2 sai lầm cần tránh khi điều trị sốt xuất huyết, người bệnh nhất định phải biết
GĐXH - Sai lầm nguy hiểm với người bệnh sốt xuất huyết dễ khiến bệnh phát triển nặng, diễn biến khó lường đó là không đến bệnh viện thăm khám và tự ý dùng thuốc.
Cảnh giác với bệnh sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết hiện nay không còn là căn bệnh "đến hẹn lại lên" vào mùa mưa, mà sốt xuất huyết hiện đã xuất hiện quanh năm, không giới hạn vùng miền, trở thành mối đe dọa thường trực đối với sức khỏe cộng đồng.

Ảnh minh họa
Theo TS.BS Nguyễn Huy Luân, Trưởng Đơn vị Tiêm chủng, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM: "Sốt xuất huyết đang có xu hướng lan rộng cả về thời gian lẫn địa lý, không chỉ bùng phát tại miền Nam, bệnh đang lan rộng tại Tây nguyên và cả miền Bắc với điểm nóng là Hải Phòng, Hà Nội.
Diễn biến khí hậu bất thường, hiện tượng mưa trái mùa và nhiệt độ cao bất thường kéo dài đã mở rộng điều kiện sinh sản cho muỗi truyền bệnh. Bên cạnh đó, tốc độ đô thị hóa nhanh, tình trạng tích trữ nước sinh hoạt và các khu dân cư đông đúc cũng tạo ra môi trường lý tưởng cho muỗi vằn phát triển. Đặc biệt, giao thương phát triển mạnh mẽ giữa các vùng miền khiến muỗi dễ dàng "theo chân" con người di chuyển khắp cả nước làm gia tăng nguy cơ bùng phát dịch ở cả những nơi trước đây hiếm ghi nhận ca bệnh".
Nguyên nhân gây bệnh sốt xuất huyết
Virus Dengue là nguyên nhân dẫn đến bệnh sốt xuất huyết với 4 type gây bệnh gồm DEN-1, DEN-2, DEN-3, DEN-4. Virus có thể lan truyền từ người bệnh sang người lành thông qua vật chủ trung gian là muỗi Aedes Aegypti hay muỗi vằn. Trong khi đó, muỗi Vằn có khả năng sinh sôi, phát triển ở những vùng có nước đọng, ẩm thấp, vệ sinh kém,… nhất là vào mùa mưa, nguy cơ bùng phát thành dịch cao.
Chính vì vậy, để phòng sốt xuất huyết, cách tốt nhất là tiêu diệt muỗi, phá huỷ môi trường sống của chúng bằng cách phát quang bụi rậm, giữ môi trường khô thoáng và sạch sẽ, loại bỏ phế thải gây đọng nước,… Bên cạnh đó, mỗi người cũng cần phải chủ động trang bị những kiến thức cần thiết cũng như dấu hiệu sốt xuất huyết để sớm nhận biết và phát hiện bệnh.
Dấu hiệu bệnh sốt xuất huyết
Thời gian ủ bệnh của virus thường là từ 3 - 7 ngày, trong thời gian này, hầu hết người bệnh không có triệu chứng sốt xuất huyết hoặc các biểu hiện không rõ ràng dẫn đến việc nhầm lẫn với các bệnh thông thường như sốt siêu vi, cảm cúm. Sau thời gian ủ bệnh, cơ thể dần xuất huyết các triệu chứng rõ ràng hơn. Khi đó, bạn có thể nhận biết sốt xuất huyết thông qua các biểu hiện sau:

