Hà Nội
23°C / 22-25°C

Các vấn nạn của xã hội: Gốc không tốt thì cây đổ

Thứ năm, 07:02 28/06/2012 | Gia đình

GiadinhNet - Gia đình Việt Nam những năm gần đây đã phải đối mặt với hàng loạt những vấn đề phức tạp như bạo lực gia đình, tội phạm vị thành niên, tự tử tập thể, ngoại tình...

LTS: Ngày 4/4/2001 Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định 72/2001/QĐ-TTG, lấy ngày 28/6 hàng năm là Ngày Gia đình Việt Nam. Mới đây, 29/05/2012, Thủ tướng đã ra Quyết định số 629/QĐ-TTg, phê duyệt Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Điều đó cho thấy tầm quan trọng của gia đình và công tác gia đình trong giai đoạn hiện nay. Nhân Ngày Gia đình Việt Nam, Báo Gia đình & Xã hội thực hiện chuyên đề về chủ đề này (từ trang 12 đến trang 22), hy vọng khắc họa được một vài nét chấm phá về gia đình Việt, để độc giả cùng đọc và suy ngẫm…
 
TS. Trịnh Hòa Bình: “Đạo đức, tinh thần nhân văn là nền tảng, là cái gốc của xã hội loài người, nếu gốc không tốt thì cây đổ là đương nhiên”.
Các chuyên gia cho rằng, để giải quyết những vấn đề nước sôi lửa bỏng này cần có những chủ trương, chính sách mang tầm vĩ mô của cơ quan quản lý nhà nước.
 
Phóng viên Báo Gia đình & Xã hội đã có cuộc trao đổi với TS. Trịnh Hòa Bình, Giám đốc Trung tâm  Nghiên cứu Dư luận xã hội (Viện Khoa học Xã hội Việt Nam) về vấn đề này.
 
Gặp nhau lần nào cũng vội...
 
Những năm gần đây tình trạng bạo lực gia đình, ngoại tình, tội phạm vị thành niên, sự xuống cấp về đạo đức và lối sống... xuất hiện ngày càng nhiều, trở thành vấn đề nổi cộm. Theo ông, nguyên nhân của tình trạng này là gì?
 
- Có người đổ tại nền kinh tế thị trường nhưng theo tôi nói như vậy là không chính xác. Nói là mặt trái của nền kinh tế thị trường thì vừa đúng, vừa không đúng. Đúng là bởi những hiện tượng này xuất hiện khi nước ta mở ra nền kinh tế thị trường. Không đúng là bởi thực tế có những xã hội đã rất phát triển nhưng họ vẫn phải đối mặt với những vấn nạn như ở Việt Nam.
 
Thực chất đây là những vấn đề nảy sinh trong xã hội hiện đại. Sự mở cửa của nền kinh tế đã đón nhận không chỉ có hương thơm  mà còn có cả gió độc. Nếu xã hội đủ khỏe mạnh thì sẽ “đề kháng” được, còn nếu không khỏe mạnh sẽ dễ  bị nhiễm độc và kịch phát những “căn bệnh” tệ nạn như đã nói ở trên. Xã hội ta đang đứng trước thách thức lớn của sự chuyển đổi, những cái cũ chưa mất, những cái mới chưa khẳng định. Guồng quay quá gấp gáp nên đã làm suy giảm các chức năng cơ bản của gia đình.
 
Ông có thể nói rõ hơn về sự suy giảm các chức năng cơ bản của gia đình?
 
- Gia đình có 4 chức năng cơ bản là: Sinh sản, giáo dục, sản xuất và tình cảm. Trong 4 chức năng cơ bản này, hiện chức năng giáo dục và tình cảm bị suy giảm rất nhiều bởi sự tác động nhiều chiều của xã hội hiện đại.
 
