Cách phân biệt sốt phát ban, sốt xuất huyết, tay chân miệng và bệnh sởi để không bỏ lỡ 'thời điểm vàng' đưa con đi viện
ĐXH - Bệnh sốt xuất huyết, sốt phát ban hay chân tay miệng... có những biểu hiện ban đầu là sốt cao nhưng bệnh này hoàn toàn khác nhau. Cần phân biệt để chủ động ứng phó kịp thời.
Sốt là một phản ứng tự nhiên của cơ thể, giúp hệ miễn dịch chống lại các tác nhân gây hại như virus, vi khuẩn. Đây là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang gặp phải vấn đề sức khỏe và cần được chú ý.
Mặc dù sốt là một cơ chế bảo vệ của cơ thể, nhưng khi trẻ bị sốt cao kéo dài và không đáp ứng với thuốc hạ sốt, điều này có thể chỉ ra rằng tình trạng bệnh của trẻ đã tiến triển nghiêm trọng. Lúc này, cần cảnh giác với cácbiểu hiện của: Sốt phát ban, sốt xuất huyết, bệnh sởi, chân tay miệng... Đây là các loại bệnh khác nhau nhưng có biểu hiện ban đầu tương đồng.
Do đó, việc phát hiện và phân biệt giữa sốt phát ban với bệnh sởi, sốt xuất huyết, chân tay miệng sẽ giúp phân bệnh và tránh bị nhầm lẫn, dẫn đến chẩn đoán sai, gây nguy hiểm cho người bệnh.

Ảnh minh họa
Cách phân biệt sốt phát ban, sốt xuất huyết, sốt do sởi và chân tay miệng
Bệnh sốt phát ban
Sốt phát ban có thể do nhiều loại vi-rút gây ra. Tuy nhiên, có 2 nguyên nhân thường gặp gây sốt phát ban là vi-rút Sởi, vi-rút gây bệnh rubella, bệnh chủ yếu lây lan qua đường hô hấp do tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết mũi họng của người bệnh khi ho, hắt hơi.
Sốt phát ban có biểu hiện như: Sốt nhẹ hoặc sốt cao (38-40 độ C), sốt cao nhưng là sốt từng cơn. Nổi ban đỏ: trong vòng 12-24 giờ sau sốt, ban hay hồng ban sẽ xuất hiện tùy theo đặc điểm của vi-rút bị nhiễm và thể trạng của từng bé. Ban trong sốt phát ban sẽ biến mất rất nhanh sau khi căng da, phát ban khoảng 3-5 ngày rồi lặn hẳn. Một số triệu chứng kèm theo như người mệt mỏi, uể oải, chảy nước mũi, đỏ mắt, bỏ ăn, quấy khóc, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy nhẹ. Ngoài ra có thể kèm theo đau họng, sưng hạch cổ.
Hầu hết trẻ bị sốt phát ban từ ngày thứ tư trở đi sẽ dần hết sốt, ăn uống được. Tuy nhiên, một số biến chứng có thể gặp như: Viêm tai giữa, viêm phổi nặng, viêm màng não, viêm loét giác mạc gây mù vĩnh viễn, suy dinh dưỡng nặng hậu nhiễm sởi.
Bệnh sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết là do nhiễm vi-rút Dengue do muỗi gây ra. Bệnh có diễn biến thất thường, nếu phát hiện trễ thì việc điều trị khó khăn, dễ tử vong.
Biểu hiện chính của sốt xuất huyết là sốt cao đột ngột, liên tục 39-400C từ 2-7 ngày. Sốt rất khó giảm với thuốc hạ sốt. Xuất huyết: dạng chấm xuất huyết hoặc bầm máu ở da hoặc xuất huyết ở niêm mạc như chảy máu chân răng, chảy máu cam, mắt đỏ. Đau bụng, nôn ói. Có khoảng 30% các trường hợp mắc sốt xuất huyết trở nặng vào ngày thứ 3 -thứ 7 của bệnh.
Cách đơn giản nhất để phân biệt ban trong sốt phát ban và ban trong sốt xuất huyết là dùng ngón tay cái và ngón trỏ cùng bên căng vùng da có chấm đỏ (ban đỏ) hoặc vùng da sung huyết. Nếu phát hiện chấm đỏ mất đi, buông ra là màu đỏ hồi phục ngay thì chính là dấu hiệu của sốt phát ban. Ngược lại, nếu vẫn thấy chấm đỏ li ti sau khi căng da, đó là sốt xuất huyết.
Tuy nhiên, để đảm bảo phân biệt sốt phát ban và sốt xuất huyết chính xác cũng như tránh những nguy cơ bệnh lý tiềm ẩn kể trên, giải pháp tốt nhất cho các bậc phụ huynh là nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế thăm khám - tư vấn - điều trị ngay khi trẻ xuất hiện những dấu hiệu bất thường để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ.
Bệnh sởi
Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus sởi gây ra. Bệnh sởi có tốc độ lây lan cực nhanh và mạnh qua đường hô hấp, thậm chí khả năng lây lan gấp nhiều lần Covid-19.
Siêu vi sởi lây qua dịch tiết đường hô hấp khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc do tiếp xúc với nước bọt. Sởi có thể xuất hiện ở mọi đối tượng, song thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Trẻ em có sức đề kháng kém do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, lượng kháng thể thụ động nhận được từ mẹ trong quá trình mang thai và qua sữa mẹ đã giảm xuống đáng kể. Do đó khi nhiễm virus sởi, bệnh dễ trở nặng và trở nên nghiêm trọng.
Bệnh tay chân miệng

