Sốt cao hơn một tháng, người đàn ông 57 tuổi ở Phú Thọ phát hiện mắc nấm phổi nguy hiểm
GĐXH - Nấm phổi là một bệnh lý nguy hiểm ở đường hô hấp, nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, người bệnh bị nấm phổi có nguy cơ tử vong cao.
Theo thông tin từ BVĐK tỉnh Phú Thọ, vừa qua các bác sĩ Khoa Bệnh nhiệt đới của bệnh viện đã tiếp nhận bệnh nhân L.V.T (57 tuổi, ở Hạ Hòa, Phú Thọ) nhập viện trong tình trạng sốt cao, ho, tức ngực, biếng ăn, cơ thể suy nhược gầy yếu.
Được biết, khoảng 1 tháng trước, người bệnh bị ho, sốt, đã đi khám và điều trị nhiều nơi nhưng không tìm ra nguyên nhân, các phương pháp điều trị đều không hiệu quả. Tình trạng bệnh không thuyên giảm mà ngày càng nặng hơn nên đến BVĐK tỉnh Phú Thọ thăm khám.

Ảnh minh họa
Tại đây, các bác sĩ Khoa Bệnh nhiệt đới đã thăm khám, chỉ định cho người bệnh chụp cắt lớp vi tính, nội soi khí phế quản lấy dịch làm xét nghiệm, kết quả dương tính với nấm.
Người bệnh được chỉ định dùng thuốc điều trị nấm. Sau một tuần điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới, tình trạng người bệnh đã cải thiện rõ rệt: Hết sốt, đỡ ho, cơ thể đỡ mệt mỏi, bắt đầu ăn uống được. Hiện tại, người bệnh tiếp tục được theo dõi và điều trị.
Cảnh giác với bệnh nấm phổi
BSCKII. Nguyễn Thị Thanh Lý – Trưởng khoa Bệnh nhiệt đới cho biết, nấm phổi là một bệnh lý nguy hiểm. Thống kê cho thấy, tỉ lệ người mắc bệnh nấm phổi chỉ chiếm khoảng 0.02% các bệnh lý về phổi nhưng nguy cơ tử vong do bệnh có thể lên tới 70% nếu không được điều trị kịp thời.
Một số chủng nấm được xem là tác nhân chính gây ra bệnh nấm phổi là: Candida, Aspergillus, Cryptococcus. Ở mỗi thể bệnh lại xuất hiện các triệu chứng khác nhau nhưng hầu hết đều có đặc điểm như: Sốt, ho khạc đờm kéo dài, có thể ho ra máu, đau tức ngực, gầy yếu, sút cân.
Các triệu chứng trên đều dễ bị nhầm lẫn với các bệnh viêm phổi khác. Vì vậy, cách duy nhất để chẩn đoán chính xác là đi khám để được làm các xét nghiệm và cận lâm sàng chuyên sâu cần thiết.
Bên cạnh đó, quá trình điều trị bệnh nấm phổi cũng khó khăn và kéo dài. Người bệnh cần điều trị cấp tính trong vòng ba tuần và tiếp tục duy trì điều trị trong vòng sáu tháng.
Nhân đây, BSCKII. Nguyễn Thị Thanh Lý khuyến cáo người dân khi có các vấn đề bất thường về sức khỏe nên đến cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh và điều trị kịp thời. Tránh tình trạng như người bệnh T. trên đây, do không được chẩn đoán chính xác ngay từ đầu dẫn đến bệnh tiến triển nặng, gây ra những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe.

Người đàn ông 39 tuổi nguy cơ vỡ u gan chia sẻ đã lựa chọn chữa bệnh theo cách này!
Bệnh thường gặp - 2 giờ trướcGĐXH - Người bệnh nhận viện và được theo dõi vỡ u gan cho biết, anh được chẩn đoán u gan cách đây 5 tháng. Tuy nhiên, anh lựa chọn sử dụng thuốc nam tại nhà.

Người đàn ông bất ngờ phát hiện bị ung thư biểu mô từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 12 giờ trướcGĐXH - Trong lần khám gần đây, người đàn ông mắc ung thư biểu mô có biểu hiện mệt mỏi, xanh xao, kết quả xét nghiệm máu cho thấy chỉ số hồng cầu thấp...

Bất ngờ 4 loại rau củ mùa hè người bệnh suy thận không nên ăn thường xuyên
Bệnh thường gặp - 15 giờ trướcGĐXH - Người bệnh suy thận nên hạn chế những thực phẩm chứa kali. Trong khi rau củ và trái cây tươi lại chứa nhiều kali. Vậy nên việc chọn lựa rau phù hợp với người bệnh suy thận là rất quan trọng.

2 người bị 'bùng phát' viêm gan B mạn tính thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Một người bệnh có tiền sử mắc viêm gan B, thế nhưng anh lại tự dừng thuốc, không đi khám bệnh trong 1 năm nay; một người có thói quen đi khám sức khỏe định kỳ nhưng lại “quên” kiểm tra xét nghiệm về gan.

Nam sinh 21 tuổi suy tim, suy thận vì loại đồ uống khoái khẩu giới trẻ Việt yêu thích
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Điều tra bệnh sử, các bác sĩ cho biết nam sinh bị suy thận này không có tiền sử bệnh lý nào khác ngoài việc uống quá nhiều đồ uống tăng lực.

Người phụ nữ 64 tuổi bất ngờ phát hiện ung thư đại tràng di căn phổi từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Người phụ nữ bị ung thư đại tràng di căn phổi có dấu hiệu bị táo bón liên tục trong khoảng 3 tháng, trước khi phát hiện bệnh.

7 việc nên làm để phòng nguy cơ suy thận
Bệnh thường gặp - 3 ngày trướcGĐXH - Có nhiều nguyên nhân gây suy thận ở người trẻ, trong đó phần lớn liên quan trực tiếp đến lối sống hiện đại như: thức khuya, uống ít nước, thường xuyên dùng thức ăn nhanh, lạm dụng rượu bia, hút thuốc lá...

Cảnh giác với biến chứng nguy hiểm của bệnh gout
Bệnh thường gặp - 3 ngày trướcGĐXH - Nhiều trường hợp người bệnh gout vào viện trong tình trạng hạt tophi nổi nhiều ở ngón chân, ngón tay, khuỷu tay, chân gây đau đớn và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.

Người phụ nữ 43 tuổi bất ngờ suy gan, suy thận vì 1 sai lầm trong lúc ăn phở mà nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 4 ngày trướcGĐXH - Đang khỏe mạnh nhưng sau khi ăn phở tái, bệnh nhân bị nhiễm trùng, nhiễm độc nặng, sốc nhiễm trùng, nguy cơ tử vong cao do suy đa tạng, suy gan, suy thận và tổn thương cơ tim.

Phát hiện suy thận lúc khám tiền hôn nhân, cô gái trẻ chia tay mối tình 9 năm
Bệnh thường gặp - 4 ngày trướcChỉ khi khám sức khỏe tiền hôn nhân, Nguyễn Mai Ngọc mới biết mình mắc bệnh thận mạn tính và phải chạy thận suốt đời.

Người phụ nữ 48 tuổi phát hiện u não to như quả quýt từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặpGĐXH - Người phụ nữ bị u não cho biết thường xuyên bị đau đầu từng cơn rồi lại hết. Những lúc đau bà chỉ chịu đựng hoặc dùng thuốc giảm đau.