Hà Nội
23°C / 22-25°C

“Cải tạo” chồng

Thứ hai, 10:26 13/05/2013 | Gia đình

Lấy vợ được hai năm, Chung mập lên đến sáu ký, thuốc lá bỏ tiệt, quần áo lúc nào cũng tươm tất, nhìn sáng sủa hẳn ra.

So với hình ảnh một anh chàng ốm nhom, phiêu bạt bụi đời trước khi lấy vợ, quả là anh đã có cuộc chuyển đổi ngoạn mục. Chung bảo tất cả là nhờ vợ, không tin anh cứ thử… lấy vợ đi rồi biết! Gia đình là… trại, mà “vợ là quản giáo kiêm phần quản gia”!
 
“Cải tạo” chồng 1
 
Bàn tay sắt bọc… nhung
 
Chung bảo, cưới nhau rồi, sau một thời gian sống chung mới biết không phải mình cưới vợ, mà thực ra là vợ cưới mình! Từ chỗ một lãng tử sống hôm nay không cần biết ngày mai, mình đã từ từ tự biến mình thành một người tình đầy trách nhiệm. Thương nàng yếu ớt, sợ đường về vừa tối vừa xa, mình tự nguyện làm xe ôm đưa rước. Thương nàng một mình chạy ngược chạy xuôi tìm chỗ dạy kèm, mình tự nguyện nhận thêm việc về làm. Đỡ cho vợ từ rửa chén đến quét nhà, thấy mình anh hùng chẳng kém gì thuở tiếu ngạo giang hồ xưa cũ. Cho đến một hôm nghe vợ khoe với bạn, rằng “chồng mình ngoan lắm, một tay mình cải tạo đấy!”, mới thấy mình rớt cái ầm, đang múa kiếm bạt gió mây ngàn trên đỉnh cao hoang tưởng, phút chốc thấy mình lon ton như chú cún con trong cái cổ dề do vợ dắt đi!

Từ đó, để ý mọi việc trong nhà, mới thấy công cuộc cải tạo chồng của các bà vợ thật muôn hình vạn trạng, các ông chồng dù biết mình đang bị cải tạo, tẩy não hẳn hòi, vậy mà không cách gì trốn thoát. Ngày trước, bất ngờ đến thăm nàng ở phòng trọ, thấy nàng cầm búa đóng đinh vào tường, nện ầm ầm hự hự chẳng có vẻ gì chân yếu tay mềm. Nay về chung nhà rồi, cái đinh đóng dây phơi quần áo bị sút ra mấy bữa mà mình chưa đóng lại, nàng hết trách móc lại hờn dỗi. Bộ đồ đẹp của nàng giặt xong không có chỗ phơi, nàng thở vắn than dài thườn thượt. Chịu hết nổi, mình đành cầm búa đi đóng dây phơi, lòng ngậm ngùi nghĩ, ừ thì đóng đinh đời nào cũng luôn là một cực hình tự nguyện!

Ngày trước, tiền ta ta xài, xả láng sáng về sớm. Cuối tháng lỡ có hết thì mượn tạm chiến hữu, chuyện thường tình. Chẳng biết vợ làm cách nào, mà nay tiền lương lãnh về đều tự nguyện một lòng dâng nạp. Thỉnh thoảng vợ đưa ít tiền dằn túi, lâu lâu vợ mua cái áo, cái quần, trong lòng sung sướng hạnh phúc lâng lâng, chẳng nghĩ gì đến việc ừ thì tiền này, quần này, áo này có đáng là bao so với cục tiền hằng tháng mình đều đặn nạp cho vợ! Lâu lâu có khoản nào đột nhiên từ trên trời rơi xuống, liền tính kế biển thủ xài riêng. Lạ thay, tiền của mình mà phải dấm da dấm dúi như tiền đi ăn trộm. Cảm giác phạm lỗi có từ trong ý thức. Quả vợ là nhà cải tạo đại tài, nhà giáo dục đạo đức siêu việt!

