Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cả xóm xuất ngoại buôn... thịt chuột

Thứ năm, 07:34 05/08/2010 | Xã hội

Chuột đồng không chỉ được bắt tại Việt Nam mà còn được... nhập khẩu từ Campuchia.

Ở 1 số địa phương thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, thịt chuột đồng là món ăn được một số người yêu thích, hoặc được dùng làm thức ăn cho một số loài như trăn, rắn, cá...
 
Chính vì thế, chuột đồng là 1 mặt hàng được nhiều người kinh doanh buôn bán và nhiều người cũng có công việc từ loại hàng đặc biệt này.
 
1 điểm tập kết, 3 tấn chuột vào Việt Nam mỗi ngày
 

Chuột sống được nhốt trong lồng tập kết lên xe chở đến các điểm sơ chế

Biên giới giữa cửa khẩu Khánh Bình (thị trấn Long Bình, huyện An Phú, tỉnh An Giang) và Campuchia là một con sông khá rộng. Muốn qua được bên kia biên giới thì phải đi phà, hoặc đò.

Theo tìm hiểu, chuột sau khi được phía bên Campuchia bắt và bỏ vào các lồng sẽ được chuyển đến tập trung tại gần 1 điểm bờ sông bên kia biên giới. Trước đây, thương lái mua cho xe trực tiếp qua để lấy về. Sau khi bị cấm thì đậu xe ở bên này, sẽ có người phía Campuchia dùng thuyền chở các lồng đựng chuột sang. Chuột được cho vào một cái lồng hình vuông dài hơn 1m, ngang khoảng 0,8m, mỗi lồng chứa khoảng 20 - 30kg chuột sống. Những người Campchia bán cho thương lái người Việt giá khoảng 25 ngàn đồng/kg chuột sống.

Tại nơi tập kết giáp biên này, sau khi cân các lồng chuột, các thương lái Việt Nam sẽ chất những lồng này lên xe tải, hoặc buộc 2 - 3 lồng sau xe gắn máy để chở về.

Ước tính, chỉ riêng tại cửa khẩu này, mỗi ngày đã có khoảng 500kg - 1 tấn chuột được nhập khẩu vào Việt Nam. Thời gian cao điểm, số lượng này có thể lên đến 3 tấn. Một thương lái cho biết: "Nguồn cung hầu như không khi nào cạn vì giống chuột đồng này đẻ nhiều và lớn rất nhanh".

Công phu thịt chuột

Huyện An Phú, tỉnh An Giang có nhiều điểm tập kết chuột. Sau khi chuột từ biên giới nước bạn Campuchia nhập vào sẽ được tập kết tại các cơ sở sơ chế rải rác khắp tỉnh.

Chỉ riêng tại ấp Bình Chánh (xã Bình Long, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang) đã có hơn 10 hộ gia đình chuyên sống bằng nghề kinh doanh chuột. Những hộ gia đình làm nghề này tập trung tại một khu vực trong ấp, kéo dài trên quãng đường khoảng 200m. Tại đây, chuột sẽ được làm thịt sơ chế đông lạnh để bán cho các cơ sở tiêu thụ hoặc bán chuột sống tại đây nếu ai có nhu cầu mua.

Có mặt tại khu vực vào giờ nghỉ trưa, chúng tôi nhận thấy không khí làm việc tại đây vẫn rất nhộn nhịp. Anh Tuyên, chủ 1 cơ sở kinh doanh cho biết "Mỗi ngày nhập tôi nhập gần 1 tấn chuột, chủ yếu là phân phối lại cho các hộ làm chuột trong xóm".

Theo anh Tuyên, vào buổi sáng sẽ có một vài chuyến xe đi nhập chuột ở biên giới về và phân phối cho các hộ làm thịt. Từ 12h trưa cho đến 9 - 10h tối, cả xóm chỉ có mỗi việc làm thịt chuột. Các công đoạn làm thịt chuột như sau: Trước tiên có một người bắt chuột trong lồng ra, đập đầu cho chết; rồi chuyển sang cho người kế tiếp chặt đầu, chặt đuôi. Tiếp đó có người sẽ mổ một phần bụng rồi lột da. Cuối cùng là rửa sạch chuột đã sơ chế và sắp xếp chuột vào thùng đựng. Thùng đựng chuột cũng thuộc loại "chuyên dụng": trong thùng có đặt bao nilon chứa đá lạnh, chuột được đặt giữa các bao nilon này để thịt chuột được tươi lâu hơn.

