Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bỏ ghi loại hình, xếp loại trên bằng đại học: Giỏi, dốt sẽ “cá mè một lứa”?

Thứ năm, 08:16 10/10/2019 | Xã hội

GiadinhNet - Dự thảo Thông tư quy định nội dung chính ghi trên văn bằng giáo dục đại học (Bộ GD&ĐT đang lấy ý kiến) quy định, sẽ không còn ghi thông tin loại hình đào tạo, xếp loại đánh giá. Nhiều ý kiến cho rằng, chất lượng giữa các trường, loại hình đào tạo hiện nay mỗi nơi mỗi khác nên khó có thể đạt được như chủ trương đề ra.

Bỏ ghi loại hình, xếp loại trên bằng đại học: Giỏi, dốt sẽ “cá mè một lứa”? - Ảnh 1.

Đề xuất không ghi loại hình đào tạo trên văn bằng đại học của Bộ GD&ĐT nhận được nhiều ý kiến trái chiều. Ảnh minh họa: chí cường

Học gì cũng có bằng cấp như nhau?

Theo nội dung ghi trên bằng cấp đại học hiện nay, có sự rõ ràng trong phân biệt giữa các loại hình đào tạo bao gồm: Hệ đào tạo chính quy, hệ tại chức, văn bằng hai, hệ liên thông… Đồng thời, trên văn bằng cũng ghi rõ xếp loại tốt nghiệp đạt loại gì. Ngoài ra, trên văn bằng có sự phân biệt tên văn bằng tùy theo khối ngành đào tạo. Ví dụ như đối với khối ngành kỹ thuật là bằng kỹ sư, ngành Y là bác sỹ hoặc cử nhân, các ngành khoa học khác là cử nhân văn hóa, cử nhân kinh tế, cử nhân luật…

Tuy nhiên, các thông tin này có thể không còn xuất hiện trên văn bằng nữa, bởi theo dự thảo Bộ GD&ĐT đang đưa ra lấy ý kiến, tất cả các trường sẽ không còn phân biệt khối ngành đào tạo sẽ đều cấp bằng tốt nghiệp đại học với một tên gọi chung là bằng cử nhân, cũng không ghi xếp loại tốt nghiệp. Theo Bộ GD&ĐT, bằng tốt nghiệp sẽ được cấp cùng với Phụ lục văn bằng để đảm bảo cung cấp đầy đủ về quá trình đào tạo, kết quả học tập, hình thức đào tạo… của người học.

Dự thảo của Bộ GD&ĐT đang được đăng tải lấy ý kiến góp ý trên website của Bộ đến hết ngày 3/12. Tuy nhiên, sau vài ngày công bố, Dự thảo đã nhận được nhiều góp ý từ các chuyên gia, nhà quản lý giáo dục đại học trên phạm vi cả nước, trong đó có một số đồng tình với quy định mới bởi Luật Giáo dục đại học không còn phân biệt giữa các loại hình đào tạo (giá trị ngang nhau). Bên cạnh đó, nhiều nước trên thế giới cũng chỉ cấp bằng tốt nghiệp đạt các nội dung của chương trình học mà không nêu rõ là chương trình theo hình thức học nào, xếp loại tốt nghiệp sẽ có bảng điểm đi kèm…

Theo PGS.TS Trần Văn Tớp, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, tất cả các bằng đại học trước nay đều có sự phân loại hình thức đào tạo, học lực của người học. Việc phân loại hình thức đào tạo, về mặt tích cực là tạo ra động lực cho người học phấn đấu để có bằng chính quy, đạt loại cao… Trường hợp bỏ không ghi xếp loại, cũng cần phải ghi trong bảng điểm kèm theo bằng. Căn cứ vào lực học là căn cứ vào cả quá trình học tập của người học, nhà tuyển dụng có thể tham khảo để lựa chọn nhân lực phù hợp với vị trí cần tuyển dụng.

Giữa các trường, loại hình đào tạo còn có độ "vênh"

Trên thực tế, nhiều chuyên gia, nhà quản lý giáo dục cho rằng, quy định mà Bộ GD&ĐT đưa ra trong dự thảo nội dung ghi trên văn bằng là điều cũng đã được bàn luận nhiều trong thời gian qua, nhất là trong quy định hiện hành cụ thể trong Luật Giáo dục cũng nêu rõ giá trị các hình thức đào tạo là ngang nhau, không có sự phân biệt. Việc tham khảo một số quốc gia trên thế giới cũng là việc nên làm. Tuy nhiên, khi áp dụng vào thực tế, quy định mới của Bộ GD&ĐT có thể áp dụng lại tạo ra những bất cập, bởi giữa các loại hình đào tạo bậc đại học hiện nay, cụ thể như hình thức chính qui, tại chức, đào tạo từ xa… có sự khác biệt lớn từ thi đầu vào, đến chuẩn đầu ra.

