Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bố Trạch, Quảng Bình: Chuyện buồn chốn thâm xanh

Thứ bảy, 13:52 25/02/2017 | Xã hội

GiadinhNet - Cùng với sự giao lưu và phát triển, cuộc sống ngày nay của tộc người Arem - tộc người có nguy cơ tuyệt chủng trên dải Trường Sơn, đã có nhiều thay đổi. Nhưng bên cạnh đó còn có những lệ tục lạc hậu đang có nguy cơ sống lại, cản trở quá trình đi lên của họ…


Những đứa con của tập tục “ở sụ”.

Những đứa con của tập tục “ở sụ”.

Hồi sinh nơi đại ngàn

So với các tộc ít người, những công dân được coi như mới phát hiện, mới thoát được cuộc sống lệ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên như Chứt, Rục thì tộc người Arem ở xã Tân Trạch (Bố Trạch, Quảng Bình) này cũng có cuộc sống na ná như vậy. Tộc người này trước ở dưới một thung sâu thẳm, giữa đại ngàn hoang vu, nơi ấy có địa danh được gọi là Rục hay Bon Bòn.

Vì cuộc sống họ “tự nhiên” quá, còn ít người quá nên đầu những năm 90 của Thế kỷ 20, cùng với sự quan tâm của các cấp ngành, họ đã được đưa ra khu km 39 trên Đường 20 đi Tây Trường Sơn. Tính đến nay, gần 30 năm ra chỗ ở mới, có điều kiện tiếp xúc với cuộc sống hiện đại, họ đã có sự thay đổi.

Tân Trạch là nơi cư trú duy nhất của người Arem và cũng là một xã hết sức đặc thù. Xã rộng tới 3,5km2, nhưng chỉ có trên 50 mái nhà. Hiện tại xã chưa có đơn vị hành chính là thôn bản. Người Arem trước đây sinh sống chủ yếu là hái lượm, phụ thuộc vào tự nhiên. Họ có làm nhà chòi nhưng nhiều hộ cũng chọn hang đá làm nơi cư trú.

Sinh hoạt trước đây của người Arem hết sức lạ. Sáng họ dậy, kiếm cái gì đó có thể ăn được là lửa củi chụm vào, họ ngồi với nhau, ăn bốc là chủ yếu. “Bữa sáng” của họ kết thúc lúc 9 – 10 giờ sau đó tỏa lên rẫy, lên rừng. Khoảng 4 giờ chiều, không ai bảo ai họ lại quần tụ về nơi ở. Phụ nữ và trẻ em hái rau, hái măng, đàn ông con trai lại đổ xuống khe suối để bắt ốc, bắt cá. Rồi họ lại chụm lửa, lại xì xụp nấu nướng để có cái ăn rồi lăn ra ngủ vùi bên những bếp củi leo lắt chờ sáng hôm sau.

Do cuốc sống như vậy nên đã dẫn đến tình trạng tỷ lệ sinh thấp hơn tỷ lệ chết. Có lúc số dân người Arem ở đây tụt xuống còn 7 hộ. Trước nguy cơ này, với sự quan tâm của các cấp ngành, đặc biệt sự đỡ đầu của Đảng bộ và Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, qua khảo sát người ta đã chọn km 39 trên Đường 20 làm chỗ định cư, dựng nhà và đón người Arem về. Dưới sự bảo trợ này, hiện số người Arem của xã đã tăng lên được trên 300 nhân khẩu.


Nhà Mế Giầu, nơi nam nữ thanh niên Arem tìm đến mỗi tối. Ảnh: Đơn Thương.

Nhà Mế Giầu, nơi nam nữ thanh niên Arem tìm đến mỗi tối. Ảnh: Đơn Thương.

Tập tục lạ

Vì là người thiểu số, sống ở nơi sơn thẳm, nên từ cuộc sống và ý thức của mình người Arem đã nảy sinh nhiều tập tục hết sức lạ. Ngoài những tập tục như chữa bệnh bằng những hình thức kỳ bí, gọi hồn, cúng ma thì họ còn có một tập tục nữa là “ở sụ”.

Tập tục này như một cái cớ để mở cửa cho chuyện sinh hoạt tình dục trước lứa tuổi của người Arem. Không như các dân tộc khác quy định “mùa yêu” cho mình mà tục “ở sụ” đã cho phép nam nữ người Arem có cớ “đến với nhau” trong tất cả các ngày trong năm.

Tập tục này thông thường được “diễn ra” ở nhà một phụ nữ đơn thân cao tuổi nhất làng. Cứ tối, khi mặt trời khuất núi, bóng đêm loang ra là nam nữ tìm đến nhà phụ nữ này. Không điện, không đèn thắp, trong bóng đêm của ngôi nhà, nam nữ được tự do “đối thoại” bằng tay chân và có thể “quan hệ” với nhau mà không sợ bất cứ sự soi mói và ngăn cấm nào.

