Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cận cảnh nỗi cơ cực của những đứa trẻ trong "lò tạo thần đồng"

Chủ nhật, 17:26 02/06/2013 | Xã hội

GiadinhNet - Năm học cũ còn chưa khép lại, nhưng “cuộc chạy đua” của các phụ huynh cho con em mình trước kỳ tuyển sinh vào lớp 1 của… năm học sau thì đã rất “nóng”.

Cận cảnh nỗi cơ cực của những đứa trẻ trong "lò tạo thần đồng" 1

Phụ huynh ngồi "nắn"con cùng giáo viên, trong khi các em khác thì nô đùa. (Ảnh: Tiến Ngọc)

 
Nắm bắt được tâm lý của bố mẹ, muốn con phải đọc thông viết thạo, không thua kém bạn bè, hàng loạt các trung tâm luyện chữ đã mọc lên. Vậy là giữa cái nắng “nung người” của tháng 5, các bé còn đang tuổi mẫu giáo vẫn phải vật lộn cùng con chữ, chen chúc đến bơ phờ tại các lò luyện. PV báo GĐ&XH Cuối tuần đã có cuộc điều tra tìm hiểu thực trạng đang gây nhức nhối này.
 
Bát nháo “lò luyện”  vào lớp 1

Bây giờ, việc các bậc cha mẹ đua nhau cho con đi luyện chữ, làm toán trước khi vào lớp 1 không phải là chuyện mới nữa. “Cuộc đua” này ngày một quyết liệt, ngày càng có nhiều phụ huynh tham gia, kéo theo đó là số trẻ biết đọc, biết viết trước khi vào lớp 1 năm nào cũng tăng hơn so với năm trước. Tuy nhiên, nhiều bậc phụ huynh khi đăng ký cho con học mà không chú ý đến việc con mình có tiếp thu được hay không, hay vất vả như thế nào khi vào các “lò luyện”. Trong vai một phụ huynh muốn đăng ký cho con theo học lớp luyện chữ đẹp để chuẩn bị vào lớp 1, phóng viên báo GĐ&XH Cuối tuần đã tìm đến một số trung tâm luyện chữ đẹp để có thể tận mắt chứng kiến quá trình dạy học và nỗi vất vả, cực nhọc của các em khi phải “luyện” trong những“lò” này.
Mẫu giáo luyện chữ cùng… anh chị lớp 3

Tại một trung tâm trên phố Tô Hiệu, Cầu Giấy, Hà Nội, PV đã được chứng kiến cảnh tượng lộn xộn, bát nháo đến khó tin. Các em học sinh ở đây được sắp xếp lẫn lộn nhiều lứa tuổi học chung vào một lớp. Phần lớn các em chưa vào lớp 1, có em lớp 3, lớp 4 cũng được nhồi nhét cả vào trung tâm để vừa luyện chữ, vừa làm toán. Trong lớp có hơn 20 em đã được bố trí ngồi ở bàn cố định, còn bên dưới có thêm mấy em nữa ngồi viết ở bàn “sơ cua” vì lớp đông nên hết chỗ. Nhiều em ngồi luyện chữ bên cạnh phải có cả phụ huynh ngồi cạnh để “nắn” các em ngồi học, nếu không cô giáo cũng không thể dạy nổi.

Vào một trung tâm luyện chữ đẹp trên đường Trúc Khê, Đống Đa, Hà Nội, tôi đặt vấn đề có con trai tháng 9 mới đi học lớp 1, nên muốn cho cháu đi luyện trước. Nắm bắt nhu cầu, một thầy giáo phụ trách trung tâm tư vấn: “Cậu bây giờ mới đăng kí cho con học như thế là muộn đấy, ra Tết nhiều phụ huynh đã cho con đi học rồi”.
 
Qua quan sát, tại lớp học này chỉ có một cô giáo dạy, căn phòng chỉ rộng khoảng 15m2 nhưng được bố trí 10 bàn học, mỗi bàn 2 em, lớp đã đủ 20 em ngồi kín chỗ. Đó là chưa kể trong phòng được sắp xếp một bộ bàn ghế để thầy phụ trách ngồi tư vấn cho phụ huynh khi đến đăng ký cho con học. Không khí ngột ngạt, nóng bức của ngày hè dường như làm các em cảm thấy mệt mỏi hơn, việc theo học các lớp mầm non, rồi về lại phải “chui” ngay vào “lò luyện” khiến nhiều em chán nản, mất tập trung.
 