GS.VS Đào Trọng Thi, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục - Thanh niên - Thiếu niên của Quốc hội cho biết: "Về mặt lý thuyết, có thể nói rằng là bằng cấp là tương đương nhau, nhưng nếu đi vào cụ thể sẽ lại là câu chuyện khác, quy định của Bộ GD&ĐT nêu trong dự thảo chỉ có thể thực hiện được khi mà chất lượng giữa các loại hình đào tạo hiện nay là như nhau. Nhưng về đánh giá, khó có thể ngang bằng nhau giữa đào tạo chính quy với tại chức, liên thông, bởi hình thức chính quy có điểm đầu vào rất khó, cạnh tranh lớn, thời gian học tập trung, phải nỗ lực lớn mới có thể tốt nghiệp, trong khi đó tại chức, liên thông đa số thi là đỗ, học là tốt nghiệp".

Còn theo GS.TS Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch hội Khuyến học Việt Nam: "Trên thực tế, đúng là cần phải bỏ việc phân biệt chính quy hay tại chức, đào tạo từ xa… bởi không thể khẳng định chính quy giỏi hơn tại chức và ngược lại. Cái cần nhất đó là đánh giá chất lượng ra sao, bởi hiện nay cả chính quy lẫn tại chức bộc lộ nhiều bất cập về chất lượng. Cần siết chặt quản lý chất lượng đào tạo, có như vậy dù là chính quy hay tại chức cũng không còn là vấn đề quan trọng".

PGS.TS Trần Xuân Nhĩ, Phó chủ tịch Hiệp hội các trường Đại học, Cao Đẳng Việt Nam: "Nội dung ghi trên văn bằng dù ít, nhưng lại khá quan trọng, nhằm cung cấp đầy đủ thông tin của văn bằng, trong đó thông tin loại hình đào tạo, xếp loại tốt nghiệp rất quan trọng. Chỉ cần nhìn vào bằng tốt nghiệp đại học, là có thể biết được người học sẽ học hệ nào, bao nhiêu năm, xếp loại ra sao… Bằng tốt nghiệp đại học thể hiện giá trị, thương hiệu của trường đại học, do đó nếu không phân biệt hệ đào tạo cần nghiên cứu kỹ, tham khảo thêm các cơ sở giáo dục đại học".

Kết quả học tập sẽ ghi trên phụ lục

Theo Bộ GD&ĐT, dự thảo Thông tư quy định chi tiết nội dung chính ghi trên văn bằng giáo dục đại học chỉ quy định nội dung chính ghi trên văn bằng, các thông tin khác đã quy định phải ghi trên Phụ lục văn bằng và được cấp đồng thời với văn bằng cho người học. Cụ thể, các thông tin quy định ghi trên Phụ lục văn bằng tại Thông tư nói trên đã đảm bảo cung cấp đầy đủ về quá trình đào tạo, kết quả học tập, hình thức đào tạo,… Các loại văn bằng chuyên môn đặc thù do Chính phủ quy định.

Dự thảo Thông tư quy định nội dung chính ghi trên văn bằng giáo dục đại học quy định, nội dung chính ghi trên văn bằng giáo dục đại học gồm: 1. Tiêu đề: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; 2. Tên văn bằng theo từng trình độ đào tạo (bằng cử nhân, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ); 3. Tên cơ sở giáo dục cấp văn bằng; 4. Họ, chữ đệm, tên của người được cấp văn bằng; 5. Ngày tháng năm sinh của người được cấp văn bằng; 6. Quốc tịch của người được cấp văn bằng; 7. Ngành đào tạo; 8. Địa danh, ngày tháng năm cấp văn bằng; 9. Họ, chữ đệm, tên, chức danh, chữ ký của người có thẩm quyền cấp văn bằng và đóng dấu theo quy định; 10. Số hiệu, số vào sổ gốc cấp văn bằng.

 Quang Anh

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bé gái 9 tháng tuổi tử vong bất thường, cha ruột bị bắt để điều tra

Bé gái 9 tháng tuổi tử vong bất thường, cha ruột bị bắt để điều tra

Pháp luật - 7 phút trước

GĐXH - Cơ quan công an đang tạm giữ hình sự người cha ruột để điều tra về cái chết thương tâm của bé gái 9 tháng tuổi ở Tây Ninh.