Sự suy giảm đó thể hiện rất rõ. Trước áp lực của đồng tiền và sự biến chuyển mô hình gia đình nhiều thế hệ đến gia đình hạt nhân khiến cho các mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình với nhau trở nên lỏng lẻo, buông lơi. Do mải mê làm ăn, bố mẹ đã phó thác con trẻ cho nhà trường. Sự chuyển đổi mô hình gia đình chủ yếu là gia đình hạt nhân chỉ có cha mẹ và con cái cũng khiến cho sự tác động ảnh hưởng lẫn nhau trong gia đình ít đi. Ngay kể cả những gia đình sống chung nhiều thế hệ thì hiện nay mối quan hệ giữa các thế hệ trong gia đình cũng suy giảm. Cha mẹ trẻ suốt ngày đi làm để làm sao kiếm được nhiều tiền, trẻ con đến trường cả ngày, về nhà thì áp lực bài vở, ông bà chỉ còn biết đọc báo hoặc nói chuyện “ngày xửa ngày xưa” với bạn già. Các thành viên trong gia đình vì thế không còn thời gian hoặc quá ít thời gian để dành cho nhau, để cùng nhau thụ hưởng văn hóa, quan tâm chia sẻ lẫn nhau. Mối quan hệ trong gia đình trở nên xơ cứng, thiếu nhuần nhị. Bố mẹ phải hầu con, con cái không biết cảm ơn, chỉ biết bòn mót, vợ chồng kém hạnh phúc, tình cảm trở nên hời hợt... Đó chính là những biểu hiện sự suy giảm về chức năng giáo dục và tình cảm trong thiết chế gia đình.

Thời chiến tranh “gặp nhau lần nào cũng vội” nhưng cả xã hội cùng có chung lý tưởng cao đẹp là giải phóng dân tộc là bảo vệ đất nước. Bây giờ xã hội hiện đại cũng “gặp nhau lần nào cũng vội” nhưng là vì kiếm sống, vì áp lực đồng tiền. Đây cũng là câu chuyện về giá trị sống, là nguyên nhân dẫn tới câu chuyện khủng hoảng giá trị sống hiện nay.
 
Vấn đề gia đình chưa được ưu tiên

Phải chăng chúng ta cần có thêm các quyết sách trong lĩnh vực gia đình, thưa ông?

- Đúng là như vậy. Vấn đề gia đình cần được coi trọng, ưu tiên. Trước đây, khi Ủy ban Dân số, Gia đình & Trẻ em chưa thành  lập, chúng ta chưa có một cơ quan quản lý nhà nước nào về gia đình. Sau khi Ủy ban này ra đời thì có Vụ Gia đình trực thuộc. Bây giờ Ủy ban Dân số, Gia đình & Trẻ em bị giải thể, chức năng quản lý Nhà nước về gia đình được chuyển về Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Theo tôi, sự xé lẻ này đã gây ảnh hưởng không nhỏ, khiến chưa giải quyết được những vấn đề đa chiều của gia đình…

Cách đây hơn 10 năm, Thủ tướng chính phủ quyết định lấy ngày 28/6 hằng năm là Ngày Gia đình Việt Nam, nhằm tôn vinh, củng cố lưu giữ  các giá trị tốt đẹp của gia đình Việt Nam. Ông đánh giá các hoạt động trong ngày này thế nào?

- Về ý nghĩa thì rất tốt, nhưng ở một số nơi, không chỉ Ngày Gia đình mà nhiều hoạt động khác liên quan đến gia đình còn nhạt nhòa, mang tính bề nổi, hình thức. Rõ nhất là câu chuyện danh hiệu Gia đình văn hóa. Có nơi người ta đưa ra chỉ tiêu xã này, phường kia phải đạt bao nhiêu phần trăm Gia đình văn hóa. Bên cạnh đó thì cách thức công nhận Gia đình văn hóa tại một số địa phương cũng diễn ra đầy bi hài. Tổ trưởng tổ dân phố phát cho mỗi nhà một tờ khai, khai xong bình xét qua loa rồi cấp bằng Gia đình văn hóa. Gia đình nào không được cấp thì coi như gia đình đó… không có văn hóa. Cách làm hình thức đôi khi trở thành trò cười cho thiên hạ, như việc treo biển gia đình văn hóa ở Hà Đông (Hà Nội) mà dư luận đã từng lên tiếng mấy năm trước đây. Với cách thức như vậy, việc tuyên dương Gia đình văn hóa đã không thực chất, chỉ mang ý nghĩa “đánh trống ghi tên”.

Không thể để gia đình tự bơi

GS xã hội học Lê Thị Quý đã từng đề đạt ý kiến trước Quốc hội về việc cần thiết phải thành lập Bộ Gia đình. Quan điểm của ông về vấn đề này thế nào? Trên thế giới hiện nay có quốc gia nào có Bộ Gia đình không, thưa ông?