Trong lớp, có em thì buồn ngủ, em thì ngồi nghịch, quay ngang rồi lại quay dọc nói chuyện với bạn, có em còn ngồi gập thuyền giấy cho đỡ “buồn”. Gần cả giờ học, nhiều em oằn người, mặt cúi gằm xuống bàn, thậm chí những lúc mỏi lưng, có em còn nằm bò ra cả bàn để viết. Một điều dễ nhận thấy là, mặc dù trong lớp rất lộn xộn, nhốn nháo nhưng do chỉ có một cô giáo dạy nên việc quản lý, nhắc nhở các em gần như bị ngó lơ. Nhiều thời điểm, trò ở dưới “mỗi em một phách”, trong khi phía trên cô giáo vẫn vô tư dạy bài. Những điều mắt thấy, tai nghe trong vai một phụ huynh dự khán quả thực khác xa so với những lời quảng cáo “đường mật” của trung tâm trên mạng internet.

Tìm đến một trung tâm luyện chữ khác phố Thái Thịnh, Đống Đa, Hà Nội, lúc này đã cuối giờ chiều, ca học bắt đầu từ 15h30’ – 19h, thời điểm các bậc phụ huynh đi làm về và các em cũng tan học ở trường mẫu giáo, nên sĩ số “lò luyện” rất đông. Theo ghi nhận, khoảng 18h, mặc dù lớp đã chật kín học sinh, nhưng thỉnh thoảng vẫn có phụ huynh đưa con đến chen vào lớp học. Trong khuôn viên có diện tích khá nhỏ, hơn 20 em ngồi học, trông em nào cũng mệt mỏi, đầu tóc bơ phờ, chẳng mấy chú tâm trong việc luyện chữ. Cũng dể hiểu, khi phần lớn các em vừa từ lớp mẫu giáo ra về thì bố mẹ đưa luôn đến trung tâm, trong khi thời tiết bên ngoài oi bức, nên các em vẫn còn mệt mỏi, không hứng thú học nữa.
 
“Khổ” vì chạy    theo “trào lưu”

Qua tìm hiểu, phần lớn các trung tâm luyện chữ đẹp đều tung ra những quảng cáo hấp dẫn và với giới thiệu các giáo trình khác biệt để lôi kéo các bậc phụ huynh đăng ký cho con. Trong khi đó, các bậc phụ huynh thì ai cũng mong muốn là con em mình sẽ có một hành trang vững chắc từ ngày đầu tiên đi học nên sốt ruột cho con đi “luyện”. Vì thế, mặc dù thời điểm này mới chỉ đầu hè, nhưng lớp học đã rất đông, lúc nào cũng chật chội, các em phải chen chúc, “đánh vật” với nhau trong căn phòng chật hẹp để luyện.
 
Đa số những trung tâm luyện chữ đẹp đều có hiện tượng nhồi nhét học sinh, có lớp lên đến 25 – 30 em, nhiều nơi giới thiệu chỉ 4 em/lớp, khi đến thì bố trí đến 7 – 8 em/lớp. Chị Kim Ngân, ở Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội, đã từng đăng ký cho con học ở trung tâm luyện chữ đẹp, chị cho biết: “Năm ngoái, tôi có cháu chuẩn bị vào lớp 1, nhìn thấy người ta cho con đi học sớm nên chồng mình cũng giục tìm chỗ cho con mình học trước. Nhưng khi đi học ở trung tâm được 3 buổi, về cháu kêu lớp đông bạn học, ngồi chật chội, mà trời mùa hè nắng nóng, nên mệt không muốn đi. Cuối cùng, gia đình đành phải cho cháu nghỉ, đi học như thế không học được mà có khi lại phản tác dụng”.
 
Cận cảnh nỗi cơ cực của những đứa trẻ trong "lò tạo thần đồng" 2

Cô giáo vẫn dạy trong khi bên dưới các em đang chạy đi chỗ khác. (Ảnh: Tiến Ngọc)


Theo tìm hiểu của chúng tôi việc cho con đi học trước lớp 1 đã không còn là chuyện của một vài phụ huynh, mà giờ đã trở thành “trào lưu”. Nhưng thực tế cho thấy, các em từ 4 - 5 tuổi thường lơ đãng, chỉ có thể tập trung được thời gian ngắn, trong khi đó mỗi buổi học ở “lò luyện” kéo dài đến tận 90 phút và phải chịu sự quản thúc của các cô giáo. Điều đó, tạo sự mệt mỏi, chán nản và tâm lý “sợ học” cho trẻ. Việc cho các em học chữ sớm, không chỉ tạo áp lực cho trẻ, mà chính phụ huynh và các giáo viên cấp một cũng gặp khó khăn. Chị Trang, ở Tô Hiệu, Cầu Giấy, Hà Nội cho biết: "Bây giờ tìm chỗ luyện chữ chất lượng cho các cháu cũng rất khó, mình vừa đi làm vừa phải đưa đón, chờ con học xong nên có hôm tối mịt hai mẹ con mới về. Nhiều hôm mình thấy mệt theo con, nhưng thương con nên động viên các cháu học, cũng vì tương lai sau này”.