Nghĩ lại, vợ là bạo lực trá hình, là bàn tay sắt được bọc nhung. Có đàn ông nào lấy vợ mà không thay đổi! Nhiều ông thay đổi đến choáng váng, bạn bè cũ gặp lại không biết thằng này là thằng nào! Trong những thay đổi đó, có cái là do yêu vợ, chiều vợ mà thay đổi (đưa đón, tặng hoa, đi ăn tối lãng mạn…), có cái thay đổi do điều kiện sống (ít tiền nên ít lang thang bù khú, phải đưa đón vợ con nên đi về đúng giờ, vợ nói nhiều nên mình phải nói ít lại…), lại có cái do áp bức bắt buộc mà phải thay đổi (bỏ thuốc lá, bỏ thói quen ngắm gái…), vân vân và vân vân. Nếu liệt kê ra hết, thì cũng dài đến gần bằng cuộc đời mình.

Điều quái lạ, là đa số các bà vợ đều bảo “ổng đời nào chịu nghe mình, chịu thay đổi!”, “Hồi đó sao giờ y chang vậy!”. Hình như các bà chỉ nhìn thấy những thứ chưa cải tạo được, những nơi chốn trú ẩn cuối cùng của cánh đàn ông, với mong muốn “cải tạo triệt để” hơn nữa!

Cải tiến, xin đừng cải tạo!

Đây có thể xem như một lời phản đối yếu ớt của cánh đàn ông, trước quá trình cải tạo bền bỉ, hiệu quả, không khoan nhượng và không bao giờ cùng tận của các bà vợ. Về mặt bản chất, đàn ông là phái mạnh, nếu không quan tâm đến điều cốt lõi này, có thể kết quả sản phẩm sau công cuộc cải tạo của quý bà là một “chị Hai” nữa trong nhà, để sống với mình như hai chị em bạn gái!

Trong thực tế, có những thay đổi của người này không phải vì yêu thương nhường nhịn gì người kia, cũng không phải là nhận thức gì, mà chỉ vì chẳng muốn ồn nhà ồn cửa, hay chẳng muốn nghe càm ràm ca cẩm điếc tai. Sự nhượng bộ bất đắc dĩ này hay được các bà hiểu lầm thành một chiến thắng, thay đổi được một thói quen. Một bà vợ tháng nào cũng hỏi tiền lương, có thể đến lúc nào đó sẽ nhận được thông báo chủ động từ phía ông chồng: “Lương tháng này đây em!”, có thể ông chồng ấy đã có thói quen tự đưa tiền cho vợ mà không cần vợ nhắc, nhưng cũng rất có thể ông chồng chủ động: trước sau gì cũng phải nạp thì nạp cho rồi, đỡ hỏi han lôi thôi (còn khoản này thì… riêng, chả tội gì, mình giữ!).

Đừng cố gắng biến người đàn ông của bạn thành hoàn hảo, bởi mọi sự hoàn hảo chỉ là ảo tưởng. Ngoại trừ những thói hư tật xấu không thể chấp nhận được (cờ bạc, rượu chè, trai gái, hút xách…), những thói quen khác của mỗi người nên được tôn trọng và chia sẻ, thay vì loại bỏ và xây dựng một thói quen mới chưa chắc đã phù hợp và đã tốt. Hiểu nhau và yêu nhau, xét cho cùng, cũng đã bắt nguồn từ những thói quen đã tạo nên tính cách của mỗi người. Một trong những nhược điểm của phụ nữ là không biết dừng, đã được nhượng bộ một lần, được tiếp lần thứ hai, các bà thường sẽ làm cho tới lần thứ n! Thay đổi một bước hai bước là đã tốt, lẽ ra nên giữ gìn sự “tiến bộ” đó, thì các bà lại thả cho tham vọng của mình tới bến luôn, mong “cải tạo”, thay đổi triệt để.

Một trong những lời kêu gọi có giá trị nhân văn sâu sắc nhất của nhân loại trong thế kỷ này là “chấp nhận sự khác biệt”, dù đó là khác biệt màu da, khác biệt văn hóa, khác biệt chính kiến… Nói lớn lao là vậy, nói nhỏ hơn trong phạm vi gia đình, đó là chấp nhận sự khác biệt của hai người đã chọn chia sẻ cuộc đời với nhau, mà mỗi cuộc đời đều là độc nhất, là riêng biệt, là… không giống ai! Hãy trân trọng những gì mỗi người đã cố gắng thay đổi vì người kia, để động viên nhau làm cho mình tốt hơn, đáng yêu hơn trong mắt bạn đời. Và cũng như thế, hãy hiểu có những thứ chẳng thể cải tạo được một cách triệt để, hãy “chấp nhận sự khác biệt” để tiến bộ hơn, chứ đừng lăm le “cải tạo” cho bằng hết các “thói hư tật xấu” của nửa kia, bởi có khi kết quả cuối cùng chỉ là những thất bại và thất vọng.
 