Thịt chuột sau khi được sơ chế. Ảnh minh họa

Người mua thịt chuột sẽ tìm đến mua hàng tại các cơ sở sơ chế này. Chuột làm sẵn được chia làm 2 loại, loại 1 giá 50 ngàn đồng/kg, loại 2 giá 40 ngàn đồng/kg. Các cơ sở này cũng bán lại chuột còn sống giá 35 ngàn đồng/kg (loại lớn) và 28 ngàn đồng/kg (loại chuột nhỏ, chuyên cho trăn ăn).

Chuột thịt chỉ lấy nguyên con bỏ đầu, da, ruột, đuôi và chân. Tuy nhiên các phụ phẩm này sẽ được các hộ nuôi cá mua với giá từ 1 - 3 ngàn đồng/kg, còn máu chuột được dùng nấu cho heo ăn.

Thời điểm sôi động nhất ở xóm chuột là khoảng 3h chiều, vì thời gian này sẽ có 2-3 xe tải và nhiều xe máy khác tiếp tục chở chuột từ biên giới về. Trung bình mỗi ngày, các cơ sở sơ chế chuột tiếp nhận khoảng trên dưới 1,5 tấn sống, trung bình mỗi hộ lột da khoảng 400 - 500 kg chuột sống/ ngày.

Khoảng 9h tối hàng ngày, thịt chuột sau khi cho vào bao có ướp nước đá sẽ được chuyển xuống thành phố Long Xuyên (tỉnh An Giang). Từ đây, thương lái khắp nơi từ Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Vĩnh Long, Kiên Giang, Đồng Tháp... đổ về lấy thịt chuột về bán ở các chợ, các nhà hàng, kinh doanh ăn uống.

Sống nhờ chuột

Đa phần người làm thịt chuột là các em gái. Mỗi nhân công sẽ được trả từ 30 - 40 ngàn đồng/buổi làm (chủ yếu là buổi chiều). Em Nguyễn Thị Bé (ngụ ấp Bình Chánh, xã Bình Long) cho biết, "Em đã làm công việc này từ hơn 1 năm nay để kiếm thêm phụ giúp cho gia đình. Chuột được các chủ hàng mua và nhập về hàng ngày nên không khi nào sợ thiếu việc".

Thấy chuột được tìm mua, nhiều người dân địa phương khi rảnh rỗi cũng đi bắt chuột kiếm thêm thu nhập. Em Nguyễn Minh Tư, 12 tuổi, đã có “thâm niên” bắt chuột 3 năm cho biết "Thông thường, người ta dùng mồi nướng lên cho thơm, rồi đặt mồi trong rập (cái lồng) để bẫy chuột. Khoảng chiều tối đi bẫy thì mờ sáng có thể thu bẫy về. Đặt bẫy cách này thường bắt được chuột lớn cỡ 3 - 4 con/kg. Nếu vào thời điểm lúa vừa cắt xong, người ta sẽ giăng lưới trên đồng lùa chuột chạy vào. Mỗi buổi đuổi chuột như thế, sau khi bán chuột mỗi người có thể được chia từ 80 - 150 ngàn".

Theo Đời sống & Pháp luật
kimngan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tin sáng 8/5: Người đọc Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ đã khóc khi thấy trời đổ mưa; Miền Bắc chuẩn bị đón không khí lạnh

Tin sáng 8/5: Người đọc Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ đã khóc khi thấy trời đổ mưa; Miền Bắc chuẩn bị đón không khí lạnh

Xã hội - 42 phút trước

GĐXH - "Trước khi vào lễ, trời đổ mưa, tôi và các anh em trong đội nhìn các khối bị dầm mưa nhưng vẫn nghiêm trang đứng đó. Chúng tôi đã khóc..."; Từ rạng sáng nay, không khí lạnh yếu bắt đầu ảnh hưởng đến thời tiết nước ta, gây mưa dông diện rộng cho các tỉnh miền Bắc và Bắc Trung Bộ, vùng núi có mưa to đến rất to.

