Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu: Cần làm mạnh hơn, quyết liệt hơn nữa

Thứ tư, 08:01 24/12/2008 | Xã hội

Giadinh.net - Nhân kỷ niệm Ngày Dân số Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu có cuộc trao đổi với Phóng viên Báo Gia đình & Xã hội về những đánh giá công tác DS -KHHGĐ thời gian qua và những biện pháp nhằm thúc đẩy công tác này vào thời điểm chuẩn bị bước vào năm 2009.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu. (Ảnh: CH)
 
Bộ trưởng đánh giá như thế nào về hoạt động của ngành Dân số (DS) kể từ khi sáp nhập về với Y tế?

- Từ tháng 8/2007, sau khi “giải thể” Uỷ ban DSGĐTE, sáp nhập mảng DS-KHHGĐ về với Y tế, có thể nói công tác DS đã gặp rất nhiều khó khăn, thách thức. Do Trung ương ban hành các văn bản chậm, các địa phương không nhận được đầy đủ thông tin nên đã thực hiện việc “giải thể” rất khác nhau.

Một số địa phương đã chuyển giao trụ sở, ô tô, trang thiết bị cho các đơn vị khác. Các yếu tố đó đã ảnh hưởng đến tâm lý, tinh thần làm việc của một bộ phận cán bộ làm công tác DS-KHHGĐ từ Trung ương đến cơ sở. Nhiều cán bộ đã xin chuyển công tác, một số khác tư tưởng dao động, chán nản, làm việc cầm chừng...

Bên cạnh đó là những khó khăn khi việc thực hiện chiến dịch tăng cường truyền thông, lồng ghép dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ đến các vùng có mức sinh cao và vùng khó khăn bị ngưng trệ. Có nơi không đủ nguồn lực và công cụ để chỉ đạo triển khai Chiến dịch như không có cán bộ, không có con dấu, không có tài khoản... Nhiều tỉnh, thành phố nằm trong tình trạng không đủ điều kiện giải ngân nguồn kinh phí Chương trình mục tiêu quốc gia do thiếu con dấu, thiếu chủ tài khoản v.v...

Những khó khăn trên đã khiến kết quả thực hiện các chỉ tiêu về DS-KHHGĐ như tỉ lệ người sử dụng các biện pháp tránh thai giảm sút, mức sinh tăng cao, tỉ lệ sinh con thứ 3, tỉ số giới tính khi sinh tăng đã khiến công tác DS-KHHGĐ rất gian nan.

Trước tình hình cấp bách trên, Bộ Y tế, Tổng cục DS-KHHGĐ đã tham mưu kịp thời cho Ban Bí thư, Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ ban hành các văn bản, chỉ thị nhằm ổn định bộ máy tổ chức làm công tác DS.

Cùng đó, Bộ Y tế chủ trì, phối hợp xây dựng: Dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định một số biện pháp khuyến khích thực hiện tốt chính sách DS-KHHGĐ; Hoàn thiện lần cuối dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức vi phạm chính sách DS-KHHGĐ; Thành lập ban soạn thảo và tổ biên tập sửa đổi Điều 10 Pháp lệnh DS và xây dựng Luật DS; Dự thảo đề án Kiểm soát DS các vùng biển, đảo, ven biển Việt Nam giai đoạn 2009 - 2020 (văn bản đã trình Thủ tướng Chính phủ); Dự thảo đề án “Tổng thể nâng cao chất lượng DS Việt Nam 2008 - 2020”...

Một hoạt động rất quan trọng khác phải kể đến là Ban Cán sự Bộ Y tế đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết số 47/NQ-TW ngày 22/3/2005 của Bộ Chính trị; Báo cáo Ban Bí thư Trung ương Đảng về tình hình DS hiện nay và một số giải pháp cấp bách.

Những khó khăn trên đặt công tác DS-KHHGĐ trước những thách thức nào, thưa Bộ trưởng?

- Đối với Việt Nam, trong thời gian tới, chúng ta phải triển khai đồng thời các giải pháp trên cả 4 phương diện của DS: Quy mô, cơ cấu, chất lượng và phân bố dân cư.