Trao đổi về vấn đề này, cô Ngô Thị Phong, giáo viên Trường Tiểu học Victoria (nằm trong hệ thống trường Phổ thông Đa cấp Hoàng Diệu) cho biết: “Việc đưa con đến trung tâm là không cần thiết. Đối với học sinh lớp 1, học viết là một công việc rất khó khăn và giáo viên cần nhiều thời gian, công sức để giúp các em viết đúng như: độ rộng, độ cao, khoảng cách giữa các con chữ, thậm chí đơn giản là cầm bút thế nào, đặt bút ở đâu...
 
Hiện nay, nhiều bậc phụ huynh đổ xô đưa con đến các trung tâm luyện chữ trước khi vào lớp một, tuy nhiên chất lượng thì không tốt. Nhiều trẻ khi vào học lớp 1, lại cầm bút sai quy định, vì thế để tay sai, không để tay xuôi theo đúng quy định,… do đó các cô cũng phải luyện lại. Đặc biệt, các em hay ngồi sai quy định, ngồi nghiêng, ngồi gù, nhiều trung tâm các cô dạy không để ý nhiều đến điều đó. Khi các em viết sai kích cỡ, sai kỹ thuật rồi, dạy lại rất khó, vì cái gì ngay từ ban đầu đều ấn tượng vào tâm trí trẻ, nếu vào cái nếp rồi sẽ rất khó sửa, nếu không biết thì dạy dễ dàng hơn”.
 
Cận cảnh nỗi cơ cực của những đứa trẻ trong "lò tạo thần đồng" 3

Từ trường mầm non rồi đến "lò luyện" học, các em tối muộn mới được về nhà. (Ảnh: Tiến Ngọc).


Bên cạnh đó, việc phụ huynh chọn gửi con học ở những trung tâm, giáo viên thiếu kiến thức chuyên môn, lớp học không đảm bảo, dẫn đến việc các em không được kèm cặp đúng phương pháp, gây khó khăn cho giáo viên khi các em vào lớp 1. “Xu hướng chung bây giờ, các bố mẹ chỉ sợ con mình không theo kịp các bạn, trong khi các trung tâm chưa thể khẳng định được có chuẩn hay không, nhưng khi vào lớp một đòi hỏi tất cả phải đạt chuẩn, kỹ thuật cầm bút, kỹ thuật ngồi… Trong khi đó, nhiều lớp học ở trung tâm sắp xếp các em không cùng lứa tuổi ngồi học với nhau. Theo kinh nghiệm của tôi thì dạy như vậy không chất lượng, lớp 1 là lớp 1 mà lớp 2 là lớp 2, bởi vì kỹ thuật viết khác nhau, rõ ràng các em không đồng đều về trình độ, như thế sẽ thiệt thòi không được giáo viên kèm cặp. Cần phải phân loại học sinh ra, phân từng khối lớp ra, nếu dạy “hỗn độn” như vậy khó có thể chấp nhận được”, cô Phong cho biết thêm.

“Ép” con vào “lò luyện” lớp 1, nhiều phụ huynh mang tâm lý lo sợ con mình thua kém bạn bè, mong con học thật giỏi, sẽ là một thần đồng. Nhưng ít ai biết rằng, việc học chữ từ những người không đúng chuyên môn, tạo áp lực cho trẻ,… không những không tốt, mà còn phương hại đến sự phát triển cả về kỹ năng và tâm lý của trẻ. Do đó, các bậc phụ huynh cần có nhận thức đúng về việc học của con mình, tránh tình trạng chạy đua theo “trào lưu” mà bỏ quên cái “chất” như hiện nay.
 