Và cùng với sự tự do, thoải mái này đã nảy sinh những quan hệ “yêu đương” trước tuổi, “yêu đương” không lành mạnh và dĩ nhiên là sự ra đời của những đứa con “không bố” nơi đại ngàn...

Trong xã Tân Trạch, ngôi nhà được thanh niên nam nữ Arem tìm đến để “tìm hiểu” nhau, được chọn ở tại nhà Mế Giầu. Mế Giầu tuy tuổi đã cao nhưng cảm thấy rất vui khi ngôi nhà hoang vu kề cận bìa rừng của mình đã được nam thanh, nữ tú trong xã tìm đến trong mỗi tối để tình tự.

Một cán bộ lên đây công tác, khi được chúng tôi hỏi về hủ tục này đã cho biết: Phần lớn các em tìm đến nhà Mế Giầu vào mỗi tối đều chưa đến tuổi trưởng thành nhưng chả biết có cách nào để ngăn cản. Mà nếu ngăn cản thì họ lại cho là động vào lĩnh vực “linh thiêng” của họ nên biết cũng đành chịu. Qua tìm hiểu được biết, cũng có cái người ta gọi là “may”, không biết nên vui hay nên buồn, vì phần lớn những nam nữ Arem “tìm đến” nhà Mế Giầu vào mỗi tối đều chưa đủ tuổi trưởng thành.

Tục “ở sụ” của trai gái người Arem đã để lại không ít những hệ lụy, ấy là những đứa con không bố, những người mẹ không chồng, gieo thêm những nhọc nhằn cho người Arem chốn thâm xanh.


Mế Giầu “rất vui” vì tối nào cũng có nhiều đứa con gái, con trai tìm đến nhà mình để “nói chuyện”.

Mế Giầu “rất vui” vì tối nào cũng có nhiều đứa con gái, con trai tìm đến nhà mình để “nói chuyện”.

Lời ru hậu họa…

Trong cái xã nhỏ bé này, chưa đầy vài năm ngắn ngủi đã có nhiều mảnh đời con gái nhanh chóng trở thành những người mẹ hom hem nơi sơn ngàn bắt đầu từ những lần “ở sụ” này. Đầu tiên là phải kể đến Đinh Đ. (có con ngay trong khi còn ngồi trên ghế nhà trường) rồi đến những “bà mẹ” như Y C., Y T., Y Đ…

Nắng chiều rớt xuống bên mảnh rừng phía Tây Tân Trạch, chúng tôi tìm đến nhà Y C. Y C. đang ngồi chơi với đứa con của mình mà thoạt nhìn người ta cứ tưởng là chị chơi với em. Thay cho những công việc phải làm, Y C. và đứa con của mình đang ngồi chờ những người lớn tuổi của mình về nấu cơm cho hai mẹ con ăn.

Căn nhà nghèo ở một xã nghèo nơi đại ngàn này ngày đêm lại phải gồng mình để cưu mang thêm hai mảnh đời, một người mẹ chưa đủ tuổi làm mẹ và một đứa con không biết tên bố, mặt bố mình là ai. Ngồi chuyện trò câu được, câu mất vì vốn từ vựng của Y C. không được nhiều, tôi hình dung ra tình cảnh của Y C.

Theo lời kể, Y C. cho biết, từ khi thấy mình đã “đủ tuổi”, thấy những đứa bạn tìm đến nhà Mế Giầu về kể những “chuyện hay hay” và những chuyện chưa từng biết trong mỗi tối,Y C. tò mò lắm. Thế rồi để khám phá, Y C. cũng theo chân lũ bạn tìm đến.

Đầu tiên là Y C. gặp Đinh T. Nhưng mấy tối sau trong lúc trò chuyện, Y C. lại thấy Đinh D. “hay hơn”. Thế là Y C. lại quay sang “chuyện trò” với Đinh D. Cứ quay đi quay lại để “chuyện trò” với hai chàng trai này, rút cục Y C đã có thai. Thế nhưng sau đó, cả hai chàng trai đều không ai nhận trách nhiệm, thế là Y C. đã cắn răng “chịu thiệt”. Và 9 tháng sau, trong một đêm trở gió nơi đại ngàn, Y C. đã cho ra đời một đứa trẻ Arem nữa cho cái xã bé nhỏ Tân Trạch.

Những mảnh đời Y C., Y T.… đã chứng kiến trong những giờ ngắn ngủi trên xã Arem Tân Trạch chợt làm cho bước bộ hành của chúng tôi trĩu nặng hơn.

