Bộ GTVT “quyết” lấy lại gầm cầu vượt, Hà Nội bí chỗ gửi xe
GiadinhNet - Mới đây, Bộ GTVT chính thức bác đề xuất của Hà Nội về việc tiếp tục gia hạn các bãi đỗ xe dưới gầm cầu vượt cạn. Theo Bộ GTVT, việc trưng dụng những điểm này làm bãi trông giữ xe là không có cơ sở pháp lý.

Gầm cầu vượt Vĩnh Tuy nơi đang trông giữ hàng nghìn phương tiện hàng ngày. Ảnh: Mộc Trà
Nhu cầu đỗ xe tại Hà Nội lớn
Giữa tháng 2/2019, UBND TP Hà Nội đã có đề xuất với Bộ GTVT điều chỉnh một số nội dung của Thông tư 35 nhằm cho phép Hà Nội được tiếp tục trông giữ phương tiện tại một số gầm cầu vượt cạn đến hết năm 2023. Lý do phía UBND TP Hà Nội cho biết, do nhu cầu trông giữ phương tiện trên địa bàn rất lớn. Trong khi đó bến, bãi đỗ xe công cộng theo quy hoạch vẫn trong quá trình đầu tư xây dựng, chưa hoàn chỉnh. Các điểm trông giữ phương tiện dưới lòng đường còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu trông giữ phương tiện của nhân dân, các cơ quan.
Hiện trên địa bàn Thủ đô có 4 vị trí gầm cầu vượt đang tổ chức trông giữ phương tiện. Các vị trí này đã được TP chấp thuận trước thời điểm có hiệu lực của Thông tư số 35/2017/TT-BGTVT, gồm gầm cầu: Vĩnh Tuy, Chương Dương (trông giữ phương tiện miễn phí phục vụ tuyến phố đi bộ và mở rộng không gian đi bộ khu vực phố cổ Hà Nội các tối cuối tuần từ thứ Sáu đến Chủ nhật trên địa bàn quận Hoàn Kiếm). Điểm trông giữ gầm cầu vượt Ngã Tư Vọng, phục vụ nhân dân khám chữa bệnh tại Bệnh viện Bạch Mai và gầm cầu vượt Mai Dịch. Các vị trí này đã được thành phố chấp thuận trước thời điểm có hiệu lực của Thông tư 35.
Để có cơ sở tiếp tục duy trì các điểm đỗ xe dưới gầm cầu, TP Hà Nội kiến nghị Bộ GTVT điều chỉnh một số nội dung trong Thông tư 35, cho phép TP Hà Nội được tiếp tục tổ chức trông giữ phương tiện dưới gầm cầu vượt cạn trên địa bàn đến hết năm 2023. TP Hà Nội cam kết đảm bảo công tác phòng cháy, chữa cháy, vệ sinh môi trường và mỹ quan đô thị tại các vị trí trông giữ này. Tuy nhiên, trong Thông tư 35 của Bộ GTVT (sửa đổi, bổ sung Khoản 6, Điều 10 của Thông tư 50), hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 11 của Chính phủ quy định “không được sử dụng gầm cầu đường bộ làm nơi ở, bãi để xe và các dịch vụ kinh doanh khác”.

Bảng giá niêm yết trông giữ xe ô tô tại chân cầu Vĩnh Tuy.
Mới đây, trong văn bản trả lời UBND TP Hà Nội, Bộ GTVT vừa cho biết, Điểm c, Khoản 4, Điều 18 Luật Giao thông đường bộ quy định: “Người điều khiển phương tiện không được dừng xe, đỗ xe trên cầu, gầm cầu vượt”. Cùng đó, Nghị định số 11/2010 về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ quy định: “Chợ, điểm kinh doanh dịch vụ bố trí bãi dừng đỗ xe, nơi tập kết hàng hóa phải nằm ngoài hành lang an toàn đường bộ và tổ chức điểm đấu lối ra, vào đường bộ theo quy định”. Bên cạnh đó, Khoản 4, Điều 26 cũng quy định: “Không được sử dụng đất dành cho đường bộ làm nơi ở, hoạt động kinh doanh dịch vụ; neo đậu tàu, thuyền và xây dựng các công trình làm thay đổi dòng chảy, gây xói lở mất an toàn công trình cầu, cầu phao, bến phà, kè chỉnh trị dòng nước và kè chống xói nền đường”. Như vậy, trong thời gian tới 4 điểm trông giữ xe dưới gầm cầu vượt cạn gồm: Chân các cầu Vĩnh Tuy, Vọng, Chương Dương, Dịch Vọng sẽ chính thức bị xóa sổ.
Nhiều người đồng tình