Ép học sớm sẽ khiến trẻ thui chột cả về phát triển tâm lý lẫn trí tuệ

Là người gắn bó lâu năm và dành nhiều tâm huyết cho sự nghiệp trồng người, GS. Nguyễn Minh Hạc cũng khẳng định việc nhiều phụ huynh ép con trẻ đến các lò luyện quá sớm là sai lầm. Điều này, theo Giáo sư, chúng ta đang đi ngược lại quy trình giáo dục dựa trên cơ sở khoa học đã được khẳng định ở nhiều nước. GS. Nguyễn Minh Hạc cho biết: “Việc dạy chữ và tính toán sớm dễ thui chột sự phát triển trí tuệ cũng như tâm lý của các cháu. Thui chột ở đây có nghĩa là đáng nhẽ các cháu học bình thường thì thông minh hơn, nhưng dạy sớm quá thì nó không thông minh như nó có thể làm được. Nhiều phụ huynh con mới 6 – 7 tuổi nhưng muốn con mình học thông biết thạo trước đi, đọc nhiều bài thơ, v.v.. cái có ý nghĩa nào đó tích cực, nhưng có nhiều điều tiêu cực, dạy trẻ con sớm, bắt nhớ nhiều quá cũng không tốt. Hơn nữa, phụ huynh giờ quá kỳ vọng vào con cái mình, muốn con mình trở thành thần đồng. Vì thế, những phụ huynh trẻ nên hiểu biết, cho con học thế nào, cái gì, từ lúc nào một cách khoa học hơn, đừng có cảm tính”.
Tiến Ngọc
daohuyenthuctap
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Truy tìm gã đàn ông nhận gần 2 tỉ đồng của nhiều người rồi bỏ trốn

Truy tìm gã đàn ông nhận gần 2 tỉ đồng của nhiều người rồi bỏ trốn

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Nguyễn Tuấn Ninh bị tố giác có hành vi nhận tiền của nhiều người để làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng không thực hiện. Sau đó, Ninh bỏ trốn và chiếm đoạt số tiền 1,75 tỉ đồng,

Hà Nội: Xác định niên đại gần 150 bộ hài cốt được phát hiện trên phố Tây Sơn

Hà Nội: Xác định niên đại gần 150 bộ hài cốt được phát hiện trên phố Tây Sơn

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Khoảng 150 bộ hài cốt được phát hiện trong quá trình thi công, cải tạo hệ thống thoát nước ở ngõ 167 phố Tây Sơn là của những người dân và đã có từ khoảng 50-70 năm về trước.

Hiện trường phát hiện 150 bộ hài cốt ở Hà Nội

Hiện trường phát hiện 150 bộ hài cốt ở Hà Nội

Thời sự - 1 giờ trước

Nhiều bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo đường và hệ thống thoát nước ngõ 167 Tây Sơn (quận Đống Đa, Hà Nội) được di dời trong đêm.

Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội

Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội

Giáo dục - 2 giờ trước

Thêm địa điểm, tăng thời gian tổ chức... là những điểm mới tại kì thi đánh giá độc lập do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức năm 2025.

Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc

Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Hơn 30 người gồm lực lượng của xã cùng sự hỗ trợ của lực lượng chức năng huyện đang tìm kiếm ông P. tại khu vực bờ sông nhưng đến sáng 22/11 vẫn chưa có kết quả.

Tiếp tay cho người nước ngoài cư trú bất hợp pháp, nữ idol livestream lãnh 2 năm 6 tháng tù

Tiếp tay cho người nước ngoài cư trú bất hợp pháp, nữ idol livestream lãnh 2 năm 6 tháng tù

Pháp luật - 4 giờ trước

Thông qua việc là idol trên mạng xã hội Douyin, Nguyễn Thùy Dương quen Zheng Ren Gui rồi tiếp tay cho người này phạm pháp.

Công an bắt quả tang nhóm khách cùng nữ tiếp viên quán karaoke bay lắc

Công an bắt quả tang nhóm khách cùng nữ tiếp viên quán karaoke bay lắc

Pháp luật - 4 giờ trước

Vào quán karaoke để hát nhưng chưa đủ độ "phê" nên các đối tượng mua ma túy về bay lắc cùng các nữ tiếp viên của quán.

Sinh viên trộm xe ôtô của nữ giảng viên trong ngày 20-11

Sinh viên trộm xe ôtô của nữ giảng viên trong ngày 20-11

Pháp luật - 4 giờ trước

Ngày 20-11, để ôtô trong khuôn viên trường đại học, một cô giáo bị sinh viên lấy trộm xe

Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?

Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH - Theo dự thảo Thông tư về tiêu chuẩn sức khỏe và việc khám sức khỏe cho người lái xe đang được Bộ Y tế xây dựng, từ ngày 1/1/2025 sẽ có nhiều điểm mới.

Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận

Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận

Giáo dục - 5 giờ trước

Hội đồng Giáo sư Nhà nước vừa chính thức công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024 cho 614 nhà giáo.

Top