Giai đoạn hiện nay, chúng ta cần phải tập trung giải quyết vấn đề quy mô DS, bởi nước ta đất quá chật, người quá đông. Với một diện tích như vậy, tài nguyên như vậy mà nuôi trên 86 triệu người, nếu ổn định sẽ là vào khoảng 115 – 120 triệu người đã là quá tải. Nếu không làm quyết liệt về vấn đề quy mô DS, giảm tỉ suất sinh, ổn định mức sinh thay thế ngay từ bây giờ thì quy mô DS sẽ tăng không thể lường trước được, có thể là 130 triệu người, thậm chí các nhà khoa học đã dự báo nếu không làm tốt sẽ lên đến 145 – 150 triệu người. DS tăng sẽ làm chậm tăng trưởng kinh tế, vẫn cứ nghèo đói, thất nghiệp...

Chúng ta đang vận động mỗi cặp vợ chồng có từ 1 - 2 con để tiến tới ổn định mức sinh thay thế. Công tác DS-KHHGĐ của chúng ta mang tính chiến lược, để làm sao vẫn ổn định về quy mô DS mà không mất cân bằng về DS, về giới tính, tạo nên sự ổn định lâu dài.

Giải quyết tốt vấn đề quy mô DS, chúng ta sẽ giải được bài toán về nguồn nhân lực, đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt trong giai đoạn cơ cấu DS vàng, thúc đẩy đất nước với bước tiến vượt bậc.

Nước ta bắt đầu bước vào thời kỳ cơ cấu DS vàng, số người trong độ tuổi lao động lớn hơn số người phụ thuộc (trẻ em dưới 15 tuổi và người già trên 64 tuổi). Với lợi thế này, mỗi năm chúng ta có khoảng 1,5 – 1,6 triệu người bước vào độ tuổi lao động. Đó là nguồn lao động dồi dào mà nhiều nước mong muốn. Tuy nhiên, lợi thế cũng đặt ra thách thức không nhỏ về bố trí việc làm và đào tạo nghề cho người lao động.

Tiếp đó là thách thức về an sinh xã hội cho người già, khi chúng ta chuyển dần sang cơ cấu DS già trong vòng 15 – 20 năm nữa. Cơ cấu DS trẻ đặt ra những áp lực cho xã hội về y tế, giáo dục, bảo vệ, chăm sóc... cho trẻ em; còn cơ cấu DS già thì vấn đề an sinh xã hội, đặc biệt là những dịch vụ chăm sóc người già được đặt lên hàng đầu. Người già trước đây thường sống với con cháu, đó là mô hình gia đình truyền thống, gia đình nhiều thế hệ và chúng ta đang khuyến khích mô hình này.

Để nâng cao chất lượng DS năm 2009, toàn ngành phải tập trung vào các vấn đề đã được đưa ra dự thảo trong đề án tổng thể nâng cao chất lượng dân số: tư vấn tiền hôn nhân, sàng lọc trước sinh và sàng lọc sơ sinh, nhằm giảm thiểu các trường hợp dị tật ảnh hưởng đến chất lượng của giống nòi.
 
Tăng cường truyền thông là một trong những biện pháp thực hiện tốt công tác dân số. (Ảnh: Chí Cường)

Để thực hiện tốt các nhiệm vụ năm 2009, theo Bộ trưởng, ngành DS cần phải tập trung làm những gì?

- Vấn đề trước mắt của năm 2009 vẫn là nhanh chóng ổn định mức sinh, giữ vững mức sinh thay thế để tránh những trả giá về gánh nặng của già hóa DS như một số nước phát triển và hệ lụy của việc thừa nam, thiếu nữ - chênh lệch giới tính khi sinh.

Đặc biệt có được những biện pháp uyển chuyển cho công tác giảm sinh, nhằm đảm bảo vừa giảm được mức sinh ở vùng có mức sinh cao, vừa ổn định được mức sinh ở khu vực đã đạt mức sinh thay thế. Tiếp theo là kiện toàn, củng cố và ổn định bộ máy làm công tác DS cả về số lượng và chất lượng; chuẩn bị lực lượng cho “thế trận mới” với nhiều mục tiêu đang được đặt ra.