- Khác với phương Tây, xã hội phương Đông coi trọng con người theo tầng bậc, nấc thang trong xã hội. Suy nghĩ đó cũng thể hiện rất rõ trong cách hành xử của các thiết chế xã hội. Ví dụ hiện nay khi Vụ gia đình nói lên tiếng nói gì đó thì vẫn thường mang danh là Bộ Văn hóa. Chính cách ứng xử cơ quan quản lý Nhà nước theo kiểu vị thế “cấp vụ không bằng cấp bộ” là lý do khiến cho vấn đề gia đình “teo” đi, trở nên ít quan trọng. Và thực tế là vấn đề gia đình chưa được coi trọng, ưu tiên, không phải là việc “nước sôi lửa bỏng” như tôi đã đề cập ở trên. Đây là tình hình chung khi chúng ta đang coi kinh tế là hàng đầu.

Đạo đức, tinh thần nhân văn (văn hóa) là nền tảng, là cái gốc của xã hội loài người, nếu gốc không tốt thì cây đổ là đương nhiên. Tôi cho đây là “kịch bản” của xã hội hiện đại không chỉ có ở Việt Nam. Trong cuốn “Làn sóng thứ ba”, Alvin Toffler đã lên tiếng cảnh báo sự đổ vỡ gia đình dường như là tất yếu, thậm chí quái dị như gia đình đơn thân, đồng tính... Gia đình Việt Nam có thoát khỏi dòng chảy đó thì tôi không dám chắc nhưng xã hội hiện đại, xã hội công nghiệp chắc chắn có tác động đến đời sống và thiết chế gia đình.
Theo tôi biết, hiện trên thế giới một số quốc gia đã có Bộ Gia đình như Hungari, Hàn Quốc...

Trước sự đe dọa của “làn sóng thứ ba” đó, theo ông, chúng ta cần phải làm gì? Có ý kiến cho rằng, vấn đề gia đình là của... riêng gia đình, ông nghĩ sao về điều này?

- Đã là vấn đề mang tính phổ rộng thì không thể nói là của riêng từng gia đình được. Trong bối cảnh xã hội hiện nay, cơ quan quản lý Nhà nước phải có chiến lược, chủ trương thì mới có thể giải quyết được những thách thức về mặt gia đình. Vai trò và trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước là thông qua những chính sách và chủ trương, dùng những thiết chế để tác động tới gia đình. Ví dụ thiết chế pháp luật có tính chất răn đe, thiết chế giáo dục có tính chất bồi đắp, truyền bá những giá trị nhân văn tốt đẹp vv... Bởi vậy những chính sách về gia đình không nên chung chung mà phải tác động vào các thiết chế khác. Những sự kết dính này chỉ có thể giải quyết được từ tầm vĩ mô, không thể để tự gia đình “bơi” được.

Mới đây Thủ tướng chính phủ đã ban hành Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn 2030, với đề án mở màn đầu tiên là “Đề án giáo dục Quốc gia về đời sống gia đình”. Ông có đánh giá gì về sự kiện này?

- Đây là dấu hiệu rất tốt. Sự đổi mới từ hệ thống chính trị sẽ tác động ngay đến gia đình. Bởi nếu hệ thống chính trị không thay đổi thì những điều rao giảng trong gia đình không có tác dụng. Không có một cam kết chính trị đủ mạnh thì rất khó để giải quyết những vấn đề gia đình hiện nay.

- Xin cảm ơn ông!
Võ Thủy (thực hiện)
baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cha dượng nghỉ việc ở nhà dù lương hơn 50 triệu, biết lý do tôi thấy phục ông vô cùng

Cha dượng nghỉ việc ở nhà dù lương hơn 50 triệu, biết lý do tôi thấy phục ông vô cùng

Gia đình - 1 giờ trước

Nghe dượng tâm sự xong, tôi thấy mừng vì mẹ đã gửi gắm tình cảm đúng người.

Gửi con ngày cuối tuần, người mẹ sốc khi nhận 'hóa đơn' đòi tiền từ em gái

Gửi con ngày cuối tuần, người mẹ sốc khi nhận 'hóa đơn' đòi tiền từ em gái

Gia đình - 2 giờ trước

Gửi con đến nhà em gái cuối tuần, người mẹ sốc khi nhận được hóa đơn yêu cầu thanh toán các khoản chi tiêu cho bé.

Nuôi 2 bé gái bị bỏ rơi, người bán rau nhận trái ngọt sau nhiều năm

Nuôi 2 bé gái bị bỏ rơi, người bán rau nhận trái ngọt sau nhiều năm

Gia đình - 14 giờ trước

Liên tiếp nhận hai đứa trẻ bị bỏ rơi làm con, người đàn ông nỗ lực làm ngày làm đêm lo cho các con ăn học, quyết không lập gia đình.

5 phương pháp kỷ luật con cực kỳ hiệu quả mà các bậc cha mẹ nên áp dụng, nếu muốn con mình có tương lai rộng mở

5 phương pháp kỷ luật con cực kỳ hiệu quả mà các bậc cha mẹ nên áp dụng, nếu muốn con mình có tương lai rộng mở

Nuôi dạy con - 15 giờ trước

GĐXH - Nhiều phụ huynh thấy khó khăn trong việc lựa chọn phương thức kỷ luật phù hợp khi con phạm lỗi. Dưới đây là 5 phương pháp mà chuyên gia tâm lý khuyên mọi cha mẹ nên áp dụng nếu muốn con mình có một tương lai rộng mở.

Cách dạy con của Hà Kiều Anh khiến ông xã 'càm ràm': Bắt học từ sáng đến tối, không thích vẫn phải tập đàn

Cách dạy con của Hà Kiều Anh khiến ông xã 'càm ràm': Bắt học từ sáng đến tối, không thích vẫn phải tập đàn

Nuôi dạy con - 17 giờ trước

Hà Kiều Anh kể rằng chồng từng càm ràm vì cô bắt con đi học mà không chiều con hay hiểu theo ý con là con muốn cái gì cả.

Ly hôn hơn 10 năm, người phụ nữ quay lại giúp chồng cũ một việc cảm động

Ly hôn hơn 10 năm, người phụ nữ quay lại giúp chồng cũ một việc cảm động

Chuyện vợ chồng - 20 giờ trước

Sau hơn 10 năm ly hôn, biết chồng cũ bị bệnh không thể tự lo cho mình, vợ cũ quay lại chăm sóc chu đáo cho anh từng bữa ăn giấc ngủ.

Cùng CHARLES & KEITH và dàn KOLs Việt tri ân Ngày của Mẹ tại Booth chụp hình độc quyền

Cùng CHARLES & KEITH và dàn KOLs Việt tri ân Ngày của Mẹ tại Booth chụp hình độc quyền

Gia đình - 21 giờ trước

Tri ân Ngày của Mẹ, CHARLES & KEITH cùng các hot mom và dàn KOLs Việt lưu giữ khoảnh khắc yêu thương với BST Mother's Day tại booth chụp hình độc quyền của thương hiệu.

Mẹ lên mạng khoe con đỗ ĐH Thanh Hoa, không ai chúc mừng mà còn chỉ trích: Chỉ vài câu nói đã vạch trần lòng người

Mẹ lên mạng khoe con đỗ ĐH Thanh Hoa, không ai chúc mừng mà còn chỉ trích: Chỉ vài câu nói đã vạch trần lòng người

Nuôi dạy con - 21 giờ trước

Khi chia sẻ tin mừng với bạn bè, người quen, bà mẹ đã nhận về phản ứng khác hẳn hình dung.

9 kiểu gia đình dễ tạo ra những đứa trẻ thất bại

9 kiểu gia đình dễ tạo ra những đứa trẻ thất bại

Nuôi dạy con - 23 giờ trước

GĐXH - Theo các chuyên gia giáo dục, đứa trẻ xuất sắc là kết quả của nền giáo dục chất lượng và đứa trẻ thất bại là sản phẩm của các gia đình có vấn đề.

Cụ ông 73 tuổi cả đời tiết kiệm để về già sống trong 'viện dưỡng lão xịn' nhưng vỡ mộng: Tuổi già thiếu tiền không đáng sợ bằng 1 thứ này

Cụ ông 73 tuổi cả đời tiết kiệm để về già sống trong 'viện dưỡng lão xịn' nhưng vỡ mộng: Tuổi già thiếu tiền không đáng sợ bằng 1 thứ này

Gia đình - 1 ngày trước

Tiết kiệm cả đời để đến viện dưỡng lão nghỉ hưu, nhưng chỉ sau thời gian ngắn cụ ông 73 tuổi đã “bần thần" nhận ra sự sai lầm của bản thân.

Top