Theo PNO
kimvan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Top 3 cung hoàng đạo có ý chí làm giàu từ sớm nên cuộc đời về sau sống ung dung sung túc

Top 3 cung hoàng đạo có ý chí làm giàu từ sớm nên cuộc đời về sau sống ung dung sung túc

Gia đình - 5 giờ trước

GĐXH - Những cung hoàng đạo này không chỉ được trời phú cho tài năng mà còn có sự quyết tâm và nghị lực đáng ngưỡng mộ trên con đường làm giàu.

Xúc động lá đơn xin nhập ngũ của chàng trai mồ côi cả cha lẫn mẹ ở Nghệ An

Xúc động lá đơn xin nhập ngũ của chàng trai mồ côi cả cha lẫn mẹ ở Nghệ An

Nuôi dạy con - 9 giờ trước

Mặc dù thuộc diện được tạm hoãn nhập ngũ nhưng chàng trai mồ côi cả cha lẫn mẹ ở Nghệ An đã viết đơn xin tham gia nghĩa vụ quân sự.

5 'nguyên tắc sống còn' nơi làm việc mà người EQ cao âm thầm nắm rõ, bảo sao họ hay được yêu mến, dễ thăng tiến

5 'nguyên tắc sống còn' nơi làm việc mà người EQ cao âm thầm nắm rõ, bảo sao họ hay được yêu mến, dễ thăng tiến

Gia đình - 9 giờ trước

GĐXH - Người EQ cao có thể nhận được sự yêu thương, tôn trọng từ cấp trên, đồng nghiệp vì cách xử sự khéo léo của mình.

Cụ ông 70 tuổi cho cháu họ thừa kế toàn bộ tài sản 5 tỷ đồng, con gái duy nhất phản đối kịch liệt: Khi biết lý do ai cũng tán đồng

Cụ ông 70 tuổi cho cháu họ thừa kế toàn bộ tài sản 5 tỷ đồng, con gái duy nhất phản đối kịch liệt: Khi biết lý do ai cũng tán đồng

Gia đình - 20 giờ trước

Quyết định trao quyền thừa kế tài sản của cha già khiến cô con gái tức tối bất mãn, nhưng ý ông đã quyết.

Sự thật gây vỡ mộng về những chiếc kiềng vàng cô dâu đeo ngày cưới

Sự thật gây vỡ mộng về những chiếc kiềng vàng cô dâu đeo ngày cưới

Gia đình - 22 giờ trước

Đoạn clip hiện tại đang thu hút gần 5 triệu lượt xem bởi ai cũng ngỡ ngàng khi biết sự thật.

4 cung hoàng đạo nữ là 'mẹ hổ'

4 cung hoàng đạo nữ là 'mẹ hổ'

Gia đình - 23 giờ trước

GĐXH - Trái ngược với những phụ huynh hay yêu chiều con cái, những bà mẹ thuộc các cung hoàng đạo dưới đây nuôi dạy con rất nghiêm khắc.

Độc đáo lớp học làm chồng ở Trung Quốc

Độc đáo lớp học làm chồng ở Trung Quốc

Gia đình - 1 ngày trước

Năm ngoái, một lớp học ở Bắc Kinh (Trung Quốc) đã thu hút 9 người đăng ký tham gia. Người trẻ tuổi nhất là một sinh viên đại học 23 tuổi, người lớn tuổi nhất 59 tuổi, là một giáo viên. Tất cả đều là nam giới với xuất thân, nghề nghiệp và hoàn cảnh hôn nhân khác nhau.

Mẹ già U60 chu cấp 14 triệu đồng/tháng cho con trai suốt 10 năm, òa khóc khi nghe con nói 1 câu: Tưởng yêu chiều mà hại cả đời con

Mẹ già U60 chu cấp 14 triệu đồng/tháng cho con trai suốt 10 năm, òa khóc khi nghe con nói 1 câu: Tưởng yêu chiều mà hại cả đời con

Nuôi dạy con - 1 ngày trước

Đôi khi sự nuông chiều, bao bọc con quá mức của cha mẹ đã tạo nên những đứa trẻ vô ơn, không biết thế nào là đủ.

Top