Việc trông giữ xe dưới gầm cầu vượt cạn tiềm ẩn về mất an toàn giao thông.
Theo khảo sát của PV, 3 trong 4 điểm trông giữ xe trên đều đang hoạt động khá nhộn nhịp, riêng điểm trông giữ dưới gầm cầu Chương Dương ở thời điểm hiện tại không hoạt động ban ngày và chỉ phục vụ người dân đi bộ vào dịp cuối tuần. Ở mỗi điểm luôn có hàng trăm đến hàng nghìn phương tiện cả xe máy lẫn ô tô được gửi. Đáng chú ý nhất là khu vực gầm cầu vượt cạn Vĩnh Tuy, nơi đang trông giữ hàng nghìn phương tiện ô tô, xe máy. Theo đó, giá gửi xe ô tô cao nhất đối với loại trên 40 chỗ lên đến 2,8 triệu đồng, ô tô dưới 9 chỗ giá gửi là 2,3 triệu đồng. Trong vai một người có nhu cầu trông giữ xe, nhân viên tại đây cho biết: “Nếu gửi xe cá nhân chúng tôi sẽ thu giá 2 triệu đồng/xe/tháng nhưng nếu là công ty, doanh nghiệp có lấy hóa đơn đỏ mức giá sẽ là 2,3 triệu đồng/xe/tháng”.
Trong khi đó, tại các điểm trông giữ xe tại chân cầu vượt Vọng nơi chứa được khoảng 1.000 phương tiện ô tô, xe máy. Điểm trông giữ xe này không chỉ phục vụ riêng các bệnh nhân và người nhà đến khám, chữa bệnh tại Bệnh viện Bạch Mai mà còn ở các bệnh viện lân cận như Bệnh viện Lão khoa, Bệnh viện Da liễu Trung ương… Tại gầm cầu vượt cạn Dịch Vọng có 2 điểm bên “mang” cầu cũng được tận dụng trông giữ hàng trăm phương tiện.
Trao đổi với PV, anh N.V.H (nhà sát chân cầu Vĩnh Tuy – Hoàng Mai – Hà Nội) cho biết: “Gia đình nằm sâu trong ngõ nên không có chỗ để xe, chính vì vậy tôi phải đưa xe ra khu vực gầm cầu vượt cạn để gửi với giá 2 triệu đồng/tháng. Nếu trong thời gian tới chủ trương của Bộ GTVT không tiếp tục đồng ý cấp phép chắc chắn tôi cùng rất nhiều người phải tìm chỗ để mới”. Trong khi đó, một số người dân khác lại cho rằng việc tận dụng gầm cầu vượt cạn làm bãi đỗ xe là phù hợp (?) bởi nhu cầu của người dân là rất lớn. Nếu trong thời gian tới khu vực dưới chân cầu không đỗ xe họ sẽ phải loay hoay tìm chỗ đỗ xe khác hoặc phải gửi cách xa nơi ở.
Bên cạnh đó việc các bãi trông giữ xe tại gầm các cầu vượt cạn cũng tiềm ẩn nhiều hệ lụy về việc mất an toàn giao thông, cháy nổ, hành lang bảo vệ cầu. “Tôi cho rằng, gầm cầu vượt cạn là nơi cần được bảo vệ cho công trình và nếu chẳng may xảy ra cháy nổ thì hậu quả sẽ rất lớn, ảnh hưởng đến kết cấu, công trình hàng trăm tỷ đồng. Hơn thế nữa, việc những bãi trông giữ xe này nằm giữa 2 làn đường nơi các phương tiện lưu thông nên khi các xe ra/vào bãi sẽ gây ảnh hưởng đến tình trạng giao thông, đặc biệt những thời gian cao điểm sẽ gây xung đột giao thông”.
Theo Quy hoạch số 165 về mạng lưới các điểm đỗ xe, bãi đỗ xe trên địa bàn thành phố đến năm 2020, Hà Nội sẽ dành tổng quỹ đất cho giao thông tĩnh là 796,82ha. Tuy nhiên đến nay, theo Sở GTVT Hà Nội, mới bố trí được khoảng 91,16ha (chiếm 0,21% đất xây dựng đô thị). Bởi vậy, thành phố đang rơi vào cảnh thiếu điểm, bãi đỗ xe nghiêm trọng. Đây chính là những lý do khiến các bãi xe dưới gầm cầu vượt cạn vẫn tồn tại cho đến bây giờ.
Mộc Trà

Đã tìm thấy thi thể 2 mẹ con gặp nạn mất tích trên sông Hồng
Đời sống - 2 giờ trướcGĐXH - Sau hơn 2 ngày gặp nạn mất tích trên sông Hồng, đến rạng sáng hôm nay 19/5, thi thể cháu C. đã được Đội Cứu hộ cứu nạn miễn phí 116 tìm thấy, cách vị trí xảy ra sự việc khoảng hơn 2km.