Người bệnh sốt trên 39 độ C và thường kéo dài liên tục khoảng 2 - 3 ngày, có thể hơn nhưng thuốc hạ sốt không có tác dụng. Đau đầu, đau hốc mắt, đau nhức các khớp, cơ, buồn nôn, nôn, mệt mỏi, bứt rứt, ho khan, nổi mẩn đỏ hoặc phát bạn, các nốt bạn xuất hiện lai rai sau đó lan khắp cơ thể, gây ngứa ngáy. Chảy máu ở nhiều vị trí với mức độ tăng dần, kinh nguyệt rối loạn, rong kinh, người bệnh mệt mỏi, đau bụng, tức ngực, khó thở,… Tình trạng nặng hơn có thể dẫn đến sốc do mất máu, rối loạn ý thức, huyết áp tụt, hôn mê,…
Có nhiều bệnh nhân khi bị sốt xuất huyết sẽ xuất hiện các triệu chứng bên ngoài nên dễ dàng nhận biết sớm. Tuy nhiên, một số trường hợp, sốt xuất huyết diễn biến âm thầm và khi đột ngột phát triệu chứng ra bên ngoài thì đã chuyển sang giai đoạn nặng hoặc xuất hiện biến chứng khiến việc điều trị khó khăn hơn.
Sai lầm cần tránh khi bị sốt xuất huyết
Không đến bệnh viện thăm khám: Sốt xuất huyết là bệnh lý cấp tính diễn tiến khó lường. Người bệnh nên đi bệnh viện để được thăm khám, xét nghiệm, chẩn đoán và điều trị kịp thời, đúng cách, từ đó kiểm soát sớm các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Điều này càng quan trọng trong trường hợp xuất hiện những dấu hiệu bất thường như: mệt mỏi, đau bụng dữ dội, buồn nôn, chân tay tiết mồ hôi, sởn lạnh, nôn mửa dai dẳng, phân có màu đen, hắc ín, khó thở, chảy máu mũi…
Tự ý dùng thuốc: Người bệnh bị sốt xuất huyết tự ý dùng thuốc không theo chỉ dẫn của bác sĩ có thể làm tăng nguy cơ gây suy giảm miễn dịch, xuất huyết, thậm chí xuất hiện nhiều biến chứng nguy hiểm khác, có thể đe dọa đến tính mạng. Thay vào đó, để đảm bảo an toàn cũng như hiệu quả điều trị, người bệnh cần đi khám khi có dấu hiệu bệnh, dùng thuốc hoặc các phương pháp khác theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.
Cách chăm sóc bệnh sốt xuất huyết tại nhà
Người bệnh sốt xuất huyết cần được nằm nghỉ ngơi, hạn chế đi lại. Tăng cường việc uống nước và bổ sung thêm các loại nước trái cây, nước ép rau củ,… và bổ sung chất điện giải bằng dung dịch Oresol.
Không uống nước ngọt, rượu, bia hoặc các loại đồ uống có cồn, gas để thay thế nước lọc. Ăn thức ăn nhẹ ở dạng mềm, lỏng, dễ nuốt và ít dầu mỡ, nên chế biến thành dạng cháo, súp,… Tăng cường thực phẩm giàu protein như thịt, cá, trứng, sữa,… Nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày, tránh việc ăn quá nhiều một lúc khiến việc tiêu hoá trở nên khó khăn.
Nếu bệnh nhân sốt cao có thể hỏi ý kiến bác sĩ về việc sử dụng thuốc hạ sốt Paracetamol kết hợp với mặc quần áo thông thoáng, rộng rãi và chườm ấm ở các vị trí bẹn, nách.
Trong quá trình theo dõi, bệnh nhân cũng cần phải xét nghiệm tiểu cầu định kỳ tùy theo giai đoạn bệnh và mức độ giảm tiểu cầu. Với xét nghiệm này, bệnh nhân có thể làm xét nghiệm tại nhà mà không phải đến bệnh viện.
Bác sĩ khuyến cáo, mặc dù nhiều trường hợp sốt xuất huyết có thể tự khỏi nhanh chóng mà không cần can thiệp điều trị nhưng vẫn có những bệnh nhân chuyển hướng nặng với các biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong. Do đó, ngay khi cơ thể có dấu hiệu sốt xuất huyết thì cách tốt nhất là bạn nên đến cơ sở y tế để thăm khám và chẩn đoán. Thông qua kết quả xét nghiệm cũng như các kiểm tra chuyên sâu khác, bác sĩ sẽ tư vấn biện pháp điều trị thích hợp nhất giúp người bệnh mau khỏi.