Tin giấy tờ 3 nhân viên 'nhí', chủ quán karaoke lĩnh án

Tin giấy tờ 3 nhân viên 'nhí', chủ quán karaoke lĩnh án

Pháp luật - 38 phút trước

Tin tưởng vào giấy tờ tuỳ thân, bỏ 68 triệu đồng để trả nợ cho 3 bé gái, chủ quán karaoke ở Vĩnh Phúc lĩnh án 13 năm tù vì tội Mua bán người dưới 16 tuổi

Hai đợt gió mùa Đông Bắc lại sắp dồn xuống miền Bắc, thời tiết cực đoan nguy hiểm đi kèm

Hai đợt gió mùa Đông Bắc lại sắp dồn xuống miền Bắc, thời tiết cực đoan nguy hiểm đi kèm

Thời sự - 1 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết, trong những ngày đầu tháng 5, sẽ còn có 2 đợt không khí lạnh yếu ảnh hưởng đến miền Bắc nước ta. Thời tiết miền Bắc có mưa dông, lốc sét, mưa đá có thể xảy ra.

Bắt nghi phạm hiếp dâm cụ bà 75 tuổi

Bắt nghi phạm hiếp dâm cụ bà 75 tuổi

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Cụ bà 75 tuổi ở nhà một mình thì bị Bảo giở trò đồi bại. Toàn bộ sự việc được camera an ninh ghi lại.

Tin sáng 3/5: Thông tin mới vụ tạt sơn 7 ô tô ở Hà Nội; Mưa dông 'đánh bay' nắng nóng ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ kéo dài đến bao giờ?

Tin sáng 3/5: Thông tin mới vụ tạt sơn 7 ô tô ở Hà Nội; Mưa dông 'đánh bay' nắng nóng ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ kéo dài đến bao giờ?

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Vụ 7 ô tô bị tạt sơn tại khu chung cư, cơ quan công an đã xác định được manh mối của vụ việc, đang tập trung làm rõ, truy bắt đối tượng liên quan; Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia đã phát thông tin mới về đợt mưa dông mới này...

Truy tìm thanh niên nằm trên yên xe máy, lao vun vút trong làn BRT ở Hà Nội

Truy tìm thanh niên nằm trên yên xe máy, lao vun vút trong làn BRT ở Hà Nội

Thời sự - 3 giờ trước

Đội CSGT đường bộ số 7 đang xác minh, truy tìm nam thanh niên nằm trên yên xe máy, lao vun vút ở làn đường xe buýt nhanh BRT.

Hà Nội: Bất ngờ công bố cấu trúc, định dạng đề thi tuyển lớp 10 THPT

Hà Nội: Bất ngờ công bố cấu trúc, định dạng đề thi tuyển lớp 10 THPT

Giáo dục - 3 giờ trước

Sở GD&ĐT Hà Nội vừa công bố cấu trúc định dạng đề thi và đề minh họa các môn thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2024-2025 để thí sinh được biết, có kế hoạch ôn tập chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi diễn ra vào đầu tháng 6 tới.

Thời tiết mát mẻ ở Bắc Bộ kéo dài được mấy ngày?

Thời tiết mát mẻ ở Bắc Bộ kéo dài được mấy ngày?

Đời sống - 11 giờ trước

GĐXH - Những cơn mưa xua tan nắng nóng ở Bắc Bộ dự kiến sẽ kéo dài trong nhiều ngày tới giúp thời tiết khu vực này trở nên mát mẻ hơn.

Ông Đỗ Anh Dũng kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt

Ông Đỗ Anh Dũng kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt

Pháp luật - 12 giờ trước

Bị tuyên mức án 8 năm tù về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Chủ tịch Tân Hoàng Minh Đỗ Anh Dũng vừa có đơn kháng cáo xin giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

Người đàn ông ở TPHCM nghi tâm thần, đốt nhà rồi cố thủ bên trong

Người đàn ông ở TPHCM nghi tâm thần, đốt nhà rồi cố thủ bên trong

Đời sống - 12 giờ trước

Lực lượng chức năng xác định nguyên nhân vụ hỏa hoạn xảy ra tại nhà dân ở quận Bình Thạnh (TPHCM) do người đàn ông nghi tâm thần, tự đốt rồi cố thủ bên trong.

Người dân được hưởng lợi lớn nhờ quy định này trong Luật Đất đai 2024

Người dân được hưởng lợi lớn nhờ quy định này trong Luật Đất đai 2024

Pháp luật

GĐXH - Theo Luật Đất đai 2024, việc phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và việc bố trí tái định cư phải được hoàn thành trước khi có quyết định thu hồi đất. Quy định này giúp người dân có đất bị thu hồi sớm "an cư, lạc nghiệp" để tiếp tục phát triển kinh tế.

Top