Cháy ngùn ngụt tại xưởng sản xuất giày da 3.200m² ở Vĩnh Phúc
Thời sự - 2 giờ trướcNhà xưởng 4 tầng sản xuất giày da ở Vĩnh Phúc bốc cháy ngùn ngụt vào sáng sớm, thiêu rụi nhiều tài sản.

Tuyển sinh đại học 2025: Chọn ngành học này, thí sinh được miễn 100% học phí
Giáo dục - 3 giờ trướcGĐXH - Theo Nghị định 81/2021/NĐ-CP học phí là khoản tiền mà người học phải nộp để chi trả một phần hoặc toàn bộ chi phí của dịch vụ giáo dục, đào tạo. Tuy nhiên nhiều ngành học thí sinh được miễn 100% học phí.

Khung giờ sinh của người luôn có Thần Tài kề bên, không bao giờ lo tương lai nghèo khó
Đời sống - 3 giờ trướcGĐXH - Người ta tin rằng, khi một đứa trẻ chào đời trong các khung giờ sinh này, Thần Tài sẽ dẫn lối cho chúng cuộc đời "không giàu cũng quý".

Hiện trạng dự án mở rộng đường 'huyết mạch' hơn 8.000 tỷ ở Hà Nội
Đời sống - 4 giờ trướcGĐXH - Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 6 đoạn Ba La - Xuân Mai đi qua địa bàn quận Hà Đông và huyện Chương Mỹ (TP Hà Nội) có tổng kinh phí hơn 8.100 tỷ đồng. Sau khi mở rộng, tuyến đường sẽ có 8-10 làn đường, mặt cắt ngang 50-60 m, tốc độ thiết kế 80-100km/h.

Hà Nội: Hôm nay (19/5), chính thức khởi công cầu Tứ Liên nối huyện Đông Anh với quận Tây Hồ
Thời sự - 4 giờ trướcGĐXH - Theo kế hoạch, sáng nay (19/5), UBND TP Hà Nội sẽ khởi công cầu Tứ Liên. Đây là cây cầu đặc biệt nối huyện Đông Anh và quận Tây Hồ tạo điểm nhấn cho Thủ đô Hà Nội với thiết kế 2 trụ đài dây văng xoắn.

3 con giáp có tốc độ phát triển cấp số nhân, tài lộc rủng rỉnh trong thời gian này
Đời sống - 4 giờ trướcGĐXH – Theo chuyên gia, đây là 3 con giáp dự báo có những thay đổi tích cực thời gian này. Tốc độ phát triển của các con giáp theo cấp số nhân, tài lộc rủng rỉnh.

Tình yêu Bác qua những gam màu, chất liệu dân gian
Xã hội - 4 giờ trướcTháng Năm về, trong niềm xúc động hướng về ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, người dân miền Tây lại có cách riêng để bày tỏ lòng kính yêu với Bác. Không phô trương, không ồn ào, tình cảm ấy thấm đẫm trong từng gam màu, từng chất liệu dân gian mộc mạc của mo cau, lá sen, hạt gạo, dây điện, đá núi… tạo nên những bức tranh sống động, chan chứa hồn quê và đạo lý “uống nước nhớ nguồn”.

Những dấu ấn và bài học từ sinh nhật Bác
Xã hội - 5 giờ trướcSuốt cuộc đời tận hiến cho dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh chưa từng xem sinh nhật của mình là một ngày đặc biệt. Nhưng với đồng bào, đồng chí, mỗi dịp 19/5 là một khoảnh khắc thiêng liêng - không chỉ để bày tỏ lòng kính yêu với vị lãnh tụ vĩ đại, mà còn để soi lại chính mình qua tấm gương đạo đức trong sáng, đời sống thanh bạch và trái tim luôn rộng mở vì nước, vì dân của Bác.

Những trường hợp nào không được bồi thường đất khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định mới của Luật Đất đai?
Đời sống - 5 giờ trướcGĐXH - Luật Đất đai 2024 quy định rõ các trường hợp không được bồi thường đất khi Nhà nước thu hồi đất. Đó là những trường hợp nào? Dưới đây là những thông tin cụ thể.

Lịch nghỉ hè chính thức của học sinh 63 tỉnh, thành trên toàn quốc năm 2025
Giáo dụcGĐXH - Lịch nghỉ hè 2025 của học sinh tại 63 tỉnh thành được xây dựng dựa trên khung kế hoạch thời gian năm học 2024-2025 do Bộ GD&ĐT ban hành.