Cách phòng chống say nắng, say nóng trong mùa hè đơn giản mà hiệu quả
Bệnh thường gặp - 22 phút trướcGĐXH - Khi bị say nắng, say nóng người bệnh thường có các biểu hiện như đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, choáng váng, không ra mồ hôi mặc dù thời tiết nóng.

Bài thuốc chữa viêm họng từ cây cỏ quanh nhà
Bệnh thường gặp - 1 giờ trướcGừng nướng kỹ ngậm nuốt, lá hẹ hấp mật ong hay rau diếp cá giã lấy nước uống là những bài thuốc dân gian giúp giảm triệu chứng viêm họng hiệu quả.

Loại quả mùa hè giúp thải độc gan và bảo vệ tế bào gan hiệu quả, người Việt nên ăn để phòng bệnh
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Mướp đắng được biết đến như một loại thực phẩm có khả năng thải độc gan, giảm viêm gan và bảo vệ tế bào gan hiệu quả.

Người đàn ông 63 tuổi ở Hà Nội phát hiện bệnh lý tim mạch thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Tại thời điểm phát hiện bệnh lý tim mạch, ông N. cho biết không xuất hiện bất cứ triệu chứng nghi ngờ nào. Tuy nhiên, ông N. lại có thói quen hút thuốc lá 20 năm nay.

6 thói quen giúp người cao tuổi tránh xa bệnh mất trí nhớ
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Tại sao một số người vẫn có thể nói lưu loát, suy nghĩ rõ ràng và có trí nhớ tốt hơn người trẻ khi họ đã ở độ tuổi 70 hoặc 80? Trong khi một số người bắt đầu hay quên và thậm chí không thể gọi tên người quen ngay khi họ bước sang tuổi 60?

Người phụ nữ 46 tuổi ở Cần Thơ nguy kịch, nhập viện gấp vì mắc sai lầm khi dùng thuốc hạ huyết áp
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Trước khi nhập viện, bệnh nhân đã uống cùng lúc khoảng 140 viên thuốc điều trị tăng huyết áp. Sau đó bệnh nhân có biểu hiện chóng mặt nhiều, nôn ói...

Loại quả mùa hè rẻ tiền, bán đầy chợ, người Việt ăn thường xuyên giúp làm mát gan, thải độc gan hiệu quả
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Phương pháp thải độc gan tại nhà chủ yếu là thực hiện lối sống lành mạnh, có chế độ ăn uống, sinh hoạt và ngủ nghỉ điều độ.

Người phụ nữ đau đớn mỗi khi chạm tay vào nước, nguyên nhân từ... hội chứng lạ
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Người phụ nữ mắc hội chứng Raynaud cho biết ban đầu, các ngón tay chỉ bị tê nhẹ, sau đó chuyển sang tím tái, đau nhức dữ dội, thậm chí trắng nhợt.

Có nên dùng An cung ngưu hoàng hoàn để phòng và điều trị đột quỵ?
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcTrong những năm gần đây, An cung ngưu hoàng hoàn (ACNHH) được truyền tai rộng rãi tại Việt Nam như một 'thần dược' trong việc cấp cứu và phòng ngừa đột quỵ. Vậy có nên dùng ACNHH để phòng và trị đột quỵ?

Người trưởng thành bị mỡ máu cao nên ăn gì?
Bệnh thường gặp - 3 ngày trướcMỡ máu cao làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Người cao tuổi, có bệnh nền cần dùng thuốc để giảm chỉ số mỡ máu về mức an toàn theo chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó ăn uống đóng vai trò rất quan trọng.

Thực phẩm mùa hè rẻ tiền, làm mát gan, người Việt nên dùng thường xuyên để giúp gan thải độc
Bệnh thường gặpGĐXH - Để giảm bớt “gánh nặng” cho gan, ngoài việc chú trọng đến những thức ăn tốt cho gan thì uống gì tốt cho gan cũng là vấn đề cần quan tâm.