Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cảnh giác với bệnh tay - chân - miệng biến chứng nặng

Thứ bảy, 08:01 14/10/2017 | Y tế

GiadinhNet - Hà Nội đang vào mùa bệnh tay - chân - miệng khi số ca mắc bệnh không ngừng tăng theo từng tuần. Các chuyên gia y tế nhận định, đây là thời điểm TP Hà Nội phải đối mặt với bệnh bùng phát mạnh mẽ nhất. Hiện đã ghi nhận một số ca có diễn biến nặng, có biến chứng.


Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhi mắc tay - chân - miệng ở Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn. Ảnh: T.Nguyên

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhi mắc tay - chân - miệng ở Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn. Ảnh: T.Nguyên

Số ca mắc tay - chân - miệng không ngừng tăng

Theo báo cáo của Bộ Y tế, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận trên 70.000 trường hợp mắc tay - chân - miệng tại 63/63 tỉnh, thành. Tại TPHCM, tính đến tháng 10, đã có hơn 4.000 ca mắc tay - chân - miệng phải nhập viện, trong đó tuần qua có gần 100 trẻ phải nằm viện điều trị.

Còn theo thống kê từ Sở Y tế TP Hà Nội, số ca mắc bệnh tay - chân - miệng có xu hướng tăng trong vài tuần gần đây. Tuần qua có 97 trường hợp (tăng 8 trường hợp so với tuần trước). Lũy tích năm 2017 có 513 trường hợp mắc bệnh tay - chân - miệng, không có trường hợp tử vong.

Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, Khoa Truyền nhiễm của bệnh viện hiện điều trị nội trú cho 5 ca tay - chân - miệng, mỗi bệnh nhi sẽ nằm điều trị khoảng 2-3 ngày. Còn tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, mỗi ngày, Khoa Nhi tổng hợp của bệnh viện tiếp nhận khám, điều trị cho hàng chục lượt bệnh nhi mắc bệnh tay - chân - miệng. Trong số gần 100 bệnh nhi điều trị tại Khoa, có 30% mắc các bệnh truyền nhiễm. Ghi nhận của PV Báo Gia đình & Xã hội ngày cuối tuần, riêng tại buồng bệnh lây tại Khoa Nhi tổng hợp (Tiêu hóa - Dinh dưỡng - Lây) đã có 7-8 bệnh nhi mắc tay - chân - miệng điều trị nội trú, đa số là trẻ dưới 3 tuổi. Phần lớn bệnh nhi được điều trị theo dõi bình thường, tuy nhiên đã ghi nhận một vài trường hợp có biến chứng trở nặng.

Ở Khoa Nhi tổng hợp, bé Nguyễn Bảo L (2 tuổi, ở Xuân La, Tây Hồ, Hà Nội) nhập viện đã sang ngày thứ tư. Mẹ bé cho biết, trước khi vào viện, bé sốt rất cao, lên tới 39 - 39,5 độ C. Mẹ bé có cho con uống thuốc hạ sốt nhưng không đỡ. Khi gia đình đưa con đi khám ở phòng khám tư nhân, bé L đã trong tình trạng sốt cao, rét run, li bì nên được chỉ định phải cho vào viện ngay. “Ở nhà, tôi có thấy trong miệng cháu lốm đốm nốt nhưng không hề nghĩ là mắc tay - chân - miệng, chỉ nghĩ là viêm phế quản thông thường. Cháu chơi một lúc là lại quấy. Ở cạnh nhà cũng có người mắc tay - chân - miệng nên tôi nghĩ cháu có thể lây từ đó”, mẹ bé L cho biết.

Một trường hợp khác là bé T.L (20 tháng tuổi, ở Hà Nội). Sau 2 ngày sốt cao trên 40 độ C không hạ, bé xuất hiện tình trạng bứt rứt, khó ngủ, nên được đưa vào viện. Theo BS Đặng Quang Nhật, Khoa Nhi Tổng hợp, khi vào viện, bé T.L có biểu hiện co giật, run chi, là mức độ biến chứng nặng của bệnh. Nếu các trẻ khác chỉ cần theo dõi, điều trị bình thường thì bé T.L phải điều trị đặc hiệu bằng gamma globulin. Nhận định tình hình bệnh nhi nặng hơn, ngay trong buổi tối nhập viện, bé T.L được chuyển sang Khoa Hồi sức điều trị thêm 2 ngày và được về phòng điều trị bình thường.

Thời điểm bùng phát bệnh mạnh mẽ nhất

Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, tiết giao mùa hiện nay là thời điểm bệnh tay - chân - miệng ở trẻ em có nguy cơ gia tăng, có thể bùng phát dịch nếu không kịp thời phòng chống do cả nước bắt đầu bước vào mùa tựu trường. Còn theo nhận định của TS Nguyễn Nhật Cảm - Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng TP Hà Nội, từ tháng 9 - 12 là thời điểm Hà Nội phải đối mặt với bệnh tay - chân - miệng bùng phát mạnh mẽ nhất.

Tay - chân - miệng là một trong những bệnh ngoài da do nhiễm virus thường gặp ở trẻ em, khả năng lây nhiễm cao. Bệnh lây cho trẻ em khác qua đường hô hấp, trực tiếp qua hơi thở, các giọt nước bọt bắn ra khi ho, nói, cười, hắt hơi. Bệnh cũng có khả năng lây lan qua dụng cụ đồ chơi, dụng cụ ăn, uống bị nhiễm virus gây bệnh.

