liên quan hành vi loạn luân, xảy ra tại Tịnh thất Bồng Lai.

Ô tô mất lái, 5 người trong gia đình rơi xuống vực sâu ở Điện Biên

Ô tô mất lái, 5 người trong gia đình rơi xuống vực sâu ở Điện Biên

Thời sự - 2 giờ trước

Sau khi lao xuống vực sâu hơn 60m, chiếc xe của gia đình anh Đ.V.Đ (37 tuổi) bị biến dạng, bẹp dúm phần đầu.

Nhiều người sập bẫy đường dây lừa đảo bằng app sex

Nhiều người sập bẫy đường dây lừa đảo bằng app sex

Pháp luật - 2 giờ trước

Nhóm đối tượng đã thực hiện hành vi lừa đảo nhiều bị hại tại nhiều tỉnh, thành phố với số tiền chiếm đoạt hơn 50 tỉ đồng.

Mượn xe máy người khác tham gia giao thông phải bắt buộc mang theo những giấy tờ gì?

Mượn xe máy người khác tham gia giao thông phải bắt buộc mang theo những giấy tờ gì?

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Người dần cần mang theo những loại giấy tờ sau khi mượn xe máy của người khác tham gia giao thông để tránh bị phạt.

Vụ thi thể đôi nam nữ dưới ao ở Bắc Giang: Hoàn cảnh cô gái đặc biệt khó khăn

Vụ thi thể đôi nam nữ dưới ao ở Bắc Giang: Hoàn cảnh cô gái đặc biệt khó khăn

Thời sự - 4 giờ trước

Do gia đình V. luôn có người ốm đau, phải lo tiền thuốc thang và chữa trị nên hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn.

Dùng thủ đoạn huy động vốn để lừa gần 8 tỉ đồng

Dùng thủ đoạn huy động vốn để lừa gần 8 tỉ đồng

Pháp luật - 5 giờ trước

GĐXH - Để lừa các nạn nhân, Huệ đưa ra thông tin gian dối về việc bản thân ký được hợp đồng với đại lý mua hàng hóa của 1 tập đoàn lớn và được chiết khấu phần trăm cao. Do tin tưởng đối tượng, nhiều người đã sập bẫy với số tiền hàng tỉ đồng.

Top