Giải pháp chính vẫn là tuyên truyền giáo dục, thuyết phục nhân dân thực hiện chính sách DS-KHHGĐ. Để người dân nhận thấy lợi ích của quy mô gia đình ít con, có trách nhiệm trong hành vi sinh sản để có kinh tế ổn định, con cái được học hành, đào tạo đến nơi đến chốn và để dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh, thì việc truyền thông chuyển đổi hành vi cần làm mạnh hơn, quyết liệt hơn nữa. Các cấp uỷ đảng, địa phương, các tổ dân cư, khu phố, bản làng cần có các giải pháp mạnh với những hành vi vi phạm chính sách DS-KHHGĐ. Nếu đến năm 2010, mức sinh vẫn chao đảo thì trong thời gian tới, chúng ta sẽ phải trả giá cho sức ép của DS lên môi trường và an ninh lương thực. Và hệ lụy của nó thì phải rất nhiều thế hệ sau mới có thể khắc phục được.

Giải pháp tiếp theo là tăng cường kiểm tra, giám sát thường xuyên tình hình báo cáo thực hiện công tác DS-KHHGĐ cũng như những khó khăn, vướng mắc và những vấn đề phát sinh trong công tác này cho lãnh đạo Đảng và chính quyền các cấp, tích cực tham mưu cho lãnh đạo Đảng và chính quyền ra các văn bản chỉ đạo, thực hiện kiểm tra, đánh giá đối với các địa phương, đơn vị; chủ động phối hợp với các ngành chức năng ở trung ương cũng như là địa phương triển khai, tổ chức công tác này cho có kết quả. Năm 2009, ngành DS phải đạt và vượt chỉ tiêu mức giảm sinh Quốc hội giao là 0,2%o.

Bộ trưởng có nhắn gửi gì với cán bộ làm công tác DS – KHHGĐ ở cơ sở nhân ngày DS Việt Nam?

- Tôi đánh giá cao sự nỗ lực của ngành DS thời gian qua. Bộ máy làm công tác DS từ trung ương tới cơ sở đã cố gắng vừa thiết lập lại tổ chức, vừa thực hiện các hoạt động chuyên môn để kiềm chế mức sinh ở những tỉnh có mức sinh, tỉ lệ sinh con thứ 3 cao. Tôi mong các cán bộ làm công tác DS-KHHGĐ ở cơ sở luôn gắn bó, chia sẻ và tin tưởng vào ngành. Các anh chị là người thực sự tâm huyết, gắn bó và có những cống hiến tận tụy với sự nghiệp DS.

Thời gian tới, công tác DS còn nhiều khó khăn, nhiệm vụ rất nặng nề không chỉ trước mắt mà còn lâu dài, đòi hỏi các cán bộ sự kiên trì, sáng tạo, uyển chuyển, nâng cao năng lực chuyên môn và nâng tầm hiểu biết hơn nữa. Điều đó cũng đòi hỏi sự đoàn kết chặt chẽ giữa những người làm công tác dân số với cán bộ y tế. Chúng ta giờ là anh em trong cùng một nhà, cùng nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Nhân dịp năm mới, tôi chúc toàn thể cán bộ ngành y tế nói chung và cán bộ làm công tác DS-KHHGĐ nói riêng dồi dào sức khỏe, chuẩn bị bước vào năm mới với tâm thế mới, tầm vóc mới, vì sự nghiệp chăm sóc sức khỏe và chất lượng sống của nhân dân.

Trân trọng cảm ơn Bộ trưởng!

Hà Thư  (thực hiện)

hoaianh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Loạt cây xanh lâu năm ở Hà Nội 'mất ngọn', trơ trụi để triển khai dự án

Loạt cây xanh lâu năm ở Hà Nội 'mất ngọn', trơ trụi để triển khai dự án

Đời sống - 17 phút trước

GĐXH - Hàng loạt cây xà cừ trên đường 70 (đoạn qua phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) bị chặt ngang thân khiến nhiều người dân ngỡ ngàng, xót xa. Ngoài ra, một số tuyến phố khác trên địa bàn TP cũng xảy ra tình trạng tương tự.

Chi tiết lịch thi lớp vào 10 năm 2024 của 63 tỉnh, thành trên cả nước

Chi tiết lịch thi lớp vào 10 năm 2024 của 63 tỉnh, thành trên cả nước

Giáo dục - 23 phút trước

GĐXH - Đến nay, các tỉnh thành trên cả nước đã chọn phương án thi vào lớp 10 năm học 2024. Phần lớn các tỉnh, thành thi vào lớp 10 trong tuần đầu tiên và giữa tháng 6.