Đơn Thương

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tags:
Những khuyến cáo đối với người dân vào trung tâm TP.HCM xem pháo hoa tối 30/4

Những khuyến cáo đối với người dân vào trung tâm TP.HCM xem pháo hoa tối 30/4

Xã hội - 1 giờ trước

Nhiều tuyến đường trung tâm TP.HCM sẽ bị hạn chế, phân luồng và cấm xe nhằm phục vụ chương trình bắn pháo hoa trong tối nay (30/4). Do đó, Phòng Cảnh sát giao thông - Công an TP.HCM vừa đưa ra một số khuyến cáo đề nghị người dân.

Đi trên đường, người phụ nữ bị sét đánh tử vong

Đi trên đường, người phụ nữ bị sét đánh tử vong

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Đang đi trên đường, người phụ nữ ở Thừa Thiên Huế bị sét đánh trúng vào người rồi tử vong.

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Ba ngày 30/4/2024

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Ba ngày 30/4/2024

Xã hội - 2 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Ba ngày 30/4/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

Vụ truy sát trong đêm và phát súng giữa đèo (P cuối): Cuộc truy đuổi dọc đất nước

Vụ truy sát trong đêm và phát súng giữa đèo (P cuối): Cuộc truy đuổi dọc đất nước

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Qua khai thác chủ nhân chiếc xe ô tô màu đỏ đã xuất hiện tại nơi anh H bị sát hại vào tối 6/4/2017, Công an tỉnh Nam Định thấy nổi lên đối tượng Nguyễn Hoàng Linh (SN 1987, trú tại Nam Định). Linh là kẻ có tiền án cùng nhiều mối quan hệ xã hội rất phức tạp. Sau khi anh H tử vong, Linh cũng "biến mất" khỏi Nam Định.

Nhận biết 3 mối đe dọa khiến bạn đuối nước khi tắm biển

Nhận biết 3 mối đe dọa khiến bạn đuối nước khi tắm biển

Đời sống - 3 giờ trước

Tắm biển khác xa với bể bơi, hay khi tắm sông. Đó là bởi sóng và các dòng chảy có thể khiến bạn dễ mất sức, dẫn tới đuối nước, hoặc bị cuốn ra xa bờ.

Những tình huống gây ùn ứ trên cao tốc dịp nghỉ lễ

Những tình huống gây ùn ứ trên cao tốc dịp nghỉ lễ

Xã hội - 4 giờ trước

Đôi khi ùn tắc trên cao tốc dịp nghỉ lễ không phải do tai nạn giao thông, lưu lượng phương tiện gia tăng mà lại từ nguyên nhân chủ quan của các tài xế.

TP.HCM yên bình, đẹp lạ thường dưới sắc cờ đỏ rực rỡ sáng 30/4

TP.HCM yên bình, đẹp lạ thường dưới sắc cờ đỏ rực rỡ sáng 30/4

Xã hội - 6 giờ trước

Từ đường phố lớn đến các con hẻm nhỏ ở TPHCM, cờ đỏ sao vàng rực rỡ hòa vào không khí kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Nhà vắng chủ cháy ngùn ngụt ở Hà Nội

Nhà vắng chủ cháy ngùn ngụt ở Hà Nội

Xã hội - 6 giờ trước

Sáng nay, một ngôi nhà cấp 4 nằm trong khu dân cư ở phường Xuân Đỉnh (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) bốc cháy ngùn ngụt.

Video: Khoảnh khắc hai xe khách va chạm kinh hoàng trong đêm khiến nhiều người thương vong

Video: Khoảnh khắc hai xe khách va chạm kinh hoàng trong đêm khiến nhiều người thương vong

Thời sự - 6 giờ trước

GĐXH - Hai xe khách di chuyển với tốc độ cao, dù đi qua nút giao nhưng không chú ý quan sát, không giảm tốc độ, hậu quả tai nạn thảm khốc đã xảy ra.

Hoài niệm về 'ngày non sông thống nhất'

Hoài niệm về 'ngày non sông thống nhất'

Xã hội - 7 giờ trước

Thủ đô Hà Nội trái tim của cả nước, những ngày tháng 4 của 49 năm về trước rực rỡ cờ hoa. Người dân Thủ đô vốn hân hoan náo nhiệt chào mừng thành công của kỳ bầu cử Quốc hội khóa V và Hội đồng nhân dân các cấp, lại càng thêm náo nức khi tin thắng trận liên tiếp báo về, để rồi vỡ òa trong cảm xúc vào trưa ngày 30/4/1975 “ngày non sông thống nhất”.

Top