Vụ sạt lở vùi lấp nhiều công nhân ở Hà Tĩnh: Đại diện chủ đầu tư lý giải nguyên nhân

Vụ sạt lở vùi lấp nhiều công nhân ở Hà Tĩnh: Đại diện chủ đầu tư lý giải nguyên nhân

Thời sự - 1 giờ trước

Theo đại diện chủ đầu tư, vụ sạt lở xảy ra là do thiên tai, không phải do sự cố thi công.

Kẻ hiếp dâm cụ bà 75 tuổi bị khởi tố

Kẻ hiếp dâm cụ bà 75 tuổi bị khởi tố

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Qua nhà bà L. chơi, thấy nạn nhân ở nhà một mình, Bảo dùng vũ lực để thực hiện hành vi hiếp dâm. Toàn bộ sự việc được camera an ninh ghi lại.

10 ngư dân Quảng Bình mất tích trên biển: Những người vợ trắng đêm chờ chồng về

10 ngư dân Quảng Bình mất tích trên biển: Những người vợ trắng đêm chờ chồng về

Đời sống - 1 giờ trước

Đến nay vẫn chưa tìm thấy tung tích 10 ngư dân mất tích sau vụ 4 tàu cá gặp nạn trên biển, những người phụ nữ đã khóc cạn nước mắt chờ tin chồng.

Hà Nội sẵn sàng cho hơn 200.000 học sinh thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh vào lớp 10

Hà Nội sẵn sàng cho hơn 200.000 học sinh thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh vào lớp 10

Giáo dục - 1 giờ trước

Theo Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội năm nay học sinh thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh vào lớp 10 đều đạt con số trên 100.000.

Một học sinh lớp 6 rơi lầu chung cư sau tin nhắn “con tự tử”

Một học sinh lớp 6 rơi lầu chung cư sau tin nhắn “con tự tử”

Xã hội - 10 giờ trước

Ngày 7-5, lãnh đạo phường Hòa Thọ Đông (quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) xác nhận vừa có vụ việc học sinh lớp 6 rơi lầu trên địa bàn.

Kênh mương Kẻ Khế ở Hà Nội tràn ngập rác, nguồn nước đen kịt tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh

Kênh mương Kẻ Khế ở Hà Nội tràn ngập rác, nguồn nước đen kịt tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh

Đời sống - 11 giờ trước

GĐXH - Dự án cống hóa mương Kẻ Khế chảy qua phường Đội Cấn và Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội dù đã được phê duyệt từ năm 2008 nhưng đến nay vẫn "án binh bất động", trở thành nơi tập kết rác thải sinh hoạt, nguồn nước đục ngầu gây ô nhiễm môi trường, tiềm ẩn nguy cơ bệnh tật.

Sau cú điện thoại, người phụ nữ cao tuổi mất 15 tỷ đồng

Sau cú điện thoại, người phụ nữ cao tuổi mất 15 tỷ đồng

Pháp luật - 11 giờ trước

GĐXH - Nhận cuộc gọi từ người tự xưng là công an, bà P bị đưa vào “bẫy” và mất 15 tỷ đồng.

Bảng lương của giáo viên có gì thay đổi từ ngày 1/7/2024?

Bảng lương của giáo viên có gì thay đổi từ ngày 1/7/2024?

Thời sự - 12 giờ trước

GĐXH - Theo chính sách cải cách tiền lương, bảng lương của giáo viên có sự thay đổi theo quy định. Vậy bảng lương của giáo viên thay đổi thế nào từ ngày 1/7/2024?

Chuyên gia nói gì về việc sổ đỏ có thể in mã QR trong thời gian tới?

Chuyên gia nói gì về việc sổ đỏ có thể in mã QR trong thời gian tới?

Pháp luật - 12 giờ trước

GĐXH - Theo chuyên gia, đề xuất in mã QR vào sổ đỏ là một xu thế tất yếu của chuyển đổi số và phù hợp với công nghệ 4.0. Từ đó, giúp giải quyết được nhiều vấn đề trong công tác quản lý đất đai của cơ quan Nhà nước.

Top