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Tư ngày 8/5/2024

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Tư ngày 8/5/2024

Xã hội - 25 phút trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Tư ngày 8/5/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

Lịch cắt điện Bắc Giang ngày mai đến hết tuần (từ 9 – 12/5/2024): Nhiều khu dân cư hơn 4 giờ sáng không còn điện để dùng

Lịch cắt điện Bắc Giang ngày mai đến hết tuần (từ 9 – 12/5/2024): Nhiều khu dân cư hơn 4 giờ sáng không còn điện để dùng

Xã hội - 27 phút trước

GĐXH - Theo lịch cắt điện của Công ty Điện lực Bắc Giang, hôm nay và ngày mai một số khu vực mất điện liên tục gồm có: TP. Bắc Giang, huyện Việt Yên, Lục Ngạn,…

Sinh viên học giỏi môn văn có cơ hội xét tuyển ngành Y

Sinh viên học giỏi môn văn có cơ hội xét tuyển ngành Y

Giáo dục - 28 phút trước

GĐXH - Trước đây, ngành Y chỉ xét các tổ hợp B00, A00, A01, D08, B01,... Tuy nhiên, hiện nay, đối với những bạn không xuất sắc các môn tự nhiên vẫn hoàn toàn có cơ hội trúng tuyển ngành Y dược.

Điều ít biết về bản đúc trên 9 đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế vừa được vinh danh

Điều ít biết về bản đúc trên 9 đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế vừa được vinh danh

Thời sự - 29 phút trước

GĐXH - Những bản đúc nổi trên 9 đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế vừa được Ủy ban Chương trình Ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO công nhận là di sản tư liệu thế giới.

Kết quả kiểm tra tình trạng ô nhiễm tại trang trại chăn nuôi lợn công nghệ cao

Kết quả kiểm tra tình trạng ô nhiễm tại trang trại chăn nuôi lợn công nghệ cao

Xã hội - 34 phút trước

GĐXH - Sở Tài nguyên và Môi trường Thanh Hóa vừa tiến hành kiểm tra, xác minh tình trạng ô nhiễm tại trang trại lợn của Công ty CP đầu tư nông nghiệp Agri – Vina. Qua đó, chỉ ra nhiều thiếu sót trong công tác bảo vệ môi trường tại trang trại này.

Sụt lở hầm Bãi Gió gây thiệt hại hơn 50 tỷ đồng

Sụt lở hầm Bãi Gió gây thiệt hại hơn 50 tỷ đồng

Thời sự - 40 phút trước

Tổng công ty Đường sắt VN báo cáo Bộ GTVT về thiệt hại do sự cố sụt lở hầm Bãi Gió.

Đăng ký giải chạy trên mạng, người phụ nữ mất hơn 550 triệu đồng

Đăng ký giải chạy trên mạng, người phụ nữ mất hơn 550 triệu đồng

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Lên mạng đăng ký giải chạy Marathon cho cháu, người phụ nữ nhiều lần bị yêu cầu nộp tiền vào tài khoản. Theo đó, số tiền bị lừa lên đến hơn nửa tỉ đồng.

Hà Nội cấm các trường vận động học sinh không thi vào lớp 10 công lập

Hà Nội cấm các trường vận động học sinh không thi vào lớp 10 công lập

Giáo dục - 1 giờ trước

Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu các đơn vị, nhà trường tuyệt đối không vận động học sinh không đăng ký thi tuyển sinh lớp 10 các trường THPT công lập năm học 2024 - 2025.

Tin sáng 8/5: Người đọc Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ đã khóc khi thấy trời đổ mưa; Miền Bắc chuẩn bị đón không khí lạnh

Tin sáng 8/5: Người đọc Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ đã khóc khi thấy trời đổ mưa; Miền Bắc chuẩn bị đón không khí lạnh

Xã hội

GĐXH - "Trước khi vào lễ, trời đổ mưa, tôi và các anh em trong đội nhìn các khối bị dầm mưa nhưng vẫn nghiêm trang đứng đó. Chúng tôi đã khóc..."; Từ rạng sáng nay, không khí lạnh yếu bắt đầu ảnh hưởng đến thời tiết nước ta, gây mưa dông diện rộng cho các tỉnh miền Bắc và Bắc Trung Bộ, vùng núi có mưa to đến rất to.

Top