Tay chân miệng là một bệnh nhiễm virus cấp gây ra các vết phồng rộp ở miệng, cổ họng, bàn tay và bàn chân của người bệnh. Bệnh thường gặp ở trẻ em dưới 10 tuổi và dễ bùng phát thành dịch tại các khu vực nhiều trẻ em như nhà giữ trẻ, trường học
Khi trẻ mắc bệnh tay chân miệng, trẻ sẽ lần lượt có biểu hiện mệt mỏi, sốt và phát ban. Những nốt ban ở trẻ sẽ tùy thuộc vào loại virus gây bệnh, có thể có các hình thái như mụn nước hình bầu dục, nhỏ, màu trắng, mọc nhiều ở lòng bàn tay, lòng bàn chân và trong miệng. Trẻ sẽ thấy đau miệng và cổ họng khiến trẻ ăn uống kém hơn.
Các triệu chứng của bệnh thường sẽ xuất hiện trong khoảng từ 3 – 7 ngày sau khi trẻ bị nhiễm bệnh và sẽ kéo dài từ 7 – 10 ngày. Các vết ban, mụn nước do bệnh tay chân miệng thường không đau, không có cảm giác ngứa.
Trẻ bị sốt, khi nào cần được thăm khám?
Nếu trẻ dưới 3 tháng tuổi, sốt từ 38 độ trở lên thì ngay cả khi trẻ vẫn có biểu hiện bình thường, trẻ vẫn cần được bác sĩ khám và cho làm xét nghiệm máu để kiểm tra.
Trẻ từ 3 – 36 tháng tuổi sốt từ 38 độ trở lên trong 3 ngày. Trẻ ở mọi độ tuổi cần phải khám bác sĩ nếu có các biểu hiện sau: Sốt trên 40 độ, sốt kèm theo co giật, sốt tái phát , trẻ sốt có tiền sử bệnh tim, ung thư, bệnh luput ..., trẻ sốt kèm nổi ban da.
Cách chăm sóc trẻ khi bị sốt
- Khi người bệnh đang lên cơn sốt cần để người bệnh nằm ở nơi thông thoáng khí, không có gió lùa và hạn chế nhiều người vây quanh.
- Có thể đặt nhiệt kế ở dưới nách hoặc ở hậu môn của bệnh nhân. Nhiệt kế phải được giữ trong nách ít nhất 3 phút, cánh tay của bệnh nhân áp sát vào ngực.
- Nếu thân nhiệt của người bệnh không quá 39 độ C: Bệnh nhân cần được cởi quần áo ấm, mặc thoáng mát, không đắp chăn. Đặc biệt, theo dõi nhiệt độ của người bệnh thường xuyên, cứ khoảng 1-2 giờ đo 1 lần.
- Lau người hoặc tắm cho người bệnh bằng nước ấm. Nếu thân nhiệt bệnh nhân từ 38,5 độ C trở lên, cần uống thuốc hạ sốt Paracetamol theo đúng liều lượng, cân nặng và khoảng cách giữa hai lần uống thuốc ghi trong hướng dẫn sử dụng. Nếu bệnh nhân buồn nôn không uống được thuốc thì có thể dùng viên đạn nhét hậu môn.
- Cho người bệnh uống nhiều nước, nếu ở trẻ còn bú thì cho bú nhiều hơn. Bù nước và điện giải cho bệnh nhân bằng Oresol theo đúng hướng dẫn sử dụng.
- Cho bệnh nhân ăn uống bình thường bằng các loại thức ăn lỏng, dễ tiêu như cháo, súp… uống thêm các loại nước hoa quả như cam, chanh…