Bệnh có diễn biến rất nhanh. Nếu không được chẩn đoán phát hiện để điều trị hợp lý, kịp thời, bệnh dễ gây nhiều biến chứng như: Viêm màng não - não (gây liệt kiểu bại liệt), viêm cơ tim cấp, viêm phổi, phù phổi và có thể gây tử vong.

BS Đỗ Thiện Hải - Phó Trưởng khoa Truyền nhiễm (Bệnh viện Nhi Trung ương) cho biết, dấu hiệu đặc trưng rất dễ nhận biết của bệnh tay - chân - miệng là sốt (sốt nhẹ, hoặc sốt cao). Khi trẻ sốt cao không thể hạ là dấu hiệu cảnh báo bệnh nặng. Trẻ cũng gặp tổn thương ở da, bị rát đỏ, mụn nước ở các vị trí đặc biệt như: Họng, quanh miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, đầu gối…

Theo BS Đỗ Thiện Hải, khi phát hiện trẻ mắc bệnh tay - chân - miệng, gia đình nên đưa con đến khám tại các cơ sở y tế, đặc biệt là tại chuyên khoa truyền nhiễm trẻ em để được tư vấn kỹ hơn về cách chăm sóc, cách phát hiện triệu chứng nặng để có thể đưa trẻ đến y tế kịp thời, tránh hậu quả đáng tiếc.

Không phải trường hợp mắc tay - chân - miệng nào cũng cần phải nhập viện điều trị. Nếu bệnh nhẹ, trẻ có thể chăm sóc tại nhà, trong trường hợp trẻ có tổn thương ở da đi kèm hoặc không kèm sốt. Tuy nhiên, người chăm trẻ phải được hướng dẫn đầy đủ về cách chăm sóc bệnh nhi, cách phát hiện sớm các triệu chứng nặng để đưa trẻ đến cơ sở y tế kịp thời khi cần. Ưu điểm của việc chăm bệnh nhi tại nhà là trẻ được hưởng điều kiện vệ sinh tốt hơn, môi trường xung quanh sạch sẽ và đặc biệt là giảm được nguy cơ bội nhiễm vi khuẩn, đặc biệt là các vi khuẩn kháng nhiều loại kháng sinh.

Khi trẻ có những biểu hiện: Sốt cao liên tục không thể hạ được; mệt mỏi không chơi, ngủ nhiều, lơ mơ, ngủ gà…; giật mình (dấu hiệu của tình trạng nhiễm độc thần kinh); vã mồ hôi, lạnh toàn thân hoặc khu trú ở tay, chân; khó thở (có thể là biểu hiện của tình trạng suy tim, rối loạn huyết động…), thở nhanh, thở bất thường: Ngưng thở, thở nông, rút lõm ngực, khò khè…; run chi, run người, ngồi không vững, đi loạng choạng… cần nhập viện ngay vì lúc này trẻ đã bị nặng.

Do chưa có vaccine phòng bệnh nên Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) khuyến cáo người dân và cộng đồng cần:

- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày;

- Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống: Ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống;

- Thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường;

- Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh;

- Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh...

- Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh, cần đưa trẻ đi khám hoặc thông báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất.

Thu Nguyên

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau

Y tế - 14 giờ trước

GĐXH - Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc u phì đại tiền liệt tuyến (khoảng 40g) bằng liệu pháp vi nhiệt tạo hơi nước (Rezum).

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis

Sống khỏe - 1 ngày trước

Ngày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Sống khỏe - 1 ngày trước

Mô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Vừa qua, Viện Đông y Việt Nam phối hợp với các chuyên gia vừa tổ chức Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam.

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?

Y tế - 1 ngày trước

Cơ quan BHXH thực hiện thay đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh BHYT ban đầu của người tham gia trên cơ sở dữ liệu thẻ BHYT. Trường hợp thông tin trên thẻ BHYT bản giấy và bản điện tử khác nhau thì thực hiện theo thông tin trên thẻ BHYT điện tử.

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm

Y tế - 2 ngày trước

Bộ Y tế yêu cầu khẩn trương điều tra, xác minh nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm, cảnh báo cộng đồng

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Cả 6 người sau khi uống cùng 1 loại rượu trái cây đều có biểu hiện đau bụng, nôn ói thậm chí lơ mơ…

Cứu sống du khách nước ngoài bị nhồi máu cơ tim cấp khi đang đi bộ

Cứu sống du khách nước ngoài bị nhồi máu cơ tim cấp khi đang đi bộ

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng nguy kịch, huyết áp tụt, suy hô hấp nặng phải đặt ống nội khí quản, thở máy xâm nhập.

Chủ quan với đau răng, người đàn ông bị sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng

Chủ quan với đau răng, người đàn ông bị sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Sau khi tự uống thuốc giảm đau và kháng sinh tại nhà để điều trị đau răng, bệnh nhân thấy tổn thương ngày càng lan rộng. Đến khi khối áp xe chèn ép đường thở, bệnh nhân mới đến viện điều trị.

Trường Đại học Y Dược ký thỏa thuận hợp tác với Bệnh viện Mắt Trung ương

Trường Đại học Y Dược ký thỏa thuận hợp tác với Bệnh viện Mắt Trung ương

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Trường ĐH Y Dược vừa ký kết thỏa thuận hợp tác với Bệnh viện mắt Trung ương. Đây là sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng trong mối quan hệ hợp tác giữa hai đơn vị.

Top