Người phụ nữ 65 tuổi ở Hà Nội nguy cơ nhồi máu cơ tim cao chia sẻ có tiền sử mắc bệnh này trong suốt 20 năm
Bệnh thường gặp - 3 giờ trướcGĐXH - Bác sĩ cho biết, nếu không xử lý kịp thời, hẹp tắc tiến triển có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu cơ tim, biến chứng nhồi máu cơ tim, suy tim hoặc đột tử.

Bé 3 tuổi ở Hà Nội đối diện với loạt biến chứng nguy hiểm do cúm B từ dấu hiệu nhiều trẻ em Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 12 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhi nhập viện do biến chứng cúm B với các triệu chứng sốt cao 38,5°C, ho có đờm, nghẹt mũi, sổ mũi. Gia đình cho dùng thuốc hạ sốt, kháng sinh... nhưng tình trạng không cải thiện.

Người đàn ông 64 tuổi nhận kết quả ung thư vòm họng từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Lo lắng vì thường xuyên bị ù tai, đau nửa đầu phải, người đàn ông đi khám thì nhận kết quả mắc ung thư vòm họng.

Người phụ nữ 42 tuổi ở Hòa Bình có khối u xơ tử cung 'khủng' như mang thai 3 tháng từ sai lầm nhiều chị em Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Sau một thời gian, khối u ngày càng to lên khiến bụng người phụ nữ như mang thai 3 - 4 tháng.

Cảnh giác trước nguy cơ ngộ độc thuốc và hóa chất ở trẻ em
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcNgộ độc thuốc và hóa chất là tai nạn thường gặp ở trẻ em, hậu quả có thể nghiêm trọng nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời.

Liên tiếp 2 người đàn ông cao tuổi bị đột quỵ não thoát nguy cơ tử vong nhờ làm việc này
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Sau khi tiếp nhận cấp cứu và điều trị kịp thời nhiều trường hợp người bệnh cao tuổi bị đột quỵ, một lần nữa khẳng định vai trò quan trọng của việc phát hiện sớm, xử trí kịp thời trong điều trị đột quỵ não, đặc biệt với người cao tuổi.

9 dấu hiệu thận yếu bạn không nên bỏ qua
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcThận có vai trò quan trọng trong việc lọc chất thải, cân bằng chất lỏng và duy trì sức khỏe tổng thể, dưới đây là những dấu hiệu thận yếu bạn không nên bỏ qua.

Đau ở ngón tay, bé 13 tuổi bất ngờ phát hiện bị u cuộn mạch, bác sĩ chỉ rõ có dấu hiệu này cần khám sớm
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Việc em T. bị u cuộn mạch ở độ tuổi vị thành niên được xem là một trường hợp khá đặc biệt.

Người phụ nữ ở Quảng Ninh bị xuất huyết tiêu hóa có tiền sử bệnh tiểu đường, tăng huyết áp được cứu sống
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Người phụ nữ nhập viện trong tình trạng xuất huyết tiêu hóa diễn biến nặng, thiếu máu nặng, viêm tụy mạn trên nền bệnh tiểu đường, tăng huyết áp, suy dinh dưỡng... may mắn được can thiệp kịp thời.

Người đàn ông 48 tuổi bị nhồi máu cơ tim, phục hồi ngoạn mục sau 4 ngày hôn mê nhờ làm đúng việc này
Bệnh thường gặp - 3 ngày trướcGĐXH - Nhờ sự phối hợp lên kế hoạch đón nhận bệnh nhân một cách nhanh chóng và tiến hành can thiệp kịp thời, người đàn ông bị nhồi máu cơ tim đã hồi phục hoàn toàn.

Người đàn ông 64 tuổi nhận kết quả ung thư vòm họng từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặpGĐXH - Lo lắng vì thường xuyên bị ù tai, đau nửa đầu phải, người đàn ông đi khám thì nhận kết quả mắc